Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Dịch thuật là gì? Sàn đấu ngôn từ hay trò chơi trí tuệ ngoại ngữ

Tác giả: Phạm Thu Phương

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Dịch thuật được hiểu một cách đơn giản như là một công cụ hữu hiệu để mã hóa ngôn ngữ từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích một cách rõ ràng dễ hiểu một cách tương đương nhau về nghĩa. Bằng sự diễn đạt bằng lời nói – phiên dịch, hay bằng câu chữ - biên dịch. Dịch thuật nói chung được so sánh như việc tham gia một sàn đấu ngôn từ hay đôi khi dịch thuật cũng giống như một trò chơi mà trong đó người truyền đạt (diễn giả) là người tung còn người dịch thuật là người hứng.

 

1. Dịch thuật là gì?

Từ khái niệm – lý thuyết đến thực tế trong công việc thì ta có thể hiểu một cách đơn giản dịch thuật là một công việc liên quan trực tiếp đến ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ là một phương tiện hữu dụng trong việc giao tiếp giữa con người với con người một cách hiệu quả hơn. Hay hiểu một cách trực tiếp dịch thuật là việc luận giải ngôn ngữ trong một đoạn văn, một cuộc đàm phán, hay một buổi thuyết trình, hội nghị từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích với nội dung là ý nghĩa tương đương. Dịch thuật là cầu nối trong ngôn ngữ giúp con người có sự kết nối và từ đó làm việc một cách hiệu quả hơn.

Dịch thuật là gì?
Dịch thuật là gì?

Dịch thuật có từ lâu ngay từ khi các ngôn ngữ cổ đại được ra đời làm tiền đề cho các loại ngôn ngữ khác. Một sự thật cho thấy kinh thành là một trong những sản phẩm dịch thuật đầu tiên kể từ khi ngôn ngữ ra đời và tôn giáo được hình thành đặc biệt là thiên chúa giáo hay kitô giáo.

2. Các loại hình thức dịch thuật

Để trở thành một dịch thuật viên chuyên nghiệp thì đòi hỏi các kỹ năng chuyên môn về ngôn ngữ ở mức độ cao đặc biệt là đối với 4 kỹ năng: nghe nói đọc viết. Từ những kỹ năng trong ngôn ngữ nêu trên ta co thể phân chia dịch thuật ra làm hai loại chính:

- Dịch nói – phiên dịch

- Dịch viết – biên dịch.

Các loại hình thức dịch thuật
Các loại hình thức dịch thuật

Cả hai loại hình dịch thuật này đều có những yếu tố giống và khác nhau, đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cũng khác nhau. Và cùng có một điểm chung lớn nhất là đều phải sử dụng ngoại ngữ và ngôn ngữ nguồn một cách chuẩn xác và hiểu rõ ý nghĩa của câu từ một cách chính xác nhất. Chính vì thế mà có thế ví người làm dịch thuật như một “nghệ sĩ hậu phương” những người mà sử dụng cả tài năng, kĩ năng cà cả trí tuệ trong một sàn đấu ngôn ngữ nơi, một cuộc chơi đầy thú vị mà cũng cam go cho cả “người tung” và “người hứng”.

2.1. Dịch thuật – phiên dịch là một công việc như thế nào?

Nhắc đến phiên dịch lại cần phải quay lại thời gian từ xa xưa khi mà lúc đó con người hình thành và phát triển cùng với sự tiến hóa dần dần theo thời gian. Một thực tế cho thấy ngôn ngữ đã ra đời từ khi có sự xuất hiện của loài người nhưng nó có sự thay đổi nhất định về cách thức thể hiện .Ngôn ngữ nói được ra đời sớm hơn vì thế mà phiên dịch - dịch nói cũng là một loại hình phiên dịch có từ lâu đời, ra đời sớm hơn cả dịch viết - biên dịch. Bởi vì khi nền văn minh trong đời sống xã hội được nâng cao thì đó cũng là lúc chữ viết được ra đời, nhưng vào thời khắc muộn hơn so với ngôn ngữ nói.

Dịch thuật – phiên dịch là một công việc như thế nào?
Dịch thuật – phiên dịch là một công việc như thế nào?

Ngôn ngữ nói đã ra đời cách đây 200.000 năm nhưng ngôn ngữ viết mới chỉ ra đời cách đây 7000 năm. Điều này chính là bằng chứng cụ thể cho sự ra đời sớm hơn của ngành dịch thuật phiên dịch. Ngày quốc tế dịch thuật được lấy từ ngày của một người được cho là “tổ nghề” trong lĩnh vực này đó chính là thánh Giêrônimô vào ngày 30/9 hàng năm. Và tiếp nối cho sự phát triển của của ngành dịch thuật đó chính là sự ra đời của hiệp hội quốc tế dịch thuật (FIT) 1953. Đã là một sự phát triển vượt bậc trong ngành dịch thuật nói chung.

2.1.1. Các kỹ năng đòi hỏi ở một người phiên dịch

Việc sử dụng thành thạo 4 kỹ năng là điều vô cùng cần thiết đặc biệt là trong cuộc việc sử dụng đến ngôn ngữ. Nhưng đối với phiên dịch hai kỹ năng nghe – nói để hiểu và phản xạ một cách linh hoạt trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin một cách nhanh chóng là điều vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó, một người phiên dịch tốt là người luôn rèn luyện cho mình khả năng tư duy logic, khả năng ghi nhớ nhanh và lâu. Tưởng chừng như công việc này có vẻ dễ dàng rằng chỉ cần dịch một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia. Thế nhưng, hãy thử tưởng tượng khi người phát ngôn một câu rất dài với nội dung không được rõ ràng thoát ý thì việc của người phiên dịch ở đây là gì?

Các kỹ năng đòi hỏi ở một người phiên dịch
Các kỹ năng đòi hỏi ở một người phiên dịch

Thứ nhất họ phải có kỹ năng ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng và tiếp sau đó là sử dụng kĩ năng tư duy logic bằng việc mã hóa, giải nghĩa ngôn ngữ đó từ ngôn ngữ của người nói sang ngôn ngữ nguồn và truyền đạt đến người nghe bằng nội dung dễ hiểu nhất có thể. 

Để đạt được mục đích trong giao tiếp và thực hiện tốt chức năng của người phiên dịch là truyền đạt thông tin và kết nối người nói với người nghe và làm cho cả hai bên có sự hiểu lẫn nhau hơn. Đó chính là kỹ năng thứ hai, tư duy logic và ghi nhớ thông tin.

Kỹ năng thứ ba, kỹ năng “take note” nếu một thông tin quá dài mà bạn không thể nhớ được hết trong một thời gian ngắn thì đây là một kĩ năng vô cùng cần thiết trong quá trình phiên dịch. Đòi hỏi kỹ năng nghe – nói ở mức độ cao. Ghi lại những từ khóa chính trong một câu nói mà người nói muốn truyền đạt. tất nhiên thông tin được ghi chú lại phải có sự chính xác và liên kết chặt chẽ về thông tin được tiếp nhận và thông tin truyền đạt phải khớp nhau về mặt nội dung. Take note – ghi lại những ý chính một cách nhanh chóng, chính xác là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong phiên dịch.

Các kỹ năng đòi hỏi ở một người phiên dịch
Các kỹ năng đòi hỏi ở một người phiên dịch

Kỹ năng phản xạ nhanh trong dịch thuật là điều tuyệt đối quan trọng khác với biên dịch bạn có thể làm trong một khoảng thời gian dài – ngắn khác nhau. Nhưng đối với phiên dịch bạn phải giải mã ngôn ngữ và truyền đạt thông tin ngay khi tiếp nhận được thông tin đó từ người nói. Chính vì vậy việc rèn luyện kỹ năng phản xạ là việc phải làm hằng ngày đối với một thông dịch viên chuyên nghiệp .

2.1.2. Vậy có những loại hình phiên dịch nào?

Có 4 loại hình phiên dịch được sử dụng rất phổ biến hiện nay như:

- Dịch đuổi là một loại hình phiên dịch mà ở đó người phiên dịch sẽ dịch ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích ngay sau khi người nói truyền đạt xong câu nói và nội dung của mình. Điểm đặc biệt trong hình thức phiên dịch này đó chính là tốc độ xử lý thông tin chậm hơn khi người nói nói xong nội dung cần truyền đạt họ sẽ ngừng lại để cho người phiên dịch thực hiện công việc của mình đó chính là giải trình và truyền đạt lại thông tin cho một nhóm người. dịch đuổi  thường được xảy ra trong một lớp học hay trong một phòng họp có các đối tác nước ngoài với một số lượng người tiếp nhận thông tin nhỏ.

- Dịch song song hay dịch cabin là một trong những hình thức cao nhất và đòi hỏi ở người phiên dịch phải hội tụ đầy đủ các yếu tố của một người phiên dịch chuyên nghiệp. cụ thể họ sẽ được ngồi trong cabin và được cung cấp tài liệu trước để chuẩn bị. công việc của dịch song song đó chính là dịch lại thông tin của người nói một cách chính xác, nhanh chóng, đầy đủ ngay lập tức ngay sau khi người nói truyền đạt thông tin của họ một cách liên tục, phải đảm bảo tốc độ địch giữa người truyền đạt và thông tin và quá trình dịch thông tin là như nhau hoặc có thể chậm hơn vài giây.

Đây là một công việc rất tốn sức và chất xám, đòi hỏi ử người phiên dịch một khả năng tập trung cao độ, phản xạ nhanh, ghi nhớ lâu, truyền đạt mạch lạc – rõ ý, nghe chuẩn phát âm đúng và đặc biệt là nắm bắt ý chính của nội dung truyền đạt một cách nhanh chóng.

Vậy có những loại hình phiên dịch nào?
Vậy có những loại hình phiên dịch nào?

Dịch song song thường xảy ra trong các hội nghị hội thảo trong một khán đài lớn dành cho những sự kiện quan trọng.

- Dịch tiếp sức là một cũng tương tự như dịch song song hay dịch ca bin nhưng loại hình phiên dịch này đòi hỏi người dịch phải có một sức khỏe bền bỉ hơn. Bởi số lượng công việc và thông tin được truyền đạt sẽ nhiều hơn với nội dung với số lượng thông tin nhiều hơn. Công việc này thường xảy ra trong các buổi tọa đàm, cuộc họp quốc tế giữa các quốc gia với nhau.

-  Hình thức phiên dịch cuối cùng đó chính là dịch thấy – giống với hình thức dịch song song nhưng phục vụ cho các cuộc họp hay cuộc đàm phán với số ít người tham gia hơn. Nó có tính bảo mật cao khi đo người dịch thầm sẽ làm công việc dịch thầm vào bên cạnh người nghe nhằm giữ được thông tin quan trọng.

Từ những thông tin trên ta có thể thấy được một điều là người phiên dịch cũng giống như một nghệ sĩ nhưng là một người đứng sau để góp phần làm nên sự thành công cho người nói( diễn giả) từ đó cho thấy vai trò của người phiên dịch là vô cùng quan trọng trong bất kì thời kì nào.

Việc làm dịch thuật

2.2. Các kỹ năng đối với công việc biên dịch

Nếu thông dịch sử dụng nhiều hơn đến kỹ năng nghe nói và truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng thì biên dịch lại đòi hỏi hài kỹ năng chính là đó là đọc và viết.

2.2.1. Các kỹ năng cần thiết đối với một người biên dịch chuyên nghiệp

Biên dịch lại là một công việc đòi hỏi ở người làm biên dịch một tính cẩn thận tỉ mỉ cao trong công việc.

Kỹ năng về ngôn ngữ đòi người biên dịch phải dịch một cách chính xác nhất có thể để tạo nên được sự thống nhất mạch lạc trong văn bản. Chính vì thế mà công việc biên dịch là một công việc cũng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng:

Về mặt ngôn ngữ, đòi hỏi ở người phiên dịch một sự am hiểu sâu sắc về không chỉ nội dung  trong một văn bản hay một quyển sách mà còn cả về hình thức được biểu đạt nội dung đó như về mặt ngữ pháp của ngôn ngữ cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Để hiểu và áp dụng trong chính sản phẩm mà mình dịch ra một cách tốt  nhất. Am hiểu về văn hóa, nội dung của ngôn ngữ nguồn và từ đó biểu đạt nó lại bằng  ngôn ngữ đích một cách phù hợp nhất đối với văn phong, văn hóa trong ngôn ngữ đích.

Các kỹ năng đối với công việc biên dịch
Các kỹ năng đối với công việc biên dịch

Kỹ năng tìm hiểu thông tin và mã hóa thông tin, hiểu ngôn ngữ một cách sâu sắc để biểu đạt nó một cách chính xác về mặt nội dung hay nguồn gốc xuất xứ của từng từ ngữ trong nội dung đó.

Bên cạnh đó kỹ năng tra cứu thông tin là điều vô cùng quan trọng phiên dịch trọn câu từ của lời nói thì biên dịch đặc biệt trú trọng đến sự trau chuốt có tính thẩm mỹ cao trong văn bản. Thông tin được dịch ra không chỉ cần đúng đủ mà còn cần phải thật hay.

2.2.2. Các loại hình biên dịch phổ biến hiện nay

Với sự phát triển xã hooij như hiện nay có ngày càng nhiều các loại hình biên dịch khác nhau cụ thể ta có thể phân chia như sau:

- Biên dịch hợp đồng ( thường làm trong các công ty doanh nghiệp) về các lĩnh vực khác nhau như: lao động, kinh tế, kinh doanh,…

- Biên dịch chứng nhận, công chứng thường làm trong các văn phòng dịch thuật công chứng

- Biên dịch sách có rất nhiều các thể loại khác nhau như: truyện tranh, văn học, tiểu thuyết, văn hóa, lịch sử, kinh doanh, phát triển bản thân, làm giàu,…

- Biên dịch website: Là một công việc biên dịch khá nổi gần đây, khi các công ty về thương mại điện từ nổi lên và sự phát triển cần đến sự quảng bá rộng rãi của marketing thì việc đầu tư về mặt nội dung hướng đến một thị trường rộng lớn hơn đối với khách hàng là điều vô cùng cần thiết.

- Biên dịch kịch bản phim: Giải trí là một trong những nhu cầu cần thiết cho con người vì vậy để xem được những bộ phim đình đám nước ngoài và hiểu được nội dung của nó thì công việc biên dịch là điều vô cùng quan trọng trong lĩnh vực này.

Việc làm Biên - Phiên dịch tại Hà Nội

3. Dịch thuật liệu có bị xóa sổ trong tương lai

Trong thời đại máy móc công nghệ phát triển như hiện nay người e ngại khả năng lấn át của máy móc đối với công việc và nghề nghiệp của nhiều người. tuy nhiên một thực tế cho thấy con người là trung tâm của vũ trụ và làm chủ hành tinh này. Máy móc cũng là một sản phẩm nhân tạo do con người tạo ra mang hình thức nhân bản gần giống như con người. Và máy móc được tạo ra chính là để hỗ trợ trực tiếp đến công việc của con người chứ không thể thay thế hoàn toàn được con người. Từ đó ta có thể khẳng định vai trò quan trọng  của con người trong thời đại này.

Dịch thuật liệu có bị xóa sổ trong tương lai
Dịch thuật liệu có bị xóa sổ trong tương lai

Ngày càng nhiều nước trên thế giới có sự đầu tư và hợp tác phát triển đối với các nước có tiềm năng phát triển cao. Chính vì vậy mà cơ hội cho ngành dịch thuật càng rộng mở hơn. Nhưng cũng không vì thế mà chủ quan, lơ là trong việc rèn luyện để có được một trình độ chuyên môn và các kỹ năng cần thiết nhất đinh trên con đường dịch thuật.

Tìm việc làm

Nếu bạn là một người có khả năng và một niềm say mê đối với ngôn ngữ thì công việc dịch thuật quả là một lựa chọn đúng đắn. Qua bài viết này hy vọng mọi thắc mắc của mọi người cho câu hỏi: Dịch thuật là gì? Sàn đấu ngôn từ hay trò chơi trí tuệ ngoại ngữ bằng những thông tin cụ thể trong bài viết. Để từ đó cân nhắc kỹ lưỡng trong việc định hướng nghề nghiệp và chọn được một công việc phù hợp với bản thân sau này.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;