
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hồng Nguyễn
Với những thí sinh chuẩn bị tham gia vào kỳ thi THPTQG thì việc lựa chọn trường đại học là điều rất khó khăn. Do xu hướng và những cải cách giáo dục khó nắm bắt và đoán định trong những năm gần đây. Các thí sinh và phụ huynh thường đi theo những ngành hot mà xã hội đang cần cùng với đó là những khả năng mà con em họ có thể làm được. Đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nền tảng đào tạo các thế hệ sinh viên với những tố chất và chất lượng đầu ra khá là cao. Vậy đầu vào của học viện Báo chí và Tuyên truyền có tương tự như vậy?
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường trọng điểm của cả nước về đào tạo các lĩnh vực báo chí và tuyên truyền. Học viện báo chí và tuyên truyền nằm trong hệ thống của Học viện chính trị Quốc Gia. Với lịch sử và bề dày thành tích đã đạt được kể từ khi thành lập vào năm 1962 đến nay đây là ngôi trường được coi là kỳ cựu trong đào tạo và giảng dạy nghiệp vụ báo chí. Đồng thời cũng là trường Đảng có nhiều kinh nghiệm và thành tích trong nhiều năm.
Nằm trong hệ thống trường công lập của Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là ngôi trường đáng mơ ước của rất nhiều thế hệ học sinh. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng và hình thức thi mới đã đem lại nhiều lợi thế cho trường báo.
Có địa chỉ tại 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, vị trí thiên thời địa lợi trung tâm của thành phố Hà Nội cũng là một yếu tố thu hút các sinh viên học tập tại đây. Dành cho các sĩ tử chuẩn bị thi vào học viện Báo chí và Tuyên truyền đó là bạn cần nhớ đúng mã trường là HBT. Viết tắt của học viện, báo chí, tuyên truyền.
Chi tiết những phần tiếp theo của bài, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thông tin điểm chuẩn của Học viện Báo chí và tuyên truyền.
Xem thêm: Ngôn ngữ báo chí là gì? Tính chất của ngôn ngữ báo chí
Với đặc điểm chung là đào tạo những ngành thuộc lĩnh vực báo chí và trường đảng nên hệ thống các ngành xét tuyển của Học viện Báo chí và tuyên truyền đều hướng đến những môn liên quan đến các triết lý, chính trị, xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước.
Không khó để nhận thấy rằng Học viện Báo chí và tuyên truyền có nền tảng vững chắc nhất trong hàng ngũ các trường đại học ở phía Bắc về nghiệp vụ báo chí và tổ chức giảng dạy về Đảng và chính quyền Việt Nam.
Học viện báo chí và tuyên truyền đào tạo các nhóm ngành sau đây: ngành báo in, ngành truyền thông đa phương tiện, ngành triết học, ngành kinh tế, ngành quản lý nhà nước, ngành xã hội học, ngành công tác xã hội, ngành quản lý công, ngành truyền thông quốc tế, ngành quan hệ quốc tế, quan hệ công chúng và ngôn ngữ Anh.
Đối với những nhóm ngành khác nhau lại có những chuyên ngành được chia nhỏ bên trong nó. Cho thấy rõ sự đa dạng trong chuyên ngành đào tạo và tính chuyên môn cũng như nghiệp vụ báo chí và tuyên truyền cao. Khi đi sâu vào từng chuyên ngành bạn sẽ thấy được sự cụ thể hoá và tính khái quát cao của từng chuyên ngành đang được giảng dạy tại trường. Không những hot về độ hay và hữu ích của các chuyên ngành học mà còn có tỷ lệ thí sinh thi mỗi năm ngày một tăng.
Có lẽ chính vì những lý do trên về sự đa dạng trong ngành học, độ hot của ngành học cũng như cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường nên Học viện báo chí và tuyên truyền được xem là trường vàng trong các trường đại học tại Việt Nam.
Xem thêm: Việc làm báo chí - truyền hình
Không thể phủ nhận được rằng điểm chuẩn của Học viện báo chí và tuyên truyền đang dần tăng lên theo từng năm. Giải thích về những lý do dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng của điểm thi đầu vào sẽ được đưa ra bởi các bằng chứng sau đây.
Tính đến thời điểm diễn ra kỳ thi THPTQG gần đây nhất chúng ta có thể thấy kỳ thi đại học năm 2020 đã để lại dấu ấn không hề nhỏ cho bất cứ hệ thống tuyển sinh của trường đại học nào. Hầu như điểm chuẩn của tất cả các trường đại học đều tăng. Một phần do điểm thi của các thí sinh cao, đề thi tương đối vừa sức. Một phần là do số lượng thí sinh tham gia tuyển sinh vào các ngành của học viện tăng đột biến so với các năm trước đó.
Riêng về điểm chuẩn của Học viện báo chí và tuyên truyền năm vừa qua cũng tăng một cách bất ngờ. Chỉ tiêu xét tuyển của trường năm 2020 là 1959 sinh viên. Trong đó lấy kết quả xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPTQG là 70% số lượng chỉ tiêu đã đề ra. Còn lại 30% là xét tuyển bằng các hình thức khác.
Điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2020 của Học viện báo chí và tuyên truyền dao động trong khoảng từ 16 đến 35 điểm. Với tổng điểm xét tuyển của ngành quan hệ công chúng tương đối cao là 34 điểm xét tổ hợp khối D78.
Trong đó mức điểm xét tuyển cao nhất là của ngành Truyền thông marketing. với điểm xét tuyển là 36.75 điểm. Nếu tính như vậy thì điểm thi của mỗi môn trong tổ hợp thi bạn phải được trên 9 điểm thì mới có cơ hội đỗ vào ngành truyền thông marketing.
Trong đó thì khối ngành nghiệp vụ và ngôn ngữ của trường cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng với tỷ lệ thi đầu vào đó là môn về năng khiếu báo chí và ngôn ngữ Anh (nhân hệ số 2) lấy điểm trúng tuyển là thang điểm 40.
Dự báo điểm chuẩn của học viện báo chí và tuyên truyền sẽ tiếp tục tăng lên qua các năm. Trong năm 2021 đợt tuyển sinh sắp tới của trường hứa hẹn sẽ tạo nên nhiều điều bất ngờ hơn cho sinh viên và các sĩ tử chuẩn bị bước vào kỳ thi THPTQG.
Học viện báo chí và tuyên truyền tiếp tục tuyển sinh năm 2021 với hai hình thức chủ đạo đó là xét học bạ cấp 3 và xét tuyển lấy điểm kỳ thi THPTQG.
Với phương thức xét tuyển 1 là xét tuyển dựa vào học bạ cấp 3 đối với các ngành như sau.
Ngành báo chí, điểm xét tuyển sẽ được tính theo công thức điểm trung bình của 5 học kỳ THPT từ kỳ I lớp 10 đến kỳ I lớp 12 cộng với kết quả của điểm thi môn năng khiếu tại Học viện báo chí và tuyên truyền đã được nhân hệ số 2. Lấy tổng của hai môn đó rồi chia cho 3 sẽ ra mức điểm của ngành. Có được cộng thêm điểm ưu tiên nếu thí sinh nằm trong diện được ưu tiên. Công thức tính chung:
ĐXT= (a+ b*2)/3 + điểm ưu tiên.
Đối với ngành nhóm 2 sẽ là điểm của 5 học kỳ cấp 3 từ kỳ I lớp 10 đến kỳ I lớp 12 cộng với điểm ưu tiên nếu có.
Nhóm ngành xét tuyển thứ 3 sẽ được tính là điểm của 5 học kỳ cấp ba cộng với điểm trung bình chung của 5 môn Lịch sử từ học kỳ I lớp 10 đến học kỳ I lớp 12 đã nhân với hệ số 2 sau đó chia cho 3 để ra được điểm xét tuyển chung. Với công thức chung là:
ĐXT= (a+ c*2)/3 + điểm ưu tiên (nếu có).
Tương tự như với nhóm ngành 4 điểm hệ số được nhân hệ số 2 là môn tiếng anh theo công thức:
ĐXT= (a+ d*2)/3 + điểm ưu tiên (nếu có).
Với phương thức xét tuyển theo kết quả của kỳ thi THPTQG sẽ được tính theo tổ hợp xét tuyển. Việc xét tuyển lấy kết quả của kỳ thi THPTQG sẽ được tuân theo những quy định về chuyên ngành dựa trên tổng điểm các môn thi quy định của từng ngành xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.
Với những ngành hoặc chuyên ngành có điểm thuộc nhóm 2 không nằm trong danh sách những môn nhân hệ số thì điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm của ba môn tổ hợp đã đăng ký thi cộng với điểm ưu tiên (lấy mức thang điểm là 30).
Với các ngành có nhân hệ số 2 thì điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm của ba môn cộng với điểm ưu tiên cộng với điểm khuyến khích đối với thí sinh đạt giải tại các cuộc thi lớn nhân với bốn sau đó tất cả chia cho 3 sẽ ra số điểm xét tuyển ngành (lấy mức thang điểm là 40). Điểm xét tuyển sẽ được làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai.
Ngoài ra Học viện báo chí và tuyên truyền còn xét tuyển theo nhiều hình thức khác nữa ví dụ như tuyển thẳng đối với sinh viên có thành tích xuất sắc từ cấp 3 hoặc xét tuyển kết hợp với các chứng chỉ tiếng anh.
Như vậy hình thức thi và phương án tuyển sinh của Học viện báo chí và tuyên truyền đã phần nào cho thấy được mức độ hot của trường cũng như lý do tại sao điểm chuẩn của Học viện báo chí và tuyên truyền luôn ở ngưỡng cao như vậy. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể thấy được những lợi thế và ưu điểm vượt trội của các thí sinh khi tham gia xét tuyển tại Học viện báo chí và tuyên truyền.
Có thể bạn quan tâm: Báo chí truyền thông là gì? Ngành nghề không cần bằng cấp
Học viện báo chí và tuyên truyền ở đâu?
Những thông tin cơ bản về Học viện báo chí và tuyên truyền, những khái quát chung về ngôi trường này và những lý do khiến trường báo được yêu thích sẽ được cập nhật trong bài viết này.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận