Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thông báo tiếng anh là gì? Cách trình bày đúng chuẩn bạn đã biết?

Tác giả: Vũ Khánh

Ngày cập nhật: 19/10/2020

Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với hàng loạt các loại văn bản như quyết định, giấy mời họp, thư mời họp, thông báo,... căn cứ vào nội dung của các văn bản đó để thi hành, áp dụng theo và chúng được gọi chung là văn bản hành chính. Khi viết văn bản hành chính, chúng ta cần tuân thủ theo các quy chuẩn mà Nhà nước yêu cầu. Do đó, việc tìm hiểu thông báo tiếng anh là gì và cách trình bày đúng chuẩn thông báo tiếng Anh là rất quan trọng.  

Hãy cùng tôi tìm hiểu rõ ràng các vấn đề liên quan đến thông báo tiếng Anh qua nội dung bài viết bên dưới đây. Đó đều là những kinh nghiệm chuẩn xác nhất mà các chuyên viên đến từ Tìm Việc 365 chia sẻ. 

Kiếm việc làm

1. Hiểu thông báo là gì qua cách định nghĩa văn bản hành chính

Là một trong số những văn bản thuộc nhóm văn bản hành chính cho nên khi bạn muốn hiểu thông báo tiếng Anh là gì thì diều đầu tiên bạn cần nắm bắt được đó chính là hiểu rõ ràng khái niệm văn bản hành chính. Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý. 

Thông báo tiếng Anh là gì?
Thông báo tiếng Anh là gì?

1.1. Phân loại văn bản hành chính

- Văn bản hành chính cá biệt là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể, bao gồm: quyết định cá biệt, chỉ thị cá biệt, nghị quyết cá biệt. 

Ví dụ: Quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức, chỉ thị về phát động thi đua, biểu dương người tốt việc tốt,...

- Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức. Hệ thống loại văn bản này rất phức tạp và đa dạng, có thể phân thành hai loại chính:

+ Văn bản không có tên loại: Công văn là văn bản dùng để giao dịch về công việc giữa các cơ quan đoàn thể. Đối với loại văn bản này thì ở đầu văn bản không thể hiện tên loại văn bản, đây cũng là cách để phân biệt công văn với loại văn bản hành chính khác. 

Ví dụ: Công văn đôn đốc, Công văn trả lời, Công văn mời họp, công văn giải thích, Công văn yêu cầu, công văn kiến nghị, công văn chất vấn,...

+ Văn bản có tên gọi: thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy ủy nhiệm,...) các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình,...) 

Văn bản hành chính có vai trò chủ yếu là cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn cụ thể các chủ trương, chính sách của nhà nước, hỗ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước và thông tin pháp luật. 

Như vậy, Thông báo là một loại văn bản hành chính nhằm mục đích báo cho mọi người biết về tình hình hoạt động, tin tức liên quan tới đơn vị bằng văn bản. 

Bản thông báo viết bằng tiếng Anh
Bản thông báo viết bằng tiếng Anh 

1.2. Những yêu cầu về nội dung của các văn bản hành chính

1.2.1. Văn bản cần phải có tính mục đích 

Văn bản hành chính nhà nước được ban hành với danh nghĩa là cơ quan nhà nước nhằm đề ra các chủ trương, chính sách hay giải quyết các vấn đề sự việc cụ thể rõ ràng thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. Do đó khi soạn thảo tiến tới ban hành một văn bản nào đó đòi hỏi phải có tính mục đích rõ ràng. Yêu cầu này đòi hỏi văn bản ban hành phải thể hiện được mục tiêu và giới hạn của nó, vì vậy trước khi soạn thảo cần phải xác định được rõ mục đích văn bản ban hành để làm gì, nhằm giải quyết vấn đề gì và giới hạn vấn đề đến đâu, kết quả của việc thực hiện văn bản là gì?

1.2.2. Văn bản cần phải có tính khoa học

Văn bản có tính khoa học phải được viết ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng dễ hiểu, thể thức theo quy định của nhà nước và nội dung phải nhất quán, một văn bản có tính khoa học cần phải đảm bảo:

+ Có lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết, thông tin phải được xử lý và đảm bảo chính xác
+ Logic về nội dung, bố cục chặt chẽ và phải nhất quán về chủ đề
+ Thể thức văn bản theo quy định của nhà nước 
+ Đảm bảo tính hệ thống của văn bản 

>>> Thất nghiệp, không tìm được việc làm ứng ý? có việc nhưng lương thấp? Tham khảo ngay tuyệt chiêu tìm việc làm nhanh để vừa có việc mà lương lại hấp dẫn.

1.2.3. Văn bản có tính đại chúng 

Tính chất văn bản hành chính ảnh hưởng đến tính chất của bản thông báo
Tính chất văn bản hành chính ảnh hưởng đến tính chất của bản thông báo

Văn bản phải được viết rõ ràng dễ hiểu để phù hợp với trình độ dân trí nói chung để mọi đối tượng có liên quan đến việc thi hành văn bản đều có thể nắm hiểu được nội dung văn bản đầy đủ. Đặc biệt lưu ý là mọi đối tượng ở mọi trình độ khác nhau đều có thể tiếp cận được. Văn bản quản lý hành chính nhà nước có liên quan trực tiếp đến nhân dân nên văn bản phải có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ dân trí, đảm bảo tối đa tính phổ cập, song không ảnh hưởng đến nội dung nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học của văn bản. 

Việc làm chăm sóc khách hàng

1.2.4. Văn bản có tính bắt buộc thực hiện (tính công quyền)

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, thông qua văn bản để truyền đạt các chủ trường, chính sách của nhà nước. Vì vậy văn bản phải có tính bắt buộc thực hiện, tùy theo tính chất và nội dung, văn bản phản ánh và thể hiện được quyền lực nhà nước ở các mức độ khác nhau, đảm bảo cơ sở pháp lý để nhà nước giữ vững quyền lực của mình, truyền đạt ý chí của cơ quan nhà nước tới nhân dân và các chủ thể pháp luật khác. 

1.2.5. Văn bản phải có tính khả thi

Đây là một yêu cầu đối với văn bản, đồng thời là kết quả của sự kết hợp đúng đắn và hợp lý các yêu cầu về tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng, tính công quyền. Ngoài ra, để các nội dung của văn bản được thi hành đầy đủ và nhanh chóng, văn bản còn phải có đủ các điều kiện sau:

+ Nội dung văn bản phải đưa ra những yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý, nghĩa là phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành.
+ Khi quy định các quyền cho chủ thể phải kèm theo các điều kiện bảo đảm thực hiện các quyền đó.
+ Phải nắm vững điều kiện, khả năng của mọi mặt của đối tượng thực hiện văn bản nhằm xác lập các trách nhiệm của họ trong các văn bản cụ thể. Khi ban hành văn bản người soạn thảo phải tự đặt mình vào vị trí hoàn cảnh của người thi hành thì văn bản mới có khả năng thực thi, có nghĩa là văn bản ban hành phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian. 

>>> Khi gặp vấn đề liên quan đến hành chính và kiểm tra hành chính bạn nên hiểu rõ hành chính là gì để biết cách ứng phó trong từng trường hợp cụ thể. Xem ngay thông tin về hành chính là gì để hiểu rõ về vấn đề này!

1.3. Yêu cầu về ngôn ngữ văn bản 

Những yêu cầu của văn bản hành chính
Những yêu cầu của văn bản hành chính 

+ Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu

+ Dùng từ ngữ phổ thông, không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản. 

+ Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng, đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt nhưng các chữ viết lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó. 

+ Việc viết hoa được thực hiện theo đúng quy tắc chính tả tiếng Việt 

+ Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, trích yếu nội dung văn bản, số ký hiệu văn bản, ngày tháng năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản đó; trong các lần viện dẫn tiếp theo có thể ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó. 

>>> Bạn đang muốn tìm việc làm Vĩnh Long? Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm cho mình hàng trăm tin tuyển dụng khác nhau đến từ những công ty hàng đầu. Truy cập ngay Timviec365.vn để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất.

2. Tìm hiểu về thông báo tiếng Anh và cách viết thông báo đúng chuẩn

2.1. Thông báo tiếng Anh là gì?

Khái niệm thông báo tiếng Anh
Khái niệm thông báo tiếng Anh

Thông báo tiếng anh là một hình thức văn bản tác nghiệp hành chính được dùng để truyền đạt nội dung của một mệnh lệnh, một kết quả hoạt động của một cơ quan, nội dung và kết quả của một cuộc họp quan trọng, một văn bản pháp quy quan trọng, một tin tức, một sự việc xảy ra,... cho các chủ thể liên quan biết, được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh. 

Xem thêm  mẫu cv tiếng Anh chuyên nghiệp được thiết kế khoa học bắt mắt dành cho những ai đang cần nộp CV xin việc tiếng Anh.

2.2. Các loại thông báo tiếng Anh

+ Thông báo các tin quan trọng như đổi tên doanh nghiệp, văn bản mới được ban hành, chữ ký của các cấp lãnh đạo, đổi con dấu, đổi địa điểm làm việc,... Loại thông báo này sử dụng thể thức giống như thể thức của văn bản có tên gọi đã nghiên cứu ở phần trên, còn nội dung thì phải chỉ rõ: lý do viết thông báo là gì, mục đích thoogn báo, phạm vi thông báo và cuối cùng là lời cảm ơn. 

+ Thông báo tin vặt như: thông báo đóng góp cửa của giảng đường, thư viện, thông báo chuyển chỗ làm việc của cá nhân hay các bộ phận,.. Thông báo này thường không theo thể thức quy định của nhà nước mà chỉ có tên thông báo và nội dung. Trong các trường hợp đảm bảo lòng tin cho thông báo thì có thể thêm tác giả và đóng dấu treo tại tác giả, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng cách đóng dấu treo đúng chuẩn.

Như vậy cần chú ý về thẩm quyền ký thông báo, không nhất thiết phải là thứ trưởng các cơ quan mà thường là cấp dưới thủ trưởng một cấp thừa lệnh thủ trưởng để ký. 

Ngôn ngữ và văn phong của thông báo phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, đầy đủ thông tin, không bắt buộc phải lập luận như công văn giải thích hay biểu lộ tình cảm như công văn thăm hỏi.

>>> Với các hóa đơn chứng từ bằng tiếng Anh thì cần phải dịch sang tiếng Việt để đúng với các quy định của cơ quan thuế điều này đòi hỏi bạn phải biết các nghiệp vụ tiếng anh là gì để nhanh chóng có thể dịch chính xác bản chứng từ.

2.3. Cách trình bày thông báo đúng chuẩn 

Cách xây dựng bố cục của thông báo tiếng Anh
Cách xây dựng bố cục của thông báo tiếng Anh

Xây dựng bố cục thông báo theo hệ thống cơ sở sau:

Bản thông báo đúng quy chuẩn cần có các yếu tố sau:

Quốc hiệu và tiêu ngữ

Địa danh và ngày tháng năm ra thông báo 

Tên cơ quan thông báo 

Tên văn bản thông báo và trích yếu nội dung 

Nội dung thông báo 

Ký đóng dấu cơ quan

Nơi nhận 

Việc làm bảo hiểm

 

2.4. Những lưu ý khi trình bày phần nội dung thông báo 

+ Có thể chia các thông báo có nhiều nội dung thành các mục các điều cho dễ nhớ 

Trong thông báo cần đề cập ngay vào nội dung cần thông tin mà không cần nêu lên lý do, căn cứ hoặc nêu tình hình chung như các văn bản. Loại thông báo nhằm giới thiệu các đạo luật hay một chủ trương, chính sách thì cần phải nêu rõ tên, số và ngày tháng năm ban hành văn bản đó trước khi nêu ra những nội dung khái quát. 

Lưu ý trình bày thông báo tiếng Anh
Lưu ý trình bày thông báo tiếng Anh

+ Thông báo cho các thí sinh trúng tuyển biết để tập trung dự khóa học đúng thời gian, địa điểm. Ngoài ra phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao kiểu công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành văn bản pháp quy. 

+ Phần đại diện ký thông báo: không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan mà các trưởng phó phòng ban có trách nhiệm về các lĩnh vực đó ở các cơ quan đề được quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thủ trưởng cơ quan. 

Với những thông tin được chia sẻ trên đây hy vọng rằng các bạn đã có những hiểu biết nhất định về thông báo tiếng anh là gì? Cách viết thông báo tiếng anh đúng chuẩn cùng những lưu ý trong cách trình bày. Thông báo hay các văn bản hành chính khác cần phải được trình bày theo đúng quy chuẩn thì mới thể hiện được hiệu lực của nó. Để quá trình sử dụng thông báo tiếng Anh hiệu quả nhất, bạn nên tham khảo trước một số mẫu thông báo tiếng Anh phổ biến, điển hình như biểu mẫu dưới đây:

MẪU THÔNG BÁO TIẾNG ANH.docx

>>> Xem thêm: Tờ trình tiếng Anh là gì? Khi nào nên sử dụng tờ trình?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý