Tác giả: Nguyễn Nhung
Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 06 năm 2024
Nhân viên bán hàng là một việc làm có thể giúp cho chúng ta kiếm được thu nhập trang trải cuộc sống, không chỉ vậy nếu làm việc chăm chỉ còn khiến bạn có được thu nhập khủng và trở thành những Best Seller. Do đó việc làm nhân viên luôn thu hút không chỉ những bạn sinh viên mà còn được rất nhiều khác nộp CV ứng tuyển. Vậy ghi điểm mạnh của nhân viên bán hàng ghi thế nào nào chuẩn nhất trong CV. Hãy cùng đọc bài viết sau đây!
Bất kỳ nghề nghiệp nào cũng có những điểm mạnh của ứng viên mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong CV. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay có sự nhầm lẫn nên không thể hiện được những điểm mạnh này trên CV. Nghề nhân viên bán hàng cũng vậy. Vậy chúng ta cần viết những điểm mạnh nào?
Nhân viên bán hàng vốn là những người luôn phải chạy đi chạy lại để có thể phục vụ được tốt nhất cho khách hàng. Kể cả những những nhân viên bán hàng online hay qua điện thoại cũng vẫn cần sự nhanh nhẹn tháo vát thể hiện qua những thao tác làm việc nhanh gọn, lẹ. Chính vì vậy nhà tuyển dụng rất muốn những nhân viên bán hàng của mình cũng sẽ sỡ hữu những điểm mạnh này. Bạn nên thể hiện ưu điểm này của mình trong CV bằng những dòng ngắn gọn là nhanh nhẹn, tháo vát như thế nào. Có thể là “nhanh nhẹn trong việc học việc”, “nhanh nhẹn trong việc tiếp thu những kiến thức”, “nhanh nhẹn trong tác phong làm việc”, … dù là nhanh nhẹn trong công tác nào thì bạn cũng phải ghi rõ ràng ra như vậy để nhà tuyển dụng dễ nắm bắt chứ đừng chỉ nêu chung chung là nhanh nhẹn.
Ưu điểm này của nhân viên bán hàng còn phải thể hiện trên cả những mục khác bằng những cách viết ẩn ý của mình chứ không chỉ dừng lại ở mục Ưu - nhược điểm. Ví dụ bạn có thể thể hiện sự nhanh nhẹn trên mục Hoạt động hay Báo cáo thành tích kinh nghiệm. Chắc chắn không chỉ được nhà tuyển dụng công nhận ưu điểm đó mà họ còn có đánh giá bạn là một người năng động, sáng tạo. Công việc bán hàng rất cần những người hội tụ những yếu tố đó.
Là đối tượng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và được xem là cầu nối trung gian giữa thương hiệu và khách hàng, cho nên nhà tuyển dụng sẽ chấm ngay những ứng viên có điểm mạnh là giao tiếp. Giao tiếp khi làm nhân viên kinh doanh thể hiện trên cách nói chuyện với khách hàng, các thao tác với khách hàng và cách xử lý tình huống. Không chỉ vậy đó là còn những giao tiếp có phân loại theo từng khách hàng khác nhau. Đó chính điểm quan trọng giúp các nhà quản lý đánh giá được đâu là một nhân viên bán hàng có tài ăn nói. Bên cạnh đó sự khéo léo cũng được thể hiện bằng việc bạn luôn khiến khách hàng mỉm cười, bán được sản phẩm hoặc ít nhất là không khiến khách hàng cảm thấy phật ý với thương hiệu bạn đang cộng tác. Đây là kỹ năng mà những nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm khi tuyển nhân viên kinh doanh cho công ty/doanh nghiệp.
Điểm mạnh về giao tiếp cũng có thể là khả năng sử dụng các ngôn ngữ, thứ tiếng khác nhau của bạn. Nhiều người nghĩ rằng một việc làm phổ thông như nhân viên bán hàng thì không cần Ngoại ngữ. Tuy nhiên bạn phải hiểu rằng nếu đấy là một trong những điểm mạnh của bạn thì bạn nên nêu ra triệt để để nhà tuyển dụng cảm thấy ấn tượng nhất có thể. Đứng trên vị trí của người quản lý, nếu có một nhân viên có thể giao tiếp với khách nước ngoài thì còn điều gì tuyệt vời hơn.
>>> Những ứng viên giao tiếp kéo léo cũng được săn đón bởi các nhà tuyển dụng nhân viên telesales. Rõ ràng đây là một trong những kỹ năng hàng đầu, giúp tạo được lợi thế, sức hút của ứng viên so với những ứng viên khác. Để tìm việc telesale nhanh nhất thì timviec365.vn chính là địa chính đáng tin cậy nhất mà Bạn có thể lựa chọn.
Mục đích cuối cùng của nhân viên bán hàng đó là bán được sản phẩm. Vì vậy nên nếu bạn may mắn có được tài thuyết phục người khác hay đã được nó ở đâu thì hãy ghi ngay vào phần điểm mạnh trên CV nhân viên bán hàng. Khả năng thuyết phục giúp thương hiệu, cửa hàng đó kiếm được nhiều doanh thu hơn. Khả năng thuyết phục của bạn sẽ được minh chứng bằng những báo cáo bán hàng hàng tháng của bạn ở doanh nghiệp cũ hay ở chính cách bạn khiến nhà tuyển dụng tin vào điều đó trên CV của bạn. Một nhân viên bán hàng có khả năng lôi kéo sẽ giữ chân được khách hàng cũ và kéo thêm được những khách hàng mới cho thương hiệu của mình. Đó sẽ là ưu điểm cực mạnh của ứng viên giúp cho doanh thu của thương hiệu đó tăng lên, đồng nghĩa mức lương và phúc lợi của các nhân viên bộ phận khác cũng được tăng theo. Khả năng thuyết phục này có thể kèm theo trên phần điểm mạnh về giao tiếp của nhân viên bán hàng.
Đối với một nhân viên bán hàng, là những người làm việc trực tiếp khách hàng cho nên bạn phải luôn nắm bắt được tâm lý của khách để có thể phục vụ tốt nhất. Muốn có được điều này chắc chắn bạn phải là một người tinh tế. Đặc điểm tinh tế sẽ là nền móng giúp bạn tụ vững được trong bất kỳ nghề nghiệp nào chứ không chỉ riêng nhân viên bán hàng. Tuy nhiên đối với công việc này thì sự tinh tế lại được ưu tiên hơn cả khi có bất kỳ ứng viên nào sở hữu được điều đó. Điểm mạnh này có thể có được từ trước khi bạn đi ứng tuyển vào một vị trí nhân viên bán hàng nào đó. Hoặc có thể rèn luyện được trong quá trình làm việc. Nhưng nếu có thể bạn hãy nên tinh tế nhất có thể trong từng cử chỉ và cách nói vì người đánh giá không ai khác ngoài khách hàng, và đó cũng chính là nhóm đối tượng mà bạn cần cẩn trọng để không làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty và chính bản thân mình.
Vậy câu hỏi đặt ra là: bạn nên ghi những điều kể trên ở đâu. Chắc chắn mục mà bạn phải ưu tiên nhất đó chính là ưu - nhược điểm. Tuy nhiên còn rất nhiều mục khác mà bạn có thể thể hiện được những điểm mạnh của mình phù hợp với vị trí nhân viên bán hàng. Cùng với đó là cách ghi như thế nào để đạt được điểm tối đa với CV của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Mặc dù CV ưu tiên những sự ngắn gọn thế nhưng nếu có thể vừa ngắn gọn lại cụ thể rõ ràng thì bạn vẫn nên làm để có thể thể hiện được trọn vẹn những điểm mạnh của mình. Hãy ghi những phần điểm mạnh được chứng minh qua những điều gì, ai công nhận hay giải thưởng ra sao kèm theo là kết quả nhờ vào điểm mạnh đó. Kết quả này bao gồm 2 kết quả: kết quả đối với doanh nghiệp cũ, với chính ứng viên đó và thứ hai là kết quả dự tính đối với doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển. Bạn càng cụ thể bao nhiêu về điểm mạnh của mình thì nhà tuyển dụng càng tin vào điều đó hơn. Nhân viên bán hàng là một vị trí không đòi hỏi quá nhiều về trình độ văn hóa nên những phần về tính cách hay tác phong này nhà tuyển dụng sẽ rất quan trọng.
Trong những điểm mạnh của nhân viên bán hàng đã kể trên thì có những đặc điểm thuộc vào kỹ năng, cho nên bạn có thể khéo léo lồng ghép vào phần kỹ năng. Đặc biệt với riêng phần kỹ năng không chỉ thể hiện bằng câu chữ bạn còn thể hiện được mức độ mạnh của mình với đặc điểm đó thông qua biểu đồ, inforgraphic. Nhờ vậy mà nhà tuyển dụng cũng đỡ cảm thấy nhàm chán khi nhìn vào CV của bạn và cũng dễ tiếp thu thông tin hơn. Hãy thử làm một phép so sánh giữa việc là “Kỹ năng giao tiếp của tôi rất tốt” với việc để biểu đồ 10/10 cho phần kỹ năng giao tiếp thì cái nào hiệu quả hơn. Chắc chắn là cách thứ hai rồi! Khi bạn đã ghi một vài thông tin ở phần kỹ năng rồi thì phần ưu - nhược điểm nên dành chỗ để ghi những ưu điểm khác.
Cuối cùng, những phần Hoạt động hay Giải thưởng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho những điểm mạnh mà bạn đã nêu trên. Điểm mạnh của nhân viên bán hàng không chỉ thể hiện bằng thực lực mà còn được công nhận bằng giải thưởng. Ví dụ như một vài cửa hàng hàng tháng vẫn có những giải cho Nhân viên bán hàng doanh thu cao nhất, hay Best Seller, … thì những giải thưởng này bạn có thể ghi lại. Hay với một số điểm mạnh về tác phong bạn hãy chứng minh nó qua những chuỗi hoạt động của mình được viết trên CV. Ví dụ điểm mạnh của bạn là tinh tế, thì hoạt động tham gia của bạn có thể là hoạt động tình nguyện, vì điều này sẽ thể hiện đặc tính đó của bạn.
Đây là câu hỏi của rất nhiều ứng viên chứ không riêng gì ứng viên của vị trí Nhân viên bán hàng. Họ lo lắng rằng nếu ghi điểm yếu của mình trên CV sẽ bị nhà tuyển dụng không hài lòng và có thể mất “suất” làm việc. Tuy nhiên một lời khuyên cho bạn là nên, và bạn phai có được cách ghi thật khéo. Ghi điểm yếu ra sau điểm mạnh để bước đầu tạo cho nhà tuyển dụng sự vui vẻ, từ đó cũng thoáng tính hơn để chấp nhận những điểm xấu của ứng viên đó. Bởi nhà tuyển dụng có thừa khả năng để phát hiện ra điểm yếu của bạn trong vài phút phỏng vấn, nếu bạn không ghi điều ấy vào, họ sẽ đánh giá bạn là người không trung thực. Nhưng khi ghi điểm yếu hãy nhớ ghi theo kiểu “khéo che thì đậy lại”, đừng nên chăm chăm tự “tìm sâu bắt lỗi” cho mình,.
Bài viết trên đây là những chia sẻ chân thành của đội ngũ của tác giả timviec365.vn đối với những bạn đang có ý định ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng. Ưu điểm của nhân viên bán hàng rất quan trọng cho nên khi viết nó bạn phải khiến nó thật rõ ràng và “PR hết mình” vào các điểm mạnh đó. Hy vọng các bạn sẽ tìm được công việc ưng ý của mình và ứng tuyển thành công!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc