Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Lần cập nhật gần nhất: ngày 12 tháng 08 năm 2024
Các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp không qua trung gian, nhà sỉ lẻ,... mà đến tay của người tiêu dùng trực tiếp được xem là kênh phân phối trực tiếp. Đây là hình thức phân phối đã ra đời từ rất lâu và đóng vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm các thông tin về kênh phân phối qua hình thức trực tiếp thì bạn đừng nên bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé! Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức về kênh phân phối này.
Kênh phân phối có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống quản trị kênh phân phối – DMS. Trước khi hiểu được kênh phân phối theo hình thức trực tiếp, bạn cần biết được khái niệm của kênh phân phối này.
Kênh phân phối trực tiếp (trong tiếng Anh là Direct Distribution channel) là hình thức do doanh nghiệp sản xuất hàng hóa dịch vụ cung cấp trực tiếp cho khách hàng hoặc người tiêu dùng. Đây là hình thức được bán hàng được ra đời đầu tiên, có thể coi là sớm nhất.
Nhà sản xuất sẽ đóng vai trò là người cung cấp hoặc bán các sản phẩm đến tay khách hàng mà không qua ủy quyền hay trung gian. Hình thức này hiện nay được phổ biến rộng rãi trong nhiều đơn vị và doanh nghiệp, đặc biệt là những lĩnh vực kinh doanh thức ăn, thực phẩm, đồ uống hoặc các ngành khác.
Với hình thức bán hàng trực tiếp qua kênh phối, nhà sản xuất có thể sẽ khó quản lý nếu quy mô quá lớn, tuy nhiên nó lại giúp các doanh nghiệp tương tác trực tiếp và kết nối với khách hàng hay người tiêu dùng của mình.
Khi kiểm soát được tất cả các khía cạnh của kênh phân phối này, doanh nghiệp sản xuất có thể giám sát và theo dõi cách mà khách hàng nhận được hàng hóa ra sao, cảm nhận của khách hàng thế nào… Từ đó, có thể tăng được tính tương tác trực tiếp với khách hàng và loại bỏ được những quy trình kém hiệu quả, thừa thãi.
Đồng thời, các kênh phân phối theo hình thức trực tiếp cũng giúp nhà sản xuất biết được thị hiếu của khách hàng và nhu cầu của họ. Doanh nghiệp có thể làm việc trực tiếp với người tiêu dùng khi họ có khiếu nại, mong muốn hoặc yêu cầu nào đó đối với sản phẩm hay dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất.
Ngoài ra, nhà sản xuất cũng có thể thêm được nhiều các chương trình khuyến mãi, dịch vụ hay chính sách làm hài lòng khách hàng, loại bỏ các hình thức bán hàng kém hiệu quả nhờ kênh phân phối qua hình thức trực tiếp này. Khách hàng cũng có được trải nghiệm tốt hơn, giúp doanh nghiệp ổn định được giá cả trên thị trường sản xuất.
Khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm qua hình thức phân phối này, kênh trực tiếp thường gây nên nhiều tốn kém hơn cho doanh nghiệp vì mức vốn đầu tư khi thiết lập khá cao. Mặc khác, khi thực hiện việc phân phối hàng hóa trực tiếp, doanh nghiệp cần thiết lập các hệ thống nhà kho, đội ngũ quản lý, hậu cần, xe tải và cả nhân viên giao hàng. Tuy vậy, một khi doanh nghiệp đã đầu tư hết những yếu tố này, chi phí bỏ ra của doanh nghiệp sẽ ít hơn mô hình qua kênh phân phối gián tiếp.
Kênh phân phối theo hình thức trực tiếp và gián tiếp sẽ có những khác biệt lớn, cụ thể như sau:
- Phân phối trực tiếp: Như đã nói ở trên, đây là hình thức do các nhà sản xuất tự tổ chức và quản lý. Khi thiết lập ban đầu về các kênh phân phối này, thường có xu hướng tốn kém hơn hình thức trực tiếp vì kênh trực tiếp cần có yêu cầu từ nguồn đầu tư đáng kể và cần được thiết lập một số bộ phận như: Hậu cần, kho bãi, xe tải và nhân viên giao hàng.
Tuy vậy, khi những điều này đã được thực hiện, nhà sản xuất dễ dàng kiểm soát được các kênh phân phối và rút ngắn được chi phí sản xuất, ít tốn kém hơn với kênh phân phối gián tiếp.
Khi kiểm soát được tất cả khía cạnh của kênh phân phối, nhà sản xuất cho thể kiểm soát được khách hàng của mình, cách thức hàng hóa được phân phối, tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và loại bỏ được những yếu tố dư thừa, kém hiệu quả.
- Phân phối gián tiếp: Kênh phân phối gián tiếp sẽ dựa vào trung gian như các hệ thống bán buôn, và bên thứ 3 này sẽ thực hiện quá trình phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Thách thức lớn nhất của kênh phân phối này là bên thứ 3 cần biết cách phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay khách hàng, giúp các khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm.
Tuy vậy, các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ cũng thành công khi phân phối được các khoản thu theo những cách mà nhà sản xuất theo hình thức trực tiếp không thể thực hiện.
Kênh gián tiếp giúp nhà sản xuất tiết kiệm được các chi phí khác so với kênh trực tiếp như chi phí về kho bãi, hậu cần và họ thực hiện việc quản lý đơn giản hơn rất nhiều so với kênh trực tiếp.
Các kênh phân phối theo hình thức trực tiếp cũng giúp bổ sung thêm các nhà cung cấp, chi phí hay các bộ phận hành chính, khiến người tiêu dùng tăng cao chi phí mua hàng, khiến quá trình giao hàng, vận chuyển bị chậm và khiến nhà sản xuất mất quyền kiểm soát hàng hóa.
Đồng thời, khác với kênh phân phối theo hình thức trực tiếp là doanh nghiệp tự thực hiện các quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, thì với hình thức phân phối gián tiếp, các công ty hay nhà buôn có thể chỉ đóng vai trò trong một quá trình nhất định.
Ví dụ, công ty cung cấp sản phẩm có thể không bao gồm dịch vụ vận chuyển hoặc công ty có thể chuyên sâu về vận chuyển hàng hóa, nhưng vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả lại cần chuyên môn khác. Doanh nghiệp có thể tập trung vào các năng lực cốt lõi của mình khi thực hiện cung cấp các dịch vụ vận chuyển cho một công ty tập trung về những năng lực đó hoàn toàn.
Nói một cách khác, phân phối trực tiếp là cách tiếp cận hàng hóa đưa đến tay người tiêu dùng mà nhà sản xuất sẽ có toàn quyền kiểm soát các hoạt động phân phối các sản phẩm, hàng hóa. Còn kênh phân phối gián tiếp do ne thứ ba thực hiện, gồm kho hàng, nhà bán lẻ và nhà bán buôn thực hiện phân phối.
Việc phân phối trực tiếp cũng giúp công ty kiểm soát được toàn bộ quá trình và tiếp nhận trực tiếp phản hồi của khách hàng trong các quá trình, còn phân phối gián tiếp giúp công ty có thể tập trung vào một cốt lõi hoạt động kinh doanh nào đó và thực hiện thuê ngoài phân phối cho một chuyên gia.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được tất cả những thông tin về hình thức kênh phân phối trực tiếp. Với hình thức phân phối trực tiếp, nhà sản xuất sẽ không cần thực hiện phân phối hàng hóa qua bên trung gian, tăng cao hiệu quả sản xuất và có thể phân phối được những sản phẩm trực tiếp tới những khách hàng có nhu cầu. Nhà sản xuất cũng dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện các khâu dịch vụ với người tiêu dùng.
Chiến lược phân phối sản phẩm
Để có thể phân phối sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược phân phối giúp khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp và tăng cao lợi nhuận nhờ được nhiều người biết tới. Vậy các chiến lược phân phối sản phẩm hiện nay là gì? Cách để chọn chiến lược phân phối ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến các chiến lược phân phối này? Click xem ngay!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc