Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng trang phục? Tại sao không?

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 03 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nếu như CV xin việc là yếu tố đầu tiên giúp nhà tuyển dụng biết đến bạn thông qua các thông tin tuyển dụng mà doanh nghiệp/công ty yêu cầu thì trang phục phỏng vấn là yếu tố hình thức khiến nhà tuyển dụng nhìn thấy thứ 2 xếp sau CV. Trường hợp bạn phải đi phỏng vấn gấp thì hãy tận dụng triệt để yếu tố này bằng một vài lời khuyên về trang phục trong bài viết dưới đây.

1. Trang phục khi phỏng vấn có vai trò quan trọng như thế nào?

Trang phục khi phỏng vấn có vai trò quan trọng như thế nào?

Ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng dành cho bạn rất quan trọng vì đó sẽ là điều họ luôn ghi nhớ khi nhắc đến tên của bạn. Tất cả những gì bạn thể hiện ở lần gặp mặt đầu tiên với nhà tuyển dụng sẽ trở thành ấn tượng sâu đậm, rất khó thể thay đổi và có thể trở thành định kiến của họ dành cho bạn. Chính bởi vì lý do này mà trang phục trong các buổi phỏng vấn có vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu.

Trang phục trong buổi phỏng vấn phần nào thể hiện tác phong chuyên nghiệp của bạn. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người chuyên nghiệp, chỉn chu, tỉ mỉ ngay cả trong những việc nhỏ nhất nên trong quá trình làm việc sau này, bạn cũng sẽ thể hiện những ưu điểm đó để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc.

Khi đi phỏng vấn, một bộ trang phục không chỉn chu, hay lôi thôi, luộm thuộm sẽ là yếu tố mà các nhà tuyển dụng sẽ đánh trượt bạn. Bạn cần bỏ ngay ý nghĩ một bộ trang phục thì làm sao có thể dùng để đánh giá con người được. Nếu có suy nghĩ như vậy thì bạn cần thay đổi ngay lập tức vì đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bạn không nhất thiết phải sắm lại toàn bộ tủ quần áo nhưng nên chuẩn bị những trang phục tối thiểu nhất dùng cho các buổi phỏng vấn và có thể dùng đến trong quá trình làm việc sau này.

Kiếm việc làm

2. Trang phục đối với nữ giới

Trang phục đối với nữ giới

2.1. Quần áo

Phụ nữ có lợi thế cho sự linh hoạt và sáng tạo khi lựa chọn tủ quần áo của họ. Trang phục dùng cho các buổi phỏng vấn không nhất thiết phải dùng vest nhưng nhất định đó phải là một bộ trang phục lịch sự, chỉn chu. Bạn có thể mặc quần âu hoặc váy. Váy phải dài quá đầu gối và không được trên đầu gối quá mức. Họa tiết và màu sắc quần áo phải thanh lịch và nhã nhặn, ví dụ: màu xanh, màu kaki, màu xanh dương đen, và màu than. Bạn cần tránh mặc những màu sắc thuộc gam nóng: cam, đỏ, vàng,…

Ngoài ra, các bạn nữ cần tránh những kiểu dáng áo, váy, quần phản cảm hay trông sexy vì điều đó là không cần thiết cho các buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng cũng sẽ không hài lòng nếu bạn mặc như vậy.

2.2. Giày

Để phù hợp với bộ quần áo, giày dép cũng nên theo phong cách lịch sự, không quá cầu kì. Bạn có thể đi giày cao gót nhưng không cần quá cao, gót giày chỉ cần cao từ 3cm-5cm là đủ. Bạn cũng không nên phối giày có màu sắc tương phản với quần áo đang mặc để được nổi bật vì có thể gây phản tác dụng. Bạn nên chọn những đôi giày có màu tối, đơn giản, tránh sử dụng dép xăng đan, dép xỏ ngón, các loại dép hở mũi, không có quai hậu.

2.3. Phụ kiện

Bạn có thể sử dụng vớ có mà trùng với màu da. Kiểu tóc cũng nên đơn giản và nhẹ nhàng, tốt nhất vẫn là cột tóc đuôi ngựa. Trang điểm nhẹ chứ không quá đậm. Nói chung, hãy để nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn về ngoại hình chứ không phải để họ tập trung quá vào chúng, như thế đôi khi sẽ mang đến tác dụng trái ngược. Bạn có thể mang theo túi xách màu tối, bản nhỏ hoặc một cặp tài liệu. Nếu muốn điệu đà hơn thì bạn có thể đeo thêm trang sức như hoa tai hoặc nhẫn nhưng kiểu dáng của chúng không cần quá cầu kì, hoa tai chỉ cần đeo một đôi và nhẫn chỉ cần một chiếc nếu có.

>>> Tìm hiểu thêm: Kĩ năng hạ gục nhà tuyển dụng cực kì hữu hiệu

3. Trang phục đối với nam giới

Trang phục đối với nam giới

3.1. Quần áo

Nam giới thì cách ăn mặc có thể sẽ đơn giản hơn so với phái nữ nhưng yếu tố lịch sự phải được đặt lên hàng đầu. Bạn có thể mặc bộ quần áo sẫm màu, có thể là màu tímthan, màu xanh dương hoặc màu đen. Áo sơ mi trắng là cần thiết và nếu có cà vạt thì càng tốt. Bạn cần chọn cà vạt với họa tiết tao nhã và phù hợp với trang phục của mình để không tạo cảm giác lố bịch hay quá bóng bẩy.

3.2. Giày dép

Bạn tuyệt đối không được đi dép xỏ ngón khi đi phỏng vấn bởi điều đó chứng tỏ bạn không tôn trọng nhà tuyển dụng. Bạn nên sử dụng giày tây màu đen, cùng màu với thắt lưng.

3.3. Phụ kiện

Nếu bạn không gặp vấn đề về mùi cơ thể thì có sử dụng nước hoa hay không cũng được. Nếu có thì nên sử dụng vừa phải, đủ để tạo mùi hương nhẹ chứ không gắt.

Đầu tóc gọn gàng, không xuề xòa, nếu tóc bạn đang quá dài thì nên cắt ngắn đi. Bạn cũng không nên mang quá nhiều đồ trang sức, bạn có thể đeo đồng hồ. Bạn còn cần phải cạo râu cho thật sạch sẽ và nếu bạn đeo khuyên tai thì tốt nhất nên tháo ra khi phỏng vấn.

4. Lưu ý chung về trang phục khi phỏng vấn cho cả nam và nữ

Lưu ý chung về trang phục khi phỏng vấn cho cả nam và nữ

Sau đây là một vài lưu ý chung về trang phục phỏng vấn cho cả nam và nữ:

- Màu sắc: trang nhã, nhẹ nhàng, không dùng màu nóng.

- Kiểu trang phục: trang phục công sở (áo sơ mi và quần âu, nữ có thể dùng váy)

- Giày dép: sạch sẽ, lịch sự, không dùng các loại dép khi đi phỏng vấn

- Kiểu tóc: gọn gàng, đơn giản

- Đừng phức tạp khi trang điểm và sử dụng mỹ phẩm, và nếu sử dụng nước hoa thì không cần phải dùng quá nhiều.

- Phụ kiện: mang túi xách hoặc cặp đựng giấy, không đeo những trang sức phản cảm khi đi phỏng vấn

Hãy nhớ rằng, ấn tượng ban đầu khi tìm việc ở đâu bao giờ cũng đem lại hiệu quả tốt nhất, nên nếu đang có dự định tìm việc làm bạn hay chuẩn bị phỏng vấn thì hãy “bỏ túi” cách ăn mặc như trên và tự tin bước vào vòng phỏng vấn nhé.

>>> Xem thêm ngay: Bảng tin việc làm thư ký tại Hà Nội đang được các nhà tuyển dụng đăng trên timviec365.

CV mẫu

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý