
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Phạm Hà
Mỗi doanh nghiệp hoạt động đều rất coi trọng doanh thu bán hàng. Là dân kinh doanh, chắc hẳn bạn cũng hiểu được phần nào khái niệm về doanh thu. Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu xem doanh thu bán hàng là gì nhé.
Doanh thu bán hàng là tổng lợi ích mà doanh nghiệp thu được do bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng bao gồm cả doanh thu bán các sản phẩm ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ.
Doanh thu bán hàng là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp. Vậy đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi ý nghĩa của doanh thu bán hàng là gì? Doanh thu bán hàng quan trọng như thế nào với một doanh nghiệp hay chưa?
Doanh thu bán hàng được coi nguồn tài chính rất quan trọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chi trả cho các khoản, mục chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn tài chính quan trọng quyết định cho những hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán tiếp theo.
Có được doanh thu bán hàng một cách thường xuyên, doanh nghiệp sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển vốn và tăng vòng quay vốn. Đồng thời là điều kiện để chính doanh nghiệp đó có được nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn, doanh nghiệp cũng giảm được chi phí vay vốn bên ngoài.
Doanh thu bán hàng là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp có thể xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp tăng doanh thu tức là lượng tiền thu về tăng đồng thời tăng lượng hàng bán ra, điều này là minh chứng doanh nghiệp đã tạo được vị thế nhất định trong thị trường. Cùng với đó, việc tăng doanh là động lực thúc đẩy tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý doanh thu bán hàng một cách hiệu quả nhất.
Mỗi doanh nghiệp cần chú trọng trong việc quản lý và kiểm soát được các khoản doanh thu và chi phí. Việc xác định kết quả kinh doanh có chính xác hay không là do phần lớn từ việc kiểm soát các khoản thu/chi của doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng sẽ được ghi nhận nếu thỏa mãn các điều kiện dưới đây:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao một phần lớn lợi ích và rủi ro của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn quyền sở hữu và quyền kiểm soát với hàng hóa, dịch vụ quyền này sẽ được chuyển giao sang người mua.
- Cần có căn cứ tương đối chắc chắn về các khoản doanh thu.
- Doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích từ việc bán hàng cho khách.
- Phải xác định được các chi phí liên quan đến hình thành doanh thu.
Doanh thu bán hàng của một doanh nghiệp bao gồm Doanh thu thuần và Tổng doanh thu
Doanh thu thuần được hiểu là doanh thu thực của doanh nghiệp, dùng để tính toán và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Nhờ doanh thu thuần, doanh nghiệp có thể tính được lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, qua đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể xác định được lãi, lỗ trong kỳ.
Công thức:
Doanh thu bán hàng thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ
Trong đó, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, chiết khấu hàng bán, Giá trị hàng hóa bị trả lại,…
Tổng doanh thu là định nghĩa chỉ toàn bộ số tiền ban đầu thu được sau khi thực hiện các hoạt động bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Tổng doanh thu được tính theo công thức như sau:
Tổng doanh thu = Sản lượng nhân với Giá bán
Xem thêm: Độ bao phủ thị trường là gì?
Doanh nghiệp cần làm những gì để có thể thể tăng doanh thu bán hàng? Đây là câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú ý. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương thức, biện pháp khác nhau nhằm tăng doanh thu tùy thuộc vào từng đặc điểm, lĩnh vực và văn hóa kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Dưới đây là một số gợi ý giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp mình:
Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng để định hướng kinh doanh.
Khi đã xây dựng được một kế hoạch và chiến lược kinh doanh hoàn hảo, doanh nghiệp cũng nên có một bản kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực hợp lý để tận dụng tối đa mọi nguồn cung của doanh nghiệp. Việc sở hữu doanh thu ấn tượng sẽ không còn khó khăn nếu doanh nghiệp đã có cho mình một chiến lược và mục tiêu phù hợp.
Sau khi đã xây dựng được chiến lược kinh doanh, việc tiếp theo doanh nghiệp cần làm là xây dựng và triển khai một kế hoạch marketing phù hợp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, từ đó đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu và triển khai các vấn đề liên quan đến marketing như: chính sách sản phẩm,chính sách giá, chính sách phân phối, cùng việc đẩy mạnh các nghiên cứu nhằm khai thác tối đa thị trường và tìm hiểu sâu về nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng về các phương thức bán hàng cũng như phương thức thanh toán để có thể tiết kiệm tối đa thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. Các phương thức bán hàng bao gồm bán buôn hay bán lẻ, điều này tuỳ thuộc vào ngành hàng mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh. Việc lựa chọn phương thức bán hàng hợp lý là đòn bẩy đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp.
Hình thức thanh toán thuận tiện, nhanh chóng góp phần vào việc khuyến khích, thu hút khách hàng mua hàng hoá của doanh nghiệp, giảm thiểu những khoản công nợ khó đòi, như vậy sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Những dịch vụ sau bán hàng bao gồm dịch vụ lắp đặt sửa chữa, hướng dẫn sử dụng,… thuận tiện, chất lượng, chuyên nghiệp góp phần vào việc thu hút một lượng lớn các khách hàng đến với doanh nghiệp và gia tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.
Dịch vụ sau bán là bước cuối cùng trong bán hàng nhưng lại đóng một vai trò quan trọng. Đây là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp “hút” được khách hàng tiếp tục quay lại trải nghiệm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp nên có những bộ phân riêng, chuyên nghiệp trong làm việc để phát triển dịch vụ sau bán. Mở rộng được tập khách hàng thân thiết sẵn sàng quay lại ủng hộ các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đóng góp vào phát triển chung của doanh nghiệp.
Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh là tạo ra doanh thu, và người làm kinh doanh luôn muốn doanh nghiệp của mình đạt được doanh thu cao nhất. Doanh thu bán hàng là mục tiêu nhưng cũng là động lực để doanh nghiệp phấn đấu và không ngừng nỗ lực.
Doanh thu cũng thể hiện cho “uy tín” của doanh nghiệp. Bởi một doanh nghiệp có doanh thu cao chứng tỏ được việc họ bán ra được khối lượng lớn hàng hóa, cung cấp được khối lượng lớn dịch vụ. Khách hàng nhìn vào đây có thể hoàn toàn tin tưởng về uy tín và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Bạn đã biết cách giúp tăng doanh số bán hàng chưa?
Doanh số bán hàng là khái niệm không còn xa lạ gì với người làm kinh doanh. Để đánh giá người làm kinh doanh đó có giỏi hay không, phần lớn dựa vào doanh số bán hàng họ làm cho doanh nghiệp mình. Hãy click vào đường link dưới đây và cùng tìm hiểu về các phương thức giúp tăng doanh số bán hàng nhé.
Chia sẻ
Bình luận