Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Khám phá xem đội ngũ quản lý thị trường có chức năng gì

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 12 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Quản lý thị trường là đội ngũ cán bộ rất cần thiết trong cuộc sống. Họ có nhiệm vụ rà soát và đảm bảo an toàn trong hoạt động thương mại, giúp “thâu tóm” những hành vi sai trái như buôn lậu, vận chuyển và lưu thông hàng giả. Trong phạm vi bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết để biết quản lý thị trường có chức năng gì nhé.

1. Quản lý thị trường có chức năng gì đặc biệt?

Nếu bạn là một “dân buôn" thì có lẽ cụm từ quản lý thị trường sẽ chẳng còn xa lạ gì. Quản lý thị trường là đội ngũ thuộc lực lượng chuyên trách của Nhà nước có nghĩa vụ thực hiện phòng - chống và xử lý các hành vi mua bán, kinh doanh trái phép, sử dụng hàng hoá nhập lậu hoặc sản xuất hàng giả, hàng cấm hoặc những món đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ,...

Cán bộ quản lý thị trường
Cán bộ quản lý thị trường 

Mục đích ra đời của đội quản lý thị trường chính là bảo vệ chất lượng an toàn thực phẩm/hàng hoá khi đến tay người tiêu dùng đồng thời triệt phá các đường dây làm ăn phi pháp, ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cộng đồng.

1.1. Hệ thống của quản lý thị trường 

Các cán bộ quản lý thị trường có mặt ở khắp mọi nơi từ Trung ương đến địa phương để luôn nắm bắt và kiểm tra tình hình sản phẩm cũng như kiểm soát chất lượng thị trường kinh doanh. 

- Về phía Trung ương sẽ có Cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Thương mại, được phụ trách trực tiếp bởi Cục trưởng. Hiện nay cơ quan đại diện được phân bổ ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. 

- Về phía các tỉnh thành sẽ có Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại được Chi cục trưởng (tức Phó giám đốc Sở Công thương) phụ trách.

- Về phía quận, huyện, thị xã và thành phố sẽ có Đội quản lý thị trường trực thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn, được phụ trách trực tiếp bởi Đội trưởng.

Quản lý thị trường được phân chia thành nhiều hệ thống
Quản lý thị trường được phân chia thành nhiều hệ thống

1.2. Chức năng của quản lý thị trường 

Chức năng chung của các cán bộ quản lý thị trường là “dẹp loạn" đối với những hành vi phạm pháp liên quan đến vấn đề kinh doanh, hoạt động thương mại nhằm giữ gìn và bảo vệ trật tự, an toàn chung cho người dân trong cộng đồng.

1.2.1. Cục quản lý thị trường 

Kiểm tra việc thi hành pháp luật cũng như các chính sách, thể lệ của hoạt động buôn bán thương mại.

Đề xuất những giải pháp triệt để với Bộ trưởng Bộ Công thương đồng thời tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh.

Chức năng của Cục quản lý thị trường
Chức năng của Cục quản lý thị trường

Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý, xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi trái nguyên tắc trong lĩnh vực thương mại 

Có nhiệm vụ luôn ở bên để cùng Giám đốc Sở phối hợp chủ trì tổ chức các hoạt động giữa các ngành, các cấp địa phương nhằm chống lại hành vi buôn lậu, sản xuất hàng giả và hàng cấm. 

Tổng hợp tình hình thực thi pháp luật để báo cáo, so sánh tình trạng đồng thời xây dựng phương án giải quyết ổn thoả. 

Cục quản lý thị trường còn có chức năng quản lý và thực hiện tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho các kiểm soát viên nhằm nâng cao nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết. Bởi vì đối với các trường hợp buôn lậu trái phép thường sử dụng những hành vi, mánh khóe tinh vi nhằm “qua mắt" pháp luật chính vì thế đội ngũ quản lý thị trường cần được mài dũa và huấn luyện thường xuyên để xử lý những sự việc mang tính chất nghiêm trọng đó.

1.2.2. Chi cục quản lý thị trường 

Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các Đội Quản lý thị trường thực hiện nghĩa vụ kiểm tra, rà soát để phát hiện hàng nhập lậu, hàng cấm được lưu thông cùng nhiều hành vi gian dối khác trong kinh doanh.

Quản lý công chức, biên chế, kinh phí và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở địa phương. 

Chức năng của Chi cục quản lý thị trường
Chức năng của Chi cục quản lý thị trường

Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm soát thị trường theo từng kỳ báo cáo mà Sở quyết định. Xử lý các vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chi cục và các vụ việc mà Đội quản lý thị trường chuyển lên. 

Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền và chức vụ cao hơn để sửa đổi hoặc bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thị trường.

Tuyên truyền, phổ biến chính sách về pháp luật thương mại, phối hợp với UBND tỉnh để đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo việc kinh doanh của các cá nhân, tổ chức được chấp hành theo đúng quy định.

1.2.3. Đội quản lý thị trường 

Phát hiện hàng nhập lậu, hàng cấm được lưu thông trái phép đồng thời kiểm tra việc thực hiện đăng ký kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thương mại, nếu sự việc vượt quá thẩm quyền thì sẽ báo cáo và chuyển lên để cấp trên đưa ra phương án xử lý. 

Chức năng của Đội quản lý thị trường
Chức năng của Đội quản lý thị trường

Phối hợp với cơ quan trong địa bàn để phân công nhiệm vụ kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính. Khi thấy có dấu hiệu của sự “đi ngược với quy định ban hành" thì kiểm soát viên sẽ có chức năng yêu cầu cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu, kiểm tra hiện trường sản xuất và lập biên bản nếu có vấn đề bất ổn để xử lý sự việc. 

Đề xuất với Chi cục để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp quản lý thị trường hiệu quả nhằm ngăn chặn các hành vi sai trái và giảm thiểu bất cập về cơ chế, chính sách của pháp luật thương mại.

2. Một số thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường 

Như đã giới thiệu ở trên, đội ngũ quản lý sẽ có thẩm quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp tình hình, số liệu và chứng cứ về hàng hoá. Khi phát hiện sản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan sẽ lập biên bản để điều tra sự việc. 

Tại những vị trí khác nhau còn được quyền xây dựng văn bản, sửa đổi và bổ sung điều luật về pháp luật thương mại nhằm tối ưu và triệt để theo từng giai đoạn. Tất nhiên công đoạn này phải đúng trình tự cũng như tuân thủ rõ quy định của Nhà nước. 

Đảm bảo chất lượng trong hoạt động thương mại là nhiệm vụ chung của các cán bộ quản lý thị trường
Đảm bảo chất lượng trong hoạt động thương mại là nhiệm vụ chung của các cán bộ quản lý thị trường

Đội ngũ cán bộ cũng sẽ được trang bị những phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ chuyên dụng theo quy định của pháp luật. Được phép sử dụng vũ khí trong các trường hợp, tình huống đặc biệt khẩn cấp để đề phòng, bảo vệ tính mạng bản thân. 

Những quyền này có tác dụng hỗ trợ đội ngũ quản lý thị trường trong việc kiểm tra và lọc ra các hành vi vi phạm luật trong lĩnh vực kinh doanh của chúng ta. 

Có thể nói sự có mặt của đội ngũ các bộ kiểm soát viên - quản lý thị trường đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của con người. Nếu không có họ thì những sản phẩm giả mạo, chất lượng kém sẽ chẳng bao giờ bị phát hiện và thu hồi; những tổ chức, cá nhân làm ăn trái lương tâm đạo đức sẽ chẳng bao giờ phải chịu hình phạt thích đáng. 

Như vậy qua bài viết trên chúng ta đã cùng nhau khám phá và tìm hiểu đội ngũ quản lý thị trường cho chức năng gì. Hy vọng với những gì mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn cập nhật được nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên theo dõi timviec365.vn để bỏ túi nhiều thông tin hấp dẫn nhé.

Quản lý thị trường kiểm tra những gì

Cùng nhau khám phá bài viết dưới đây để hiểu hơn về quy trình cũng như nội dung mà các cán bộ quản lý thị trường sẽ kiểm tra nhé. 

Quản lý thị trường kiểm tra những gì 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;