Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tầm quan trọng của vấn đề đạo đức trong nghiệp làm lãnh đạo

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 09 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong kinh doanh, uy tín là tất cả. Mọi người sẽ ghi nhớ nếu bạn làm sai hoặc thất hứa trong một thời gian dài và đạo đức cũng vậy. Lãnh đạo một tổ chức không có nghĩa là bạn được quyền lách luật hoặc làm sai. Sự thiếu đạo đức trong lãnh đạo sẽ dẫn tới sự sụp đổ của công ty. Vậy một người có đạo đức trong nghiệp làm lãnh đạo sẽ là người thế nào?

1. Định nghĩa: “Đạo đức trong nghiệp làm lãnh đạo là gì?”

Trước khi đi vào những quy chuẩn về đạo đức của một nhà lĩnh đạo, hãy bắt đầu bằng việc làm rõ các định nghĩa

Theo từ điển Oxford thì “Đạo đức” là các nguyên tắc quản lý hành vi, cư xử của một con người trong việc thực hiện hành động

Như vậy, tinh thần đạo đức trong lãnh đạo có nghĩa là cư xử theo các nguyên tắc đạo đức đã được đề ra trong kinh doanh và trong việc đưa ra các quyết định hàng ngày. Và để đơn giản hơn thì bạn có thể hiểu nó có nghĩa là những việc làm đúng đắn

Sự phức tạp sẽ đến từ nguyên tắc đạo đức không phải lúc nào cũng được mọi người công nhận. Có thể ăn trộm, giết người là thiếu đạo đức tuy nhiên trong những vấn đề khác như việc thử nghiệm trên cơ thể động vật, các quan điểm về văn hoá, tôn giáo thì không chắc rằng ai cũng sẽ đồng thuận đó là việc làm nên được loại trừ.

đạo đức lãnh đạo

Đôi khi, nguyên tắc đạo đức sẽ mâu thuẫn với cái khác. Chẳng hạn như việc tự do ngôn luận được công ty chú trọng nhưng các nhân viên của bạn dùng quyền tự do đó để lạm dụng người khác thì sẽ thế nào?

Tuy nhiên, hiện nay việc lãnh đạo và giá trị đạo đức không phải lúc nào cũng đi với nhau. Theo thống kê của một học viện lãnh đạo và quản lý thì 9% từng bị yêu cầu phải phạm luật; 43% từng bị yêu cầu cư xử vi phạm giá trị doanh nghiệp và 63% bị yêu cầu làm điều trái ngược với quy tắc đạo đức của họ.

Như vậy, có thể thấy các lãnh đạo đa số đều đã từng có những hành động trái với đạo đức ít nhất 1 lần trong công việc.

2. Lợi ích của việc lãnh đạo có đạo đức

Sự sa sút về đạo đức có thể dẫn đến những hậu quả như mất uy tín hoặc công ty sụp đổ dẫu cho quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Trên nhiều vụ bê bối doanh nghiệp khác nhau trong năm, mọi sai lầm rõ ràng là có thể tránh được nếu lãnh đạo quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp và các nhà quản lý dám đặt những câu hỏi về hành vi sai lầm trước khi nó leo thang

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh thần lãnh đạo có đạo đức sẽ khiến năng suất lao động của nhân viên được tích cực hơn. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng việc lãnh đạo có đạo đức khiến nhân viên ít nghỉ việc, mang đến doanh thu nhiều hơn. Suy cho cùng đây không những là việc đạt mục tiêu kinh doanh mà còn là một lợi ích đáng kể của đạo đức trong nghiệp làm lãnh đạo.

Từ những việc nhỏ nhặt như nhân viên ít bỏ túi (lấy cắp) văn phòng phẩm hay những câu chuyện cư xử đúng đắn với khách hàng, ra quyết định dựa trên lợi ích lâu dài mang lại cho công ty, thay vì lựa chọn quyết định theo lợi ích cá nhân,.. Những việc đó sẽ tạo ra một văn hoá, thôi thúc và cổ vũ con người làm những việc theo đúng đạo lý.

Việc làm quản lý giám sát

đạo đức lãnh đạo

3. Làm thế nào tạo ra văn hoá có đạo đức

Trong khi các tiêu chuẩn đạo đức bị hạ thấp bởi một số doanh nghiệp thì lại có những nhà lãnh đạo tiếp tục nâng cao và truyền cảm hứng cho nhân viên làm theo họ. Các nhà lãnh đạo này đã làm những việc “đúng người – đúng thời điểm”. Họ đã đặt đạo đức trên cả mục tiêu về lợi nhuận và kết quả là họ có được những đội ngũ nhân sự sẵn sàng chinh phục mục tiêu kinh doanh. Vậy tại sao họ lại làm được như vậy? Làm thế nào để duy trì đạo đức trong nghiệp làm lãnh đạo?

3.1. Xác định giá trị tổ chức và cá nhân

Để dẫn dắt nhân viên một cách trọn vẹn thì bạn phải trở thành một ví dụ, tấm gương cho những người cấp dưới. Để bắt đầu điều này thì trước hết bạn phải hiểu được giá trị của mình và tổ chức

Công ty sẽ luôn có những quy định rõ ràng và phương thức hành động đúng đắn. Nếu quy tắc của công ty không nói rằng bạn phải công bằng với tất cả mọi người tuy nhiên với bạn việc công bằng là rất quan trọng thì đương nhiên bạn cũng sẽ công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo thì giá trị cá nhân của họ cũng là yếu tố quyết định. Hãy đặt một số câu hỏi như sau

- Tiêu chuẩn về hành vi nào là quan trọng nhất so với công ty của tôi

- Tôi ngưỡng mộ lãnh đạo nào? Tôi có những giá trị bên trong giống như nhà lãnh đạo đó không?

- Khi bị đặt vào thế bất lợi thì tôi có thể vẫn sẽ sống bằng những giá trị đó hay không?

Người tìm việc

3.2. Tạo tiếng nói chung trong công ty

Biết đến giá trị cốt lõi của công ty thì bạn cũng có thể thiết lập tiếng nói chung giữa các nhân viên. Bạn phải là người làm, chứ không phải chỉ nói. Hãy thể hiện cho đội nhóm của bạn những gì bạn quan tâm. Nếu như công ty của bạn tôn trọng quyền tự do ngôn luận thì hãy để nhân viên của bạn truyền đạt và đưa ra các ý tưởng một cách công khai.

Tiếp theo, bạn cần thiết lập hình phạt của mình với những đối tượng không trung thực, không tuân theo các giá trị doanh nghiệp. Nếu một người nhân viên liên tục đi muộn mà không bị phạt thì đó sẽ được coi là một tấm gương xấu. Đồng thời, phạt cũng phải đi đôi với khen thưởng, hãy thiết lập phần thưởng cho nhân viên luôn làm việc theo giá trị cốt lõi của công ty.

Để truyền đạt những giá trị này bạn có thể dùng cách kể chuyện. Nếu nhân viên hay khách hàng của bạn đã từng hành động có đạo đức trong tình huống khó khăn thì hãy kể câu chuyện của họ cho nhân viên bạn nghe. Bằng cách này, bạn đã gián tiếp lan truyền tầm quan trọng các giá trị với bản thân và tổ chức

3.3. Nhận thức khách quan về tình trạng khó xử trong đạo đức

Nếu bạn đang ở trong một cuộc họp với các giám đốc mà bạn nhận ra đồng nghiệp đã thay đổi những con số trong báo cáo, bạn nhận ra rằng người đó đang phóng đại kết quả của nhóm. Bạn sẽ làm gì? Người đó là một người rất thân thiết với bạn. Liệu bạn có ủng hộ anh ta hay sẽ nói sự thật với giám đốc điều hành?

Những lúc phải lựa chọn như vậy không hiểm trong quá trình làm lãnh đạo. Và đã là lựa chọn thì lựa chọn nào cũng khó khăn cả. Tình trạng khó xử vì đạo đức không phải là điều hiển nhiên, tuỳ từng người sẽ ẩn dấu theo cách khó phát hiện  nhất

Để xử lý tình huống này thì một người lãnh đạo nên nghe theo “con tim” hay “lý trí” ?

- Xác định tình huống kích hoạt: Có những tình huống sẽ mang lại sự  khó xử về mặt đạo đức, như mua bán, thuê, quảng cáo, sa thải, tính toán tiền thưởng. Bằng cách nhận thức khi nào tình huống có thể xảy ra thì bạn có thể dành thời gian suy nghĩ trước khi ra quyết định

- Chuẩn bị trước: Hãy tưởng tượng tình huống đó sẽ xảy ra. Việc đặt mình vào những tình huống tưởng tượng này sẽ giúp bạn hiểu được cảm xúc và ra quyết định nếu tình huống đó xảy ra ngoài đời. Cuộc sống thực bạn sẽ chỉ có vài giây để ra quyết định song lại không thể tưởng được mọi tình huống khó xử về đạo đức có thể xảy ra. Bài tập chuẩn bị trước này sẽ giúp bạn biết giá trị của mình

- Lắng nghe “tiếng nói” của trái tim: Khi có điều gì xảy ra không đúng lương tâm của bạn sẽ mách bảo một cảm giác khó chịu. Khi đó hãy dừng lại và suy nghĩ mọi thứ một cách hợp lý nhất

- Đánh giá quyết định trước khi hành động: Nếu bạn phải đưa ra quyết định trong một tình huống khó khăn thì hãy tự hỏi mình sẽ cảm thấy thế nào nếu hành động ấy nằm trong bản tin, thông báo của công ty hoặc tin tức buổi tối cho mọi người. Bạn cảm thấy tự hào hay xấu hổ? Hãy xem lại quyết định của mình một cách đúng đắn nhất

Kiếm việc làm

đạo đức lãnh đạo

3.4. Nghi ngờ

Đôi khi bạn sẽ đưa được những quyết định nhưng sau đó bạn lại tự hỏi bản thân liệu như thế là đúng hay chưa. Bạn có thể sẽ không thoải mái nhưng tình huống này giúp bạn tin tưởng vào giá trị của bản thân. Lời khuyên cho bạn là hãy lo lắng đi nhưng phải nhìn và đánh giá sự việc một cách khách quan logic về tình hình nhất.

Thật khó để quên đi những hậu quả do gian lận đạo đức trong nghiệp làm lãnh đạo. Đừng xuất hiện như một kẻ phạm tội mà hãy xuất hiện như một ngôi sao. Bạn là một nhà lãnh đạo có tinh thần làm việc theo đạo đức, hãy nhớ lấy!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý