Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu? Lý do nên học trường Báo

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

“Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu” có lẽ là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh đang có ý định đăng ký vào trường Báo. Trong bài viết lần này, bên cạnh những thông tin giới thiệu cơ bản, Hoàng Nga sẽ đưa ra một số reviews về ngôi trường của mình với các bạn nhé.

1. Khái quát sơ lược về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Giới thiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Giới thiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền hay được gọi tắt là AJC (Academy of Journalism and Communication). Đây là trường đại học đứng đầu các trường chuyên đào tạo về ngành báo chí và truyền thông, đồng thời trực thuộc sự quản lý của  Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nên trường còn có tên gọi khác là trường Đảng. Trường được thành lập vào ngày 16/1/1962 và thuộc loại hình Đại học công lập. Hiện nay, Phó Giám đốc Phụ trách là Phó giáo sư, Tiến sĩ Lưu Văn An. Tổng số giảng viên của trường tính đến thời điểm này là 242 cán bộ. Bên cạnh đó, trường cũng mời thêm nhiều giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành về giảng dạy và tham gia một số hoạt động của trường. Giới thiệu qua thông tin chung như vậy thôi, còn bây giờ, chúng ta sẽ đi tìm kiếm địa chỉ của trường Báo nhé.

Xem thêm: Thông cáo báo chí là gì?

2. Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu?

Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện đang tọa lạc tại số 36, đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây cũng là cổng chính của trường Báo. Ngoài ra, trường còn có một cổng phụ nữa ở số 51 - 53, đường Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.

Vào những ngày đi học, cổng chính vẫn mở bình thường để giảng viên và sinh viên di chuyển hoặc đón khách mời, đại biểu về tham dự các sự kiện quan trọng. Riêng cổng phụ thì giới hạn thời gian hơn, chỉ mở cửa trước 7h sáng và sau 5h chiều để hạn chế sinh viên đi muộn, trốn học.

Vì nằm ở khu vực đông dân, thuộc đoạn đường chính có nhiều xe cộ qua lại nên cứ đến giờ cao điểm là hai cổng trường Báo đều kẹt cứng, tắc từ 1 - 2 tiếng đồng hồ. Trước cổng chính là trạm dừng xe bus và bốt gác của lực lượng Cảnh sát Giao thông. Các phụ huynh và các em lớp 12 đang muốn đến trường Báo hãy cẩn thận đoạn đường này nhé. Khi đi xe máy, nhớ đội mũ bảo hiểm, tuân thủ đúng luật Giao thông, đem theo đầy đủ giấy tờ xe, không lái xe khi không có bằng lái, bật xi nhan bên phải, để ý các tuyến xe bus đằng sau và đừng rẽ trái ở ngã tư nhé. Những ai muốn rẽ trái từ Trần Thái Tông sang Xuân Thủy hay từ Xuân Thủy sang Nguyễn Phong Sắc thì hãy bỏ ý định ấy ngay nhé. Bạn phải đi thẳng theo đúng làn đường của mình khi thấy ngã tư giao nhau, đến chỗ cho quay thì mới được quay xe lại và rẽ phải để tránh vi phạm luật. Vì chưa nhớ đường, chưa tìm hiểu kĩ luật giao thông nên đối tượng hay bị các chú công an vẫy lại chủ yếu là các bạn sinh viên năm Nhất, những bạn từ các địa phương, tỉnh thành khác chuyển lên Hà Nội học tập và sinh sống.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu?
Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu?

Sang đến cổng phụ, bạn có thể bắt gặp quán Cà phê Báo - điểm hẹn của các buổi học nhóm, họp ban tổ chức sự kiện (event executive), bắt gặp những quán photo tài liệu, giáo trình, Nghệ An Quán, Bánh mì chị Mến - những nơi quen thuộc với các sinh viên có tâm hồn ăn uống, thích ngồi trà chanh, tâm sự chuyện đời. 

Xem thêm: Ngành tổ chức sự kiện học trường nào? Câu trả lời chuẩn nhất

Việc làm báo chí - truyền hình tại Hà Nội

3. Những chuyên ngành chính ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nhắc đến Học viện, đa số mọi người thường hay nghĩ rằng: trường chỉ đào tạo về Báo chí, sau này ra trường chỉ làm được mỗi nghề phóng viên, nhà báo. Thực chất, trường còn đào tạo cả các chuyên ngành Lý luận chính trị, các ngành liên quan đến công tác tư tưởng - văn hóa, truyền thông cùng một số chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Cụ thể, Học viện Báo chí và Tuyên truyền gồm những ngành sau:

- Khoa Triết học: chuyên ngành Triết học Mác - Lênin.

- Khoa Kinh tế: chuyên ngành Quản lý Kinh tế, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Kinh tế và Quản lý.

- Khoa Lịch sử Đảng: chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Khoa Xây dựng Đảng: chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.

- Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học: chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Giáo dục lý luận chính trị.

- Khoa Chính trị học: chuyên ngành Chính trị phát triển, Chính sách công, Quản lý công.

- Khoa Tuyên truyền: chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa, Văn hóa phát triển, Truyền thông chính sách.

- Viện Báo chí: chuyên ngành Báo in, Ảnh báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện.

Những chuyên ngành chính ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Những chuyên ngành chính được đào tạo

- Khoa Quan hệ Công chúng - Quảng cáo: chuyên ngành Quan hệ Công chúng (public relationship), Quảng cáo, Truyền thông Marketing.

- Khoa Quan hệ Quốc tế: chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, Thông tin đối ngoại, Truyền thông quốc tế, Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu.

- Khoa Phát thanh - Truyền hình: chuyên ngành Báo truyền hình, Báo phát thanh, Báo mạng điện tử, Quay phim truyền hình.

- Khoa Xuất bản: chuyên ngành Biên tập Xuất bản.

- Khoa Xã hội học: chuyên ngành Xã hội học, Công tác xã hội.

- Khoa Nhà nước - Pháp luật: chuyên ngành Quản lý xã hội, Khoa học Quản lý nhà nước.

- Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh: chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Khoa Ngoại ngữ: chuyên ngành Ngôn ngữ Anh

- Khoa Tâm lý giáo dục đại cương, khoa Tâm lý giáo dục và nghiệp vụ sư phạm: không có chuyên ngành đào tạo.

Trường Báo có cả chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao
Trường Báo có cả chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao

Trong số các chuyên ngành này, có chuyên ngành Quan hệ Công chúng và Báo truyền hình là hai chuyên ngành có điểm xét tuyển đầu vào cao nhất. Đối với khoa Quan hệ Công chúng - Quảng cáo và khoa Quan hệ Quốc tế, môn Tiếng Anh sẽ được nhân đôi. Bên cạnh hai khối xét tuyển thông thường là A00, D01 bạn có thể chọn thi thêm khối D72 (Văn, KHTN, Anh) và D78 (Văn, KHXH, Anh). Còn riêng khoa Phát thanh - Truyền hình, chuyên ngành Báo in, Ảnh báo chí, bạn bắt buộc phải thi thêm môn Năng khiếu báo chí. Môn thi Năng khiếu báo chí bao gồm 2 phần thi: Trắc nghiệm và Tự luận. Các câu hỏi đều xoay quanh kiến thức Sử - Địa - Văn - GDCD, các vấn đề nóng trong xã hội, sửa lỗi chính tả. Bạn cứ cố gắng nắm chắc những kiến thức cơ bản của các môn học đó, kết hợp xem thời sự, VTV Chuyển động 24h là có thể tự tin đi thi rồi. Đừng vì quá lo lắng mà mất tiền đi học những trung tâm ôn thi năng khiếu báo chí nhé. Học viện Báo chí và Tuyên truyền không tổ chức bất cứ cơ sở ôn luyện nào và cũng không khuyến khích thí sinh đi học thêm bên ngoài để thi môn này bởi đa số những trung tâm ấy đều mang tính chất lừa đảo.

Tuy không thuộc danh sách ở những khoa vừa liệt kê, song Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn có Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, PR và Thương hiệu - chương trình nhượng quyền của Đại học Middlesex (Vương quốc Anh) cùng một số chuyên ngành chất lượng cao.

Xem thêm: Sản phẩm truyền thông là gì?

Việc làm cộng tác viên báo chí

4. Có những câu lạc bộ nào ở trường Báo?

Khi bạn trở thành sinh viên trường Báo, có vô số các câu lạc bộ để bạn thử sức mình và trải nghiệm các hoạt động bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Khi tham gia vào các câu lạc bộ, bạn sẽ được làm quen với nhiều người có chung sở thích, đam mê và suy nghĩ giống mình, bạn sẽ cảm thấy không hề cô đơn và nhận ra bản thân mình đã dần trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn thích đi làm part - time hơn tham gia các câu lạc bộ, cũng không sao cả. Nhưng tuổi trẻ mà không tham gia các câu lạc bộ, hoạt động xã hội thì cũng thật phí. Ngoài kiến thức chuyên môn, các nhà tuyển dụng rất thích những ứng viên nhiệt tình, năng động, tham gia nhiều dự án xã hội vì điều đó chứng tỏ ứng viên là người nhanh nhẹn, có kỹ năng giao tiếp tốt, có thể làm việc nhóm. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ ở trường Đại học khác hoặc tham gia các hoạt động do tổ chức Phi chính phủ thực hiện (AIESEC),... Mỗi trải nghiệm đều là một bài học quý báu, các mối quan hệ cũng giúp bạn mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết nên ngại gì mà không tham gia câu lạc bộ nhỉ?

Các câu lạc bộ ở trường Báo
Các câu lạc bộ ở trường Báo

Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bạn có thể tham gia những câu lạc bộ sau:

- Đội Văn nghệ Xung kích

- Đội Tình nguyện Xung kích

- Câu lạc bộ Kỹ năng Truyền thông CSC

- Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông CJC

- Câu lạc bộ Diễn thuyết AJC

- Câu lạc bộ Biên tập viên trẻ - AJC

- Câu lạc bộ Văn hóa Nhật Bản (AJC - Ashita Japan Club)

- Câu lạc bộ Văn hóa Hàn Quốc - Koreaholic

- Câu lạc bộ Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc AJC

- Câu lạc bộ Sóng trẻ Radio

- Câu lạc bộ Truyền hình sinh viên STV

- Câu lạc bộ Karate

5. Môi trường học tập, cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất ở AJC
Cơ sở vật chất ở AJC

Cơ sở vật chất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều đạt chuẩn chất lượng. Mỗi phòng học đều được trang bị 2 điều hòa và 1 máy chiếu, 1 micro. Nếu bạn học chương trình Middlesex, bạn sẽ được học ở tòa nhà màu tím B12 sang chảnh mà trường mới xây. Đồng thời, B12 cũng là góc sống ảo của khá nhiều bạn sinh viên vì trông “tây” quá. Cứ đến buổi chiều, người dân sống xung quanh lại vào trong Học viện để đi bộ, tập thể dục do thiếu không gian xanh. Trường khá rộng, mọi người thường hay nói đùa rằng trường Báo cứ như một công viên thu nhỏ. Góc chụp ảnh đẹp thì không thiếu, nào là gốc nhãn B6, canteen B8, tòa nhà B1,... và cả thần Đá. Có rất nhiều câu chuyện được đồn đại về thần Đá, muốn khám phá thì hãy trở thành sinh viên trường Báo rồi nghe anh chị kể nhé. 

Ngoại trừ tòa nhà A1, AJC không có thang máy nên bạn có thể giảm cân bằng cách đi bộ từ tầng 1 đến tầng 5 (tòa B8, B9) hoặc tầng 6 (tòa B1) vào “Những trưa tháng sáu - Nước như ai nấu - Chết cả cá cờ - Cua ngoi lên bờ - Mẹ em xuống cấy...”. Nhưng bù lại, cứ đi vài bước lại thấy canteen xịn cực kỳ. Có tất cả 6 canteen ở trong trường, đủ khiến cái bụng của bạn bớt sôi “”òng ọc”.

Vào sáng thứ 2 của ngày đầu tháng, AJC sẽ có buổi chào cờ trang nghiêm ngay giữa sân trường. Đồng phục là áo đoàn. Đến khi học quân sự, các bạn sẽ không phải đến HOLA như các trường khác mà sẽ tập quân sự ngay tại trường vì trường Báo là trường Đảng mà. Thêm một điều thú vị nữa, du học sinh đang học tập tại AJC chủ yếu là người Lào, tất cả đã gần 30 tuổi nhưng tâm hồn vẫn cực kỳ phơi phới, vui vẻ, lạc quan chẳng khác gì các bạn sinh viên mười chín, đôi mươi đâu nhé.

Ngoài ra, Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn có những tên gọi vui khác mà sinh viên hay truyền tai nhau như: “Học viện Ú òa” (thông báo lịch thi, lịch học bất ngờ), “Học viện cây cảnh Trung ương” (nhiều cây xanh), “Học viện Biểu diễn nghệ thuật và Tổ chức sự kiện Cầu Giấy” (chạy sự kiện quanh năm), “Học viện X” (vẫn còn là một bí ẩn) (?).

Đặc biệt, Hội trường C còn được ưu ái đặt cho cái tên “Thánh đường Học viện”. Hội trường C là nơi diễn ra các cuộc thi và sự kiện quan trọng với nhiều quy mô lớn nhỏ của trường. Trải qua bao nhiêu khóa sinh viên, hội trường trở thành nơi đăng quang của nhiều cá nhân xuất sắc, nơi chứng kiến mọi cảm xúc buồn vui, khát khao cháy bỏng và đam mê của những trái tim tuổi trẻ nồng nhiệt. Những sự kiện đã diễn ra ở Hội trường C có thể kể đến như: Tài sắc nữ sinh báo chí - Press Beauty 2024, Cuộc thi MC Speak Up 2024, Cuộc thi Creative Hunter 2024, Teen Talk, Phút Cuối,... và các sự kiện chào khoa.

Môi trường học tập ở AJC
Môi trường học tập ở AJC

Nếu bạn trở thành tân sinh viên của AJC, bạn sẽ vô cùng choáng ngợp với số lượng chương trình chào khoa được tổ chức ở trường Báo đấy. Các sự kiện chào khoa đều do các anh chị khóa trên tổ chức nhằm chào đón các em sinh viên năm nhất. Mỗi khoa lại có chương trình chào khoa riêng qua các năm: Khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo (Game On 2024, Dây Cót 2024), Khoa Phát thanh - Truyền hình (Sóng trẻ), Viện Báo chí (Fire Up), Khoa Quan hệ Quốc tế (Halloween), Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh (FPS 2024: COLOSSUS), WELCOME TO AJC 2024 - Logging In (Đội VNXK),... Chương trình nào cũng có khách mời ca sĩ và không thu tiền vé. Thậm chí, các bạn còn được tham gia các trò chơi và nhận nhiều phần quà hấp dẫn đến từ Ban tổ chức và Nhà tài trợ nữa. Đầu năm có chào khoa, giữa năm có Press Beauty, Speak Up, Creative Hunter, cuối năm có Phút Cuối. Thế này đã đủ làm “dân đê mê sự kiện” sáng mắt chưa?

Về chương trình học, hai năm đầu tiên, bạn sẽ được học Đại cương. Đến năm thứ ba, bạn sẽ được tiếp xúc với các môn chuyên ngành. Những môn chuyên ngành có hình thức thi rất đa dạng, chủ yếu là làm bài tập lớn theo nhóm, giúp sinh viên chủ động trong quá trình học tập.

Bài viết tham khảo: Tác nghiệp là gì? Các vấn đề liên quan tới tác nghiệp

Việc làm biên tập viên báo chí

6. Lý do nên học trường Báo

Lý do nên học trường Báo
Lý do nên học trường Báo

Bạn có biết: “Trường Báo là nơi sản sinh ra các tài năng sáng giá”? Những gương mặt quen thuộc ở Đài VTV từng là cựu học sinh của AJC có thể kể đến như: BTV Ngọc Trinh, MC Phí Linh, BTV Công Tố, MC Mộc Miên, MC Vũ Phương Thảo,... hay là ca sĩ Thơm (DALAB), cô nàng Phan Thanh Nhàn (Lộn Xộn Band). Có bao giờ bạn suy nghĩ mình sẽ thành công như họ hay không? Đa số các bạn thi vào trường Báo đều ôm giấc mộng trở thành phóng viên, biên tập viên truyền hình nên tỷ lệ thi vào Báo truyền hình năm nào cũng có sự cạnh tranh lớn. Bạn sẽ được kiến tập ở Đài VTV (nếu đỗ Báo truyền hình) hoặc Đài VOV (nếu đỗ Báo phát thanh). Các bạn sẽ có cơ hội tham gia thử sức với câu lạc bộ “cam go” nhất trường là AMC.

Bên cạnh các chuyên ngành liên quan đến Báo chí, bạn có thể trở thành Cán bộ, Bí Thư, nắm giữ các chức vụ Công chức - Nhà nước sau khi học khối ngành Lý luận. Hoặc bạn cũng có thể trở thành Giảng viên của trường để tiếp tục đào sâu, nghiên cứu và nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Với những bạn đam mê truyền thông, AJC là môi trường hợp các bạn vô cùng. Còn gì tuyệt vời hơn khi được áp dụng kiến thức đã học để chạy sự kiện của trường nhỉ? Khi đi xin việc vào các công ty Truyền thông, bạn sẽ có lợi thế hơn các ứng viên còn lại vì xuất thân từ trường Báo.

Học trường Báo sẽ có lợi thế khi đi xin việc
Học trường Báo sẽ có lợi thế khi đi xin việc

Sinh viên trường Báo vốn được biết đến là những người năng động, sáng tạo, nhạy bén, cá tính, thích khám phá và tìm hiểu cái mới. Mọi người đều hòa đồng và tôn trọng sự khác biệt của nhau. Thầy cô trong trường rất thoải mái, hài hước, phương pháp dạy gần gũi, hay đưa ra những ví dụ dễ bắt gặp trong cuộc sống, thỉnh thoảng lại trò chuyện tâm tình với học sinh. Trong Đợt đại dịch Covid 19, các thầy cô đã cho ra mắt MV “ AJC THỜI CÔ VY” để cổ vũ cả nước đang chống dịch và như một món quà nhỏ dành tặng cho các bạn sinh viên, các em học sinh lớp 12 luôn hướng tình yêu về AJC. Còn các anh chị khóa trên thì luôn hết mình chào đón, giúp đỡ các em khóa dưới, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, hệt như một người anh/người chị trong gia đình. Đi đâu cũng thấy người quen trong trường, bạn bè không chỉ giới hạn phạm vi trong lớp mà phạm vi người quen đã mở rộng hơn. Với môi trường đa màu như vậy, từ người ít nói, trầm tính, rồi dần dần bạn cũng sẽ mở lòng và hòa đồng thôi. Đừng tự ti mình là người hướng nội mà không dám đăng ký vào trường Báo nhé. Bởi xung quanh chúng ta vẫn có những người làm Truyền thông rất giỏi nhưng lại thuộc tuýp người hướng nội đấy. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp, muốn mạnh dạn và tự tin hơn thì trường Báo chính là chất xúc tác để mở khóa khả năng vượt trội ẩn sâu trong bạn.

Nếu bạn thuộc cộng đồng LGBT, bạn sẽ không hề cô đơn ở trường Báo. Ở đây, mọi người đều không có tư tưởng kì thị, phân biệt nên các bạn có lẽ sẽ dễ dàng hòa nhập và cảm thấy thoải mái hơn khi học tập ở môi trường này. Những ngôi trường khác chắc chắn cũng không có sự kì thị nhưng số lượng cộng đồng LGBT dám công khai và sống thật với bản thân thường ít hơn trường Báo.

Đến với AJC, bạn sẽ cảm nhận được tinh thần của tập thể. Mọi người cùng ăn, cùng thức, cùng làm việc với nhau. Cho nên, tính cách và sở thích, suy nghĩ cũng ảnh hưởng lẫn nhau. Khi nghe được câu nói “Nhỏ không học, lớn làm nhà báo”, các sinh viên trong trường sẽ đồng loạt nổi giận, cảm thấy bị xúc phạm nhưng vẫn bình tĩnh, không hét to, chửi đồng mà điềm nhiên buông câu: “Hãy phân biệt Báo và Trang thông tin điện tử trước khi phát biểu”. Khi học AJC rồi, bạn sẽ có đủ lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh câu nói đó là sai, là thiển cận. Như thế có khác nào biết bao cống hiến, tâm huyết, công sức của những nhà báo chân chính bị từ chối sạch vì những cá nhân vô lương tâm, thiếu hiểu biết mà phát ngôn ngông cuồng, chưa rõ sự tình đúng sai, chỉ biết núp sau màn hình điện thoại, máy tính? Tin giả (Fake News) cũng là đối tượng tiếp theo mà sinh viên trường Báo bài trừ triệt để. Nói chung, học Báo xong, bạn sẽ để ý cuộc sống xung quanh, tình hình chính trị, biến động thế giới nhiều hơn. Bạn sẽ vỡ ra được nhiều thứ mà trước đây bạn vẫn thường xem nhẹ hay không quan tâm nhiều lắm.

Người hướng nội vẫn có thể học Báo
Người hướng nội vẫn có thể học Báo

Đặc biệt, bạn sẽ tìm thấy được nhiều bằng hữu cùng chung lý tưởng, chí hướng giống mình. Bạn sẽ phải hét lên sung sướng vì cuối cùng cũng tìm thấy những người có thể lắng nghe, tâm sự, chia sẻ câu chuyện nghề nghiệp. Nếu bạn bị gia đình, bạn bè phản đối vì đã chọn nghề báo, bị hiểu nhầm là học báo sẽ làm phóng viên, rồi thì làm nghề này nguy hiểm lắm, thất nghiệp nhiều lắm,... Tất cả các định kiến đó, câu nói đó sẽ trở thành gió thoảng bên tai. Bạn sẽ không còn cảm thấy buồn bã và tủi thân nữa. Bạn sẽ tìm được những người đồng hành tuyệt vời, luôn khích lệ và động viên bạn vượt qua bản thân.

Tất nhiên, chẳng có thứ gì là hoàn hảo tuyệt đối. Đừng quá kỳ vọng, làm quá lên để rồi vỡ mộng, chán nản khi thấy trường Báo không như bản thân mình tưởng tượng. Đừng chia bè kéo phái, đừng chấp vặt nhỏ nhen, đừng chán ghét những cuộc cãi vã, drama trong các câu lạc bộ rồi rời đi ngay. Hãy nán lại một chút, học cách xử lý vấn đề và bỏ qua lỗi lầm của nhau. Đừng vội thấy các anh chị cựu học sinh kêu “học Báo xong vẫn thất nghiệp” mà muốn buông xuôi Đại học. Chắc gì bạn cũng thất nghiệp giống họ? Có thể họ thất nghiệp vì chê lương ít, họ thất nghiệp vì không đủ can đảm theo nghề, họ muốn chăm sóc gia đình nhiều hơn, họ chọn sai ngành,... Làm nghề Báo đúng là vất vả, gặp sự cạnh tranh cao nhưng không nên quá bi quan. Đã theo Báo chí - Truyền thông, muốn gặt hái được nhiều thành công thì xác định: chỉ có tiến chứ không được lùi., phải mạnh mẽ vượt qua cám dỗ.

Đại học cũng chính là bức tranh phản ánh chân thực thế giới ngoài kia mà thôi. Bạn phải vượt qua khó khăn ở hiện tại thì mới có dũng khí mơ cao và bay xa. Bạn sợ điều gì, bạn muốn bản thân thay đổi như thế nào thì hãy quăng mình vào môi trường đó. Trường Báo cũng giống như các trường Đại học khác, bên cạnh những mặt tốt đẹp, những lý do nên vào trường thì cũng có đủ thứ xấu lặt vặt để kể ra.

Bạn có yêu AJC không? Tại sao bạn lại muốn biết Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu? Bạn đang muốn thi vào trường Báo? Khi đã yêu một thứ gì đó đậm sâu, những khuyết điểm nhỏ nhặt ấy cũng chẳng là gì trong mắt ta. Ta sẽ trở nên vị tha hơn và dám đối diện, nghĩ cách sửa chữa các khuyết điểm và sai lầm ấy. 

Chúc những bạn học sinh lớp 12, những bạn đang có ý định thi lại vào trường Báo sẽ đạt được kết quả tốt và thấy đây là môi trường phù hợp với mình. Hy vọng bạn sẽ cảm nhận được tình đồng đội, tình tập thể và luôn yêu trường giống như Hoàng Nga. Hẹn gặp lại mọi người ở AJC!

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;