Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Guitarist là gì? Những thông tin về nghề chơi đàn ghita

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nếu là một người yêu âm nhạc, ắt hẳn chúng ta đều sẽ biết guitarist là gì? Nhưng những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp của guitarist thì chưa chắc bạn đã nắm rõ. Vậy nếu như mong muốn trở thành một guitarist thì nhất định bạn cần phải đọc bài viết của Bích Phượng sau đây. Tôi tin những thông tin được cung cấp chắc chắn sẽ rất hữu ích.

1. Guitarist là gì?

Một người chơi guitar là người chơi guitar. Từ này thuộc thể loại danh từ, nói về người chơi ghi ta. Nói như vậy chúng ta đã hiểu được guitarist là gì nhưng tôi tin chắc, rất nhiều bạn không chỉ muốn tìm hiểu những thông tin dừng lại ở đó, ít nhất họ muốn biết cụ thể hơn về loại nhạc cụ ghi ta trước khi đi sâu vào những vấn đề khác.

Guitarist là gì?
Guitarist là gì?

2. Tìm hiểu đôi nét về nhạc cụ Ghi ta (Guitar)

Ghi ta là một loại nhạc cụ vốn quá đỗi quen thuộc trong giới âm nhạc thế nhưng các bạn hẳn không hề biết rằng loại nhạc cụ này đã có hơn 5000 tuổi đúng không? Từ loại đàn cổ mà ghi ta được người Tây Ban Nha cải tiến trở thành dáng hình, đặc điểm như ngày nay. Với nguồn gốc xuất xứ như vậy cho nên Ghi ta còn có tên gọi khác là Tây Ban Cầm. Vậy qua nguồn thông tin này bạn có thể tự tin trả lời mỗi khi có ai đó hỏi nguồn gốc của ghi ta ở đâu rồi nhé.

Tìm hiểu đôi nét về nhạc cụ Ghi ta
Tìm hiểu đôi nét về nhạc cụ Ghi ta

Tính đến thời điểm hiện tại, đàn ghi ta có 6 dây, tuy nhiên, vẫn còn đó những dòng đàn có số lượng dây khác nhau như 4 dây, 7 dây, 8 dây, 10 dây và còn có cả loại đàn 1 dây. Về chức năng, ghi ta được sử dụng để phục vụ cho mục đích chơi nhạc bằng tay thông qua dây và phím đàn. Về phạm vi sử dụng, ghi ta có thể xuất hiện trong rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như trong nhạc kịch, có thể chơi đệm cho bài hát hoặc dùng đàn guitar để trình diễn độc tấu, biểu diễn kết hợp với các loại nhạc cụ khác, DJ khác tùy vào sự sáng tạo và lên giai điệu của người chơi, đặc biệt là các music producer thành thạo các kỹ năng về audiophile, mastering, melody, thanh nhạc,.... để tạo ra một sản phẩm âm nhạc hoàn chỉnh.

Hiện nay ghi ta đang được chia làm 3 loại chính, bao gồm: Ghi ta Archtop, Ghi ta aucoustic dây thép, ghi ta cổ điển có dây được làm từ chất liệu nilong. Về cơ cấu hoạt động, ghi ta tạo nên những giai điệu của nó bằng chính những rung động của dây đàn khi nhận được các tác động của ngón tay. Tiếp theo đó, hộp đang vốn được thiết kế rỗng bên trong sẽ thực hiện nhiệm vụ khuếch đại âm thanh, tạo ra các âm thanh cộng hưởng.

Nói về dòng ghi ta cổ điển, nó được làm bằng gỗ, có mặt trước cùng mặt sau của thùng đàn được thiết kế không giống nhau vì thế có thể tạo ra được những âm thanh khác biệt. Riêng bên trong thùng đàn lại có kiểu cấu tạo hòa âm đặc biệt, đó thường là cấu tạo Classic hoặc cấu tạo Dreadnought. Một điểm đặc biệt khác của ghi ta nằm ở dây đàn, đó là loại dây được làm từ chính từ ruột của động vật, có loại dùng dây nylong hoặc là dây thép. Các chất liệu dây khác nhau phục vụ cho các mức độ và kiểu chơi khác nhau. Do đó, nếu sành về ghi ta, một Guitarist sẽ biết cách lựa chọn đàn có loại dây phù hợp với phong cách chơi đàn của mình thay vì lựa chọn đại khái.

Tìm việc làm biên tập viên âm nhạc

Người chơi đàn ghi ta
Người chơi đàn ghi ta

Trải qua quá trình phát triển khá lâu dài như chúng ta vừa nói, khi ghi ta đi vào thời đại của công nghệ số đã có những ghi dấu không nhỏ đối với ngành công nghiệp âm nhạc. Không bó hẹp trong những hình thức cổ xưa mà ghi ta bứt phá mang đến rất nhiều thể loại khác nhau cho âm nhạc thêm phần màu sắc. Tuy nhiên, dù có hiện đại, có mới mẻ thì loại ghi ta Aucoustic mang phong cách cổ diển có dây đàn làm từ chất liệu nylong vẫn cứ được sử dụng phổ biến nhất. Lý do là bởi vì ghi ta aucoustic phù hợp cho kiểu chơi đàn độc tấu, mang tới lợi thế không nhỏ cho người chơi có thể phô diễn tất cả các kỹ thuật của ngón tay, thể hiển được sự điệu nghệ và thăng hoa, hòa mình vào âm nhạc của người nghệ sĩ.

Nếu như bạn thường xuyên “dạo quanh phố phường” thì ắt sẽ bắt gặp rất nhiều người chơi ghi ta, để ý kỹ thì hầu hết đạo cụ đi kèm theo những guitarist chính là dòng ghi ta aucoustic này. Hoặc các ban nhạc aucoustic hoặc các hội nhóm yêu thích chơi ghi ta cũng thường xuyên sử dụng dòng ghi ta aucoustic này để chơi.

Ngoài ra, những dòng ghi ta như Guitar archtop, guitar dây thép, guitar jazz cũng là những nhạc cụ được khá nhiều người tìm hiểu và sử dụng, để chơi được các dòng này thì người cầm đàn phải cs một nền tảng tốt về ghi ta.

Ghi ta điện ra đời trong thời đại công nghệ số là điều tất yếu, trở thành một dòng sản phẩm âm nhạc độc đáo không kéo những dòng đã đi cùng năm tháng trong giới ghi ta. Khi dùng Ghi ta điện, đương nhiên bạn sẽ được hỗ trợ nhiều hơn về mặt kỹ thuật với bộ EQ có chức năng điều chỉnh hiệu ứng âm thanh cho tiếng đàn chính. Thông thường chúng ta bắt gặp loại ghi ta này trong những ban nhạc chơi chuyên nghiệp, trong các dàn nhạc.

>> Xem thêm: Ngành nghệ thuật sáng tạo và thiết kế

3. Ý nghĩa ghi ta mang tới cho cuộc sống con người

Bích Phượng không biết chơi ghi ta nhưng thực sự lại rất mê mẩn tiếng đàn dìu dặt, du dương ấy. Đối với tôi, ghi ta gắn liền với cả một bầu trời thương nhớ ngay dưới những gốc cây sân trường, nó kéo về cả một hồi ức sinh viên đẹp đẽ và thi vị biết nhường nào.

Ý nghĩa của đàn ghi ta
Ý nghĩa của đàn ghi ta

Với người nghệ sĩ, dù cho họ có chơi bất cứ loại nhạc cụ nào trong “gia đình” ghi ta đi chăng nữa hay nắm giữ vị trí nào trong dàn nhạc ghi ta như solo hay đệm hát thì ghi ta vẫn đều có thể làm họ tỏa sáng và lôi cuốn những tâm hồn nghệ sĩ cùng đồng điệu.

Tiếng đàn ghi ta với âm điệu thánh thót, luôn bật lên với thanh âm trầm ấm, du dương, lắng đọng trong từng nốt nhạc chút sâu lắng như chất chứa một tiếng lòng của người chơi vậy. Sự cộng hưởng sẽ khiến cho những âm thanh ấy trở thành du vị ngọt ngào sâu lắng nhất trong lòng người nghe.

>> Xem thêm: Liberal Art là gì

4. Những điều thú vị về người chơi ghi ta

Nếu chỉ biết đến ghi ta không thôi thì có lẽ bạn chưa cảm nhận được mọi sự thú vị ở trong lĩnh vực này. Bích Phượng khuyên bạn hãy tìm hiểu cả về chủ thể khiến cho tiếng đàn ghi ta bật rung lên. Đó chính là nhưng Guitarist – những người chuyên chơi đàn ghi ta.

Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đàn ca sáo nhị này, những người chơi đàn ghi ta chính là những nghệ sĩ tài hoa, ánh hào quang của họ tỏa sáng ngay trên những khi chơi đàn. Một điều mà luôn khiến tôi cảm thất kỳ diệu đó chiếc là kỹ nghệ gảy/ chơi đàn.Với một cây đàn ghi ta, vận dụng hết nét tài hoa điêu luyện từ trong kỹ thuật của các ngón tay để tạo nên vô vàn âm thanh tinh tế và các giai điệu đa dạng.

Những điều thú vị về người chơi ghi ta
Những điều thú vị về người chơi ghi ta

Guitarist là một danh từ chỉ chung cho những người cùng chơi ghi ta. Còn lại tùy thuộc từng vị trí khác nhau ở trong cùng một ban nhạc thì người ta sẽ có những danh gọi khác nhau. Ví dụ như ở trong ban nhạc Rock, bạn sẽ thấy có rất nhiều vị trí như Người chơi lead ghi ta hay còn được gọi là Lead guitarist, người chơi ghi ta accord (Accord guitarist),…

Dù họ chơi ở bất cứ vị trí nào trong nhóm nhạc ghi ta của mình thì họ vẫn mãi tỏa sáng trong hình ảnh của một người nhạc sĩ ghi ta.

Việc làm nghệ thuật - điện ảnh tại Hà Nội

>> Xem thêm: Marshmello là ai

5. Muốn trở thành một nghệ sĩ ghi ta chuyên nghiệp, bạn có biết…?

Một thứ nhạc cụ thanh tao mà gần gũi như ghi ta ắt hẳn có rất nhiều người mong ước được một lần dùng chính đôi bàn tay của mình để thăng hoa trong từng giai điệu. Hơn cả vậy, có những bạn trẻ có niềm yêu thích đặc biệt vơí ghi ta và mong muốn trở thành một guitarist chuyên nghiệp. Vậy các bạn có biết con đường nào để đi tới điều đó hay không?

Người nghệ sĩ nổi tiếng và tên tuổi của ông đã gắn chặt với hình ảnh của cây đàn ghita – nghệ sĩ Eddi Van Halen đã nói “học đàn guitar ở bất cứ đầu”. Nếu đã từng đọc về ông, bạn sẽ biết gần như con người này đam mê ghi ta đến độ có thể sống cùng vớí ghi ta trong căn phòng ghi ta, ông tập luyện không ngừng quên cả nỗi mệt mỏi từ ngày ngày qua ngày khác.

Trở thành một nghệ sĩ ghi ta chuyên nghiệp
Trở thành một nghệ sĩ ghi ta chuyên nghiệp

Nói đến ghi ta, Bích Phượng cũng không thể nào không nhắc tới “người anh hùng” Lorca của xứ Tây Ban Nha. Anh đã đem theo cây đàn và cất tiếng Ghi ta trên yên ngựa mỏi mòn để đấu tranh cho một chế độ chủ nghĩa tốt đẹp, cho đến khi ngã xuống cùng tiếng cây đàn và tiếng ghi ta.

Với hai hình ảnh ghi tạc lịch sử ấy, ắt hẳn bạn đã biết được muốn theo đuổi ghi ta, bản thân cần những gì. Để trở thành một người nghệ sĩ ghi ta tài hoa, bất kể ai cũng sẽ phải bước đi trên con đường không dễ dàng gì nếu như không muốn nói rằng, nó thực sự rất khó khăn nếu như không có niềm đam mê hoặc đam mê chưa đủ mãnh liệt.

Trong các lớp tập huấn thông thường, bạn có thể sẽ chơi được ghi ta sau một hoặc hai tháng đào tạo, trải qua một năm rèn luyện để lên trình độ trung cấp. Thế nhưng, để trở thành một Guitarist chuyên nghiệp thì bạn sẽ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức độ tập luyện, phương pháp rèn luyện,… nói chung là thiên về yếu tố chủ quan của bản thân.

Con đường trở thành guitarist
Con đường trở thành guitarist

Vậy ngay khi bạn cảm nhận được trong mình xúc cảm ngưỡng mộ dành cho những ngón tay tài hoa, thôi thúc trong tim một niềm khao khát rằng một ngày nào đó sẽ tự đôi tay mình tạo ra giai điệu ghi ta tuyệt tác, chạm vào lòng người thì đã đến lúc bạn nên bắt đầu theo đuổi ghi ta.

Một quá trình dài trên con đường biến mình trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp của ghi ta, bạn phải thật kiên trì, thật cố gắng và không ngừng chăm chỉ. Có thể đôi tay bạn đến lúc sẽ mỏi, có thể từng đầu ngón tay bạn phải bật máu vì gảy đàn quá nhiều nhưng nếu không đánh đổi làm sao bạn có thể thành công.

Con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, đó là điều chắc chắn. Vậy con đường của những guitarist sẽ luôn in hằn chằng chịt những dấu chân. Bích Phượng rất mong thông qua bài viết này có thể thôi thúc được những ai đang nung nấu trong mình tình yêu lớn đối với ghi ta, hãy hiểu bản chất Guitarist là gì và mạnh dạn chinh phục danh xưng ấy. Luôn chúc các bạn thành công và mang tới cho cuộc sống những điều tốt đẹp nhất.

Tìm việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý