Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Dấu hiệu bạn đang làm việc quá sức, tác hại và cách khắc phục

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Làm việc quá sức là kết quả sau khi bạn liên tục làm số lượng công việc nhiều với thời gian dày đặc, kéo dài. Bất kể một việc làm nào đó khi làm quá sức cho thấy bạn là một nhân viên chăm chỉ nhưng nó lại báo hiệu những hậu quả xấu tới sức khỏe của chúng ta. Đôi khi do bị cuốn vào công việc, bạn không hề biết bản thân đã rơi vào trạng thái làm việc quá sức.

 

Tìm việc

1. Chia sẻ đôi điều về làm việc quá sức

23 tuổi tôi mới bắt đầu cảm nhận được áp lực của người trưởng thành thật sự rất lớn, tôi mới hiểu rằng thế nào làm làm việc quá sức và lúc ấy tôi mới bắt đầu nghĩ đến bố mẹ. Tôi tự đặt là cho mình câu hỏi “bố mẹ đã bao nhiêu lần làm việc quá sức?”

tâm sự về làm việc quá sức

Đừng bao giờ nghĩ chỉ bạn mới có áp lực, chỉ bạn mới có công việc và chỉ mình bạn mới cảm thấy mệt mỏi với công việc. Rất rất nhiều người cũng có công việc riêng, có áp lực riêng trong cuộc sống. Khi bản thân rơi vào tình trạng quá tải công việc chúng ta sẽ giống như một quả bóng bay khi bơm căng quá sẽ bị nổ.

Nhiều khi chúng ta bị quấn vào vòng xoáy công việc mà không hề biết. Thật nguy hiểm khi bản thân ta lại không nhận ra điều đó và cứ để công việc làm chủ cuộc sống của mình. Cho đến khi nhận ra được điều đó thì bản thân đã rơi vào tình trạng giống một cái máy cũ kĩ không dầu nhớt, không hoạt động được.

Người ta nói tuổi trẻ nồng nhiệt, tuổi trẻ là sống hết mình vì công việc. Mặc nhiên theo một lẽ nào đó câu nói đó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của tôi và cũng đã khiến riêng bản thân tôi từng rơi vào trạng thái “làm việc quá sức”. Quả thật là rất khó để nhận ra được điều này vì nó không hiện hữu ra bên ngoài, cho đến khi bạn bè xung quanh nhắc nhở về tính tình của tôi thì tôi mới biết, à thì ra mình đã trở thành “cái máy không dầu nhớt”.

Khi bạn trở thành cái máy hư hỏng sẽ không còn hoạt động hiệu quả nữa, thậm chí có thể bị xa thải vì không còn tác dụng. Có câu nói về sức khỏe mà tôi rất tâm đắc như thế này “chỉ vì bạn không ốm không có nghĩa là bạn khỏe mạnh” làm việc quá sức sẽ khiến cơ thể của chúng ta bị cạn kiệt năng lượng, dẫn đến tình trạng suy giảm về sức khỏe mà bạn cũng khó nhận ra được.

Hoạt động, đóng góp, hoặc theo đuổi đam mê bất kỳ, nhưng xin hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn nhé. Đừng để bản thân rơi vào tình trạng làm việc quá sức.

2. Dấu hiệu nhận biết bạn rơi vào tình trạng làm việc quá sức

Việc làm nhân viên hành chính văn phòng nói riêng và các công việc khác nói chung đều có những áp lực vô hình trong công việc do đó không ít người gặp tình trạng kiệt sức nhưng chúng ta lại không biết mình đang trong tình trạng này để cải thiện và nghỉ ngơi. Vậy nên chúng ta hãy cùng xem những biểu hiện của việc chúng ta làm việc quá sức và bị kiệt sức bạn nhé!

dấu hiệu bạn rơi vào tình trạng làm việc quá sức

2.1. Dễ bực bội với những hành động cử chỉ của đồng nghiệp

Bỗng nhiên thời gian này bạn cảm thấy khó chịu với mọi thứ diễn ra xung quanh bạn tại môi trường làm việc. Thái độ tiêu cực đó thường được thể hiện rõ nhất với đồng nghiệp khi họ tới gần bạn, nói gì đó với bạn. Ngay cả khi đó chỉ là những lời nói bông đùa cũng sẽ khiến cho bạn trở nên khó chịu. Điều này có thể không nhất thiết là biểu hiện của sự thay đổi trong hành vi, mà có thể do bạn đang trải qua căng thẳng nặng.

2.2. Đi làm sớm nhưng muốn về muộn

Nếu như dạo gần đây bạn không còn thấy cảm giác khoan khoái, háo hức mỗi buổi sáng dậy thật sớm để đi làm. Nếu như mỗi khi thức dậy, bạn chỉ muốn được ngủ thêm chút nữa và muốn nghỉ buổi làm hôm đó để ngủ thì đó hẳn là lúc bạn đang chịu áp lực nào đó. Đây là dấu hiệu làm việc quá sức tiếp theo mà bạn sẽ gặp. Chắc chắn với trạng thái đầu ngày như vậy thì chắc chắn buổi sáng bạn sẽ làm việc trong tinh thần uể oải, mất tập trung. Chỉ sau giờ nghỉ trưa, công việc chủ yếu của bạn chính là ngồi đếm thời gian để hết ngày. Thật sự tồi tệ nếu ngày làm việc nào của bạn cũng trôi qua như vậy.Đây là những nguyên nhân khiến bạn không đạt năng suất trong công việc

2.3. Thiếu hụt sự nhiệt tình trong công việc

Trước đây, bạn là một người năng động trong công việc, luôn có những ý tưởng sáng tạo. Nhưng bây giờ bạn đang là một “quả tạ”của team vì thiếu hụt năng lượng để làm việc, không còn nhiệt tình, cũng không có bất kì ý tưởng mới nào. Nếu bạn làm ở phòng ý tưởng thì đây quả thật là rất nghiêm trọng.

Lúc này bạn sẽ cảm thấy mình giống một chiếc điện thoại hết pin nhưng sạc thì lại không vào.

2.4. Cơ thể uể oải, thiếu sức sống

Mặc dù đã được ngủ trọn vẹn một đêm dài nhưng khi thức dậy bạn cảm thấy uể oải, và muốn chìm vào giấc ngủ ngày. Trong giờ làm việc vẫn “mắt nhắm mắt mở”, cơ thể mất đi sức sống. có thể không phải vì bạn ốm mà do quá mệt mỏi với khối lượng công việc quá sức. Điều này cực kỳ hại với sức khỏe cũng như chất lượng, hiệu quả công việc.

Uể oải là tình trạng thường thấy của hầu hết mọi người, khi bạn đi làm với một tinh thần uể oải thì không những bạn cảm thấy chán nản mà còn những đồng nghiệp của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tinh thần đó của bạn.

Dấu hiệu làm việc quá sức này thường được bắt gặp ở những người làm công việc liên quan đến thiết kế, IT,... Nhưng nếu tìm được công việc bạn yêu thích, thì điều này sẽ có tần xuất xuất hiện ít hơn rất nhiều. Chính vì thế, nếu bạn muốn tìm một việc làm thiết kế web tại Hồ Chí Minh phù hợp nhất, đúng với đam mê và sở thích của mình thì hãy nhanh tay truy cập tại đây và ứng tuyển trên Timviec365.vn để tìm được vị trí thích hợp nhất.

Hiện nay giới trẻ đang rơi vào tình trạng báo động vì hầu hết đều mắc căn bệnh stress. Nhiều người bị stress nặng dẫn đến tự tử để giải thoát cho bản thân. Căn bệnh này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân là làm việc quá sức, các bạn có biết  mỗi ngày có bao nhiêu em học sinh tự tử vì áp lực học tập lớn, các bạn có biết có bao nhiêu người mắc căn bệnh trầm cảm ảnh hưởng nặng đến thần kinh chỉ vì áp lực công việc lớn.

Tôi tin chắc, những bạn trẻ đang lao mình vào công việc giống như con thiêu thân sẽ không biết được hoặc đang làm lơ đi những tác hại không nhỏ của làm việc quá sức. Hãy cùng tôi tìm hiểu xem, khi làm việc quá sức thì bạn sẽ gặp những nguy cơ gì và tác hại gì

Việc làm cơ khí - chế tạo

3. Tác hại của làm việc quá sức

những tác hại của làm việc quá sức

- Mắc bênh về trầm cảm: Trầm cảm là căn bệnh được xếp vào top những căn bệnh nguy hiểm. Mặc dù nó không có những biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài, cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe luôn tại thời điểm đó. Căn bệnh này nó âm ỉ trong người bạn khiến bạn không muốn giao tiếp nhiều với mọi người xung quanh, làm cho tâm trạng mệt mỏi, buồn bã. Ở những mức độ khác nhau mà bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau, nhiều người bị stress nặng có thể dẫn đến bị tâm thần thậm chí là tự tử.

Theo số liệu điều tra cho thấy có đến 80% người trên thế giới rơi vào bệnh trầm cảm, căn bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Hiện tại, không có thuốc chữa trị cho bệnh trầm cảm mà chỉ áp dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với việc sử dụng thuốc để điều trị.

- Gây căng thẳng, mất ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Làm thêm giờ chỉ tăng năng suất công việc chứ không tăng hiệu suất công việc, do vậy khi cố tình làm thêm giờ chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và áp lực, về lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh về tim mạch, phổi, xương khớp.

- Mất tinh thần làm việc, làm việc không được năng suất và hiệu quả

- Trái tim mệt mỏi

- Tăng cân: Khi bạn rơi vào tình trạng làm việc quá sức sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động rối loại, ăn uống thất thường và có thể dẫn đến tình trạng tăng cân đột biên.

- Xuống nhan sắc: Đây chắc chắn là điều mà nhiều chị em quan tâm đến. Khi làm việc quá sức sẽ khiến cho làn da của bạn bị sạm và nổi những “em mụn” vô cùng đáng ghét.

Với những tác hại của làm việc quá sức ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và công việc của bạn, quan tâm đến vấn đề đó, chúng tôi sẽ mật bí giúp bạn những bí quyết để khắc phục

4. Bí quyết để khắc phục tình trạng làm việc quá sức

4.1. Giảm bớt lượng công việc

Điều đầu tiên để khắc phục được tình trạng làm việc quá sức thì chúng ta phải giảm bớt lượng công việc hàng ngày lại, không nên đem việc về nhà và không kham việc. Chính công việc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi của bạn, vậy thì hãy dẹp chúng ra khỏi một bên để đầu óc được nghỉ ngơi và thư giãn.

Để giảm bớt được công việc dồn lên cùng một lúc thì bạn hãy sắp xếp cho mình một lịch làm việc chuyên nghiệp. Giờ nào việc đó như vậy bạn sẽ đạt hiệu quả công việc cao và không bị công việc dồn ép cùng một lúc.

Nếu không phải nhiệm vụ, không phải công việc mình được phân công thì không nên kham vào người. Đừng làm người quá tốt bụng mà hãy làm người đúng bổn phận trách nhiệm. Điều đó sẽ làm cho bạn cảm thấy không mệt mỏi, không áp lực.

bí quyết khắc phục tình trạng làm việc quá sức

4.2. Ăn uống đầy đủ, bổ sung các dưỡng chất

Đối với người đang bị mệt mỏi quá sức về công việc thì cần bổ sung cho cơ thể nhiều nước, ăn những loại rau củ bổ sung nhiều vitamin để cơ thể bạn đủ dưỡng chất trao đổi trong một ngày.

Một điều nhỏ mách bạn nữa là, nếu lượng công việc quá lớn, bắt buộc bạn phải thức khuya để làm việc thì hãy uống nhiều nước lọc, nước lọc sẽ giúp cơ thể duy trì đủ nước, hạn chế tình trạng mệt mỏi vào sáng hôm sau. Cơ thể chúng ta 70% là nước, do vậy uống đủ 2 lít nước trong ngày sẽ hạn chế được những mệt mỏi cho bạn và đặc biệt an toàn và tốt với làn da của bạn.

4.3. Nghỉ ngơi thư giãn

Có rất nhiều cách để nghỉ ngơi thư giãn hiệu quả, mỗi người chọn cho mình những cách khác nhau phù hợp với bản thân nhất. Nghỉ ngơi, là phần thưởng lớn nhất dành cho cơ thể bạn mỗi khi mệt mỏi. Các bạn đừng xem thường việc nghỉ ngơi. Tại sao Nhật Bản lại tăng số giờ nghỉ phép cho công nhân, Pháp lại cấm người lao động làm việc sau 18h tối, google lại có chính sách cho phép nhân viên tặng nghỉ phép cho nhau, hay vô vàn những cách thức khác nhau của người chủ lao động để cho nhân viên của họ được nghỉ ngơi đúng cách và đầy đủ.

Không phải chỉ đơn giản là họ muốn có những chính sách tốt nhất dành cho người lao động mà mục đích chính của họ là đạt năng suất lao động cao, vì họ hiểu được rằng chỉ có nghỉ ngơi thư giãn thì mới có hiệu quả công việc cao nhất. Đặc biệt với các ngành nghề thiên về nghệ thuật họ quan trọng chất lượng tác phẩm hơn.

Sau mỗi buổi làm việc bạn có thể nghe một bản nhạc, đắp một chiếc mặt nạ, vừa có thể làm đẹp lại vừa có thể thư giãn, hay chỉ đơn giản điều bạn cần là ngồi lướt facebook hay là có một giấc ngủ thật ngon.

Việc làm truyền thông

4.4. Tập thể dục nhiều hơn

Bạn có biết hiện nay chỉ số lười của con người đạt ở ngưỡng cao đặc biệt là giới trẻ. Bạn sẽ không thể biết hết được những lợi ích hơn cả thuốc bổ mà thể dục mang lại cho chúng ta. Tập thể dục tốt cho cơ thể, đốt cháy lượng calo cần thiết trong ngày, tập thể dục tốt cho bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần.

Đối với những người nhiều việc, bận bịu không có thời gian tập nhiều giờ trong ngày, họ chỉ cần bỏ ra 10 phút tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Dù chỉ vận động 10 phút mỗi ngày, bạn cũng nhận được nhiều lợi ích đến với sức khỏe của bạn.

Tuổi trẻ là cống hiến là sống với đam mê, nhưng hãy là một người làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả chứ đừng để bản thân bạn rơi vào tình trạng làm việc quá sức.

Với bài viết trên đây, tôi tin chắc bạn có thể nhận ra được mình có đang làm việc quá sức hay không? Nếu bạn đang trong tình trạng này thì hãy nghỉ ngơi thư giãn ngay bạn nhé! Đừng để công việc làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của mình.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;