Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 07 năm 2024
Vấn đề về tranh chấp đất đai là một vấn đề luôn nóng trong xã hội hiện nay, khi nó tồn tại và gia tăng ngày càng nhanh chóng và phức tạp. Khi xảy ta các mâu thuẫn về tranh chấp đất đai thì việc cần làm là phải có một mẫu đơn khiếu nại để được pháp luật hỗ trợ giải quyết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách viết đơn như thế nào cho đúng quy định. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai một cách cụ thể và chi tiết
Mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai là một văn bản quản lý được cấp ra để người có liên quan sử dụng khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền để được giải quyết.
Bên cạnh đó, đây cũng là một biểu mẫu chuẩn, ghi chép các thông tin của người khiếu nại một cách chi tiết để giúp các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thông tin chính xác, cụ thể để xử lý.
Ông bà ta có câu “tấc đất tấc vàng”, một khi tài sản và quyền lợi của bản thân bị xâm phạm, việc làm đơn khiếu nại phải nhanh chóng và kịp thời. Tuy nhiên để viết được mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai, người làm đơn phải nắm rõ được cấu trúc mẫu đơn khiếu nại và cách trình bày đơn như thế nào cho đầy đủ và chính xác nhất để được các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu cách viết mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai ngay dưới đây.
Bước 1: Viết tên tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2024 đã quy định rất rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND:
Ở đây khi đã hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì có thể giải quyết và trình đơn lên 2 nơi sau:
1. Trình đơn lên Tòa án nhân dân nếu có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 Luật đất đai 2024 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất
2. Nếu đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong hai giấy tờ quy định tại điều 100 Luật đất đai 2024 thì người làm đơn có thể trình đơn lên những cơ quan sau:
Theo trường hợp có tranh chấp giữa các cá nhân, hộ gia đình, khu dân thì sẽ trình đơn lên cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; sau khi giải quyết mà hai bên vẫn chưa đồng ý với quyết định thì sẽ có quyền được khiếu nại và trình đơn lên Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bên cạnh đó, người khiếu nại cũng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo đúng quy định của pháp luật về luật tố tụng hành chính
Trường hợp tiếp theo là tranh chấp với một bên là tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ trình đơn lên Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tình để được giải quyết. Nếu một trong hai bên không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, hoặc cũng có thể khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật về luật tố tụng hành chính tại Tòa án nhân dân
Bước 2: Bước tiếp theo là ghi đầy đủ họ tên và nơi cư trú của người khiếu nại. Bên cạnh đó, cung cấp đầy đủ họ tên, nơi cư trú của những người liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai
Bước 3: Sau khi ghi đầy đủ thông tin người khiếu nại thì hãy trình bày chi tiết nội dung khiếu nại giải quyết tranh chấp đất. Bao gồm những nội dung sau: Lý do trình đơn, mục đích, yêu cầu giải quyết như thế nào? Các thông tin này phải đầy đủ, chi tiết và rõ ràng để cơ quan thẩm quyền giải quyết được tình trạng tranh chấp đất một cách nhanh chóng
Người khiếu nại phải tóm tắt được vụ việc dẫn đến tranh chấp đất đai. Các sự việc này phải diễn ra theo trình tự thời gian từ xa đến gần, không được nêu lộn xộn tránh việc hiểu lầm. Bên cạnh đó cần nêu được các tranh chấp giữa hai bên liên quan đến khu vực tranh chấp
Về yêu cầu giải quyết tranh chấp, người khiếu nại phải cung cấp đầy đủ thông tin về ranh giới mảnh đất, chủ sở hữu hợp phát đất,… Tiếp sau đó là nêu những yêu cầu cụ thể để cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết một cách hợp lý nhất.
Bước 4: Bước cuối cùng đừng quên chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm đơn và sự xác nhận của chính quyền địa phương
Ở bước này người khiếu nại cần có hai lưu ý như sau: Nếu người làm đơn là cá nhân thì phải có chữ ký và ghi rõ họ tên đầy đủ; còn nếu người làm đơn là cơ quan hay tổ chức thì phải có người đại diện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu cơ quan, tổ chức đó.
Bước 5: Trình bày các giấy tờ, tài liệu liên quan đến đơn khiếu nại như sổ đỏ, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất,…
Bên cạnh đó, nếu như có các tài liệu, thông tin mà bạn xét thấy cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp, đừng quên cho vào. Đây sẽ là các thông tin nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền lợi ích cho các bên.
Xem thêm: Việc làm quản lý đất đai
Ngoài những thông tin đầy đủ, chính xác phục vụ cho việc viết đơn khiếu nại, người làm đơn cũng cần lưu ý những điểm sau
Thứ nhất, vì là biểu mẫu hành chính nên người làm đơn cần lưu ý trình bày quốc hiệu, tiêu ngữ theo đúng quy định.
Thứ hai, cần lưu ý đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Mỗi loại quyết định hành chính, hành vi hành chính lại có một cơ quan có thẩm quyền giải quyết khác nhau, bên cạnh đó, việc giải quyết khiếu nại trải qua 2 lần và mỗi lần lại một cấp cơ quan khác nhau. Chính vì thế, khi nộp đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần xem xét và nộp đúng thẩm quyền, tránh việc nộp không đúng nơi để đơn không được giải quyết và bị trả về.
Thứ ba, những thông tin trong đơn khiếu nại phải trung thực và chính xác, tuyệt đối không khai man để có lợi cho mình. Vì đây là mẫu đơn gửi lên các cơ quan điều tra có thẩm quyền nên những thông tin trong đơn khiếu nại phải chính để phục vụ cho việc điều tra diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Bên cạnh đó, từ ngữ trong đơn cũng phải mạch lạch, rõ ràng, tránh để các yếu tố cảm xúc lấn át
Thứ tư, nên tham khảo trước nội dung của bộ luật đất đai mới nhất do nhà nước ban hành để tìm hiểu các điều khoản liên quan đến trường hợp của mình. Nội dung này sẽ giúp ích rất nhiều cho người làm đơn vì đã chỉ ra rất rõ ràng các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai, bên cạnh đó còn cung cấp chi tiết các quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đất.
Thứ năm, trong trường hợp không có nhiều kinh nghiệm về việc viết đơn khiếu nại tranh chấp sử dụng đất, hãy thuê các đơn vị thứ ba trợ giúp. Điều này tránh được việc mẫu đơn thiếu chuyên nghiệp và không đúng với quy định của pháp luật.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết và những lưu ý cách viết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn đọc về cách viết một mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm: Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện như thế nào?
Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp chuyên nghiệp và chi tiết
Bạn đang quan tâm đến lý lịch tư pháp nhưng không biết phải làm như nào? Hãy click và tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc