Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[GDN là gì?] Quảng cáo GDN có thực sự hữu ích hay không?

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 11 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Google Display Network - hay thuật ngữ GDN là một hình thức quảng cáo phổ biến, thậm chí là không thể thiếu của các doanh nghiệp hiện nay, bất kể hoạt động ở lĩnh vực nào. Nhiều nhận định sau khi ứng dụng quảng cáo GDN cho rằng, nhất định phải có GDN tương trợ thì các doanh nghiệp mới có thể xâm nhập vào một phân khúc thị trường mới. Vậy chính xác thì GDN là gì? Tại sao các doanh nghiệp lại lựa chọn hình thức quảng cáo này? Và chúng có thực sự hữu dụng như lời đồn? Tất cả sẽ được bài viết sau đây trả lời từ A - Z!

1. Thuật ngữ GDN là gì?

Thuật ngữ GDN là gì?
Thuật ngữ GDN là gì?

GDN hay đầy đủ là Google Display Network, là một hình thức quảng cáo banner Google. GDN là tổng hòa một hệ thống mạng lưới quảng cáo trên các website hiển thị banner, các website đó thuộc chương trình đối tác của Google Adsense. Các doanh nghiệp có thể chủ động chạy GDN hướng đến mục tiêu các đối tượng cần tiếp cận theo kế hoạch Marketing của họ.

Những website là đối tác của Google Adsense tại Việt Nam đa phần là các đơn vị tin tức, báo chí uy tín. Có thể kể đến như VnExpress, Zing, Tuổi Trẻ, 24h, Dân Trí, Youtube,... Chính vì điều này, GDN chủ yếu được các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng như là giải pháp tiếp cận thị trường, gia tăng khách hàng tiềm năng, quảng bá hình ảnh, tăng độ nhận diện thương hiệu,... chứ về cơ bản, GDN tối thiểu phục vụ cho mục đích tương tác bán hàng như khi chạy các hình thức quảng cáo Facebook ads hay Google ads,...

Trước khi khởi động một chiến dịch quảng cáo GDN, thông thường cần phải chuẩn bị những yếu tố sau đây:

  • Thứ nhất, dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Thứ hai, website để chạy GDN.
  • Thứ ba, ngân sách để phục vụ cho việc chạy GDN.
  • Thứ tư, banner hình ảnh (mặc dù có thể chạy GDN bằng text, nhưng công dụng sẽ kém hơn).

​Tuyển dụng

2. Tìm hiểu những yếu tố gắn liền với quảng cáo GDN

2.1. Hình thức đấu giá GDN

 Hình thức đấu giá GDN
 Hình thức đấu giá GDN

Trong quảng cáo GDN, có hai hình thức đấu giá như sau:

- CPC (cost per click): Khi quảng cáo của các doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện trên các trang web thuộc mạng lưới GDN. Đây là khoảng chi phí tối đa doanh nghiệp có thể thanh toán cho mỗi lần nhấp chuột trong trường hợp người dùng bắt đầu click vào banner.

- CPM: Đây là khoản chi phí cần thanh toán trên mỗi nghìn lần hiển thị banner quảng cáo của doanh nghiệp.

2.2. Hệ thống thuật ngữ trong GDN

Một số thuật ngữ bạn nên làm quen nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu GDN là gì và cách chạy GDN ra sao:

- CPC tối đa: Là khoản chi phí tối đa doanh nghiệp chấp nhận thanh toán cho phiên đấu giá cho mỗi lần xuất hiện một cú nhấp chuột vào banner quảng cáo của bạn.

- Hiển thị: Là tổng lượt banner quảng cáo hiển thị trên các website trong GDN. Thông qua việc thống kê số liệu hiển thị, các doanh nghiệp sẽ biết được quảng cáo có hoạt động suôn sẻ hay không.

Hệ thống thuật ngữ trong GDN
Hệ thống thuật ngữ trong GDN

- Số click: Tổng lần click vào banner khi chúng hiển thị trên các website thuộc mạng lưới quảng cáo GDN.

- CRT: Khi doanh nghiệp hiển thị quảng cáo, CTR là tần suất người dùng click vào banner. Thông qua chỉ số CTR, doanh nghiệp cũng đánh giá được tính hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Chỉ số này được tính theo công thức, là tổng của số click chia cho chỉ số hiển thị.

- Chuyển đổi: Khi người dùng click vào quảng cáo, đây là chỉ số thể hiện số chuyển đổi của doanh nghiệp nhận được. Để cài đặt chuyển đổi, bạn cần xác định những tương tác cụ thể, chẳng hạn như nhấp vào số điện thoại, điền form, chat,...

2.3. Nhắm mục tiêu trong GDN

Hướng đến các mục tiêu trong quảng cáo GDN bao gồm:

- Keywords: Là hình thức nhắm mục tiêu trên cơ sở lịch sử tìm kiếm của người dùng trên công cụ tìm kiếm Google. Cũng như có từ khóa mà bạn nhắm mục tiêu trên nội dung website thuộc chương trình đối tác của GDN.

Nhắm mục tiêu trong GDN
Nhắm mục tiêu trong GDN

- Đối tượng: Là hình thức nhắm mục tiêu theo thói quen, hành vi của người dùng. Chẳng hạn như nhu cầu, sở thích, tiếp thị lại, đối tượng tương tự như người dùng cũ, hành vi nghiên cứu sản phẩm,...

- Nhân khẩu học: Là hình thức nhắm mục tiêu về giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên đây là hình thức nhắm mục tiêu tương đối, không có tỷ lệ tuyệt đối. Không giống như mạng xã hội Facebook, bởi tại đây, người dùng thường khai báo các thông tin cá nhân có tỷ lệ chính xác hơn.

- Chủ đề và vị trí đặt: Xác định chủ đề (theme) để hiển thị nội dung liên quan đến một lĩnh vực nhất định thuộc chủ đề đó. Và nhắm mục tiêu vào các đơn vị website thuộc đối tác của Google Adsense mà bạn mong muốn được hiển thị banner quảng cáo lên đó.

2.4. Định dạng quảng cáo GDN

Định dạng quảng cáo GDN
Định dạng quảng cáo GDN

- Quảng cáo đáp ứng: Đây là định dạng quảng cáo auto điều chỉnh theo không gian quảng cáo sao cho phù hợp. Định dạng này thường không mất quá nhiều thời gian của bạn, chỉ cần thiết kế 2 banner với kích thước khoảng tương đương 1200×628 và 1200×1200.

- Quảng cáo hình ảnh: Đây là định dạng quảng cáo GDN bao gồm 15 kích cỡ chuẩn. Bạn có thể tìm hiểu các kích cỡ này để thuận lợi trong việc thiết kế hình ảnh nhé.

Việc làm marketing - pr tại hà nội

3. Đánh giá tính hữu dụng của hình thức quảng cáo GDN

Khi hiểu đúng khái niệm GDN là gì? Hãy cố gắng tìm hiểu về công dụng và một số đánh giá chung về tính khả thi của hình thức Marketing này nhé.

3.1. Tại sao GDN luôn được các doanh nghiệp lựa chọn?

Mục đích chính của GDN như đã nói, đó chính là tăng độ phủ cho thương hiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Tại nước ta, rất nhiều công ty lớn có xu hướng chọn GDN để đầu tư, tuy nhiên các công ty nhỏ thì ngược lại. Bởi nhiều doanh nghiệp cho rằng, GDN không mang lại nhiều lợi ích và đặc biệt không phục vụ mục đích của chiến dịch Marketing như họ mong muốn. Bạn có thể chỉ thấy những doanh nghiệp trong ngành xe hơi, bất động sản,... gắn liền với quảng cáo GDN tại Việt Nam, một số ít khác là chạy Google Remarketing.

Về cơ bản, giữa GDN và Google Remarketing có cơ chế hoạt động không khác gì nhau. Hay hiểu một cách nôm na, trong GDN có Google Remarketing, bởi chúng chính là một phần nhánh thuộc về GDN.

3.2. Ưu điểm của quảng cáo GDN

Ưu điểm của quảng cáo GDN
Ưu điểm của quảng cáo GDN

Kể cả khi GDN không phải là một hình thức chạy quảng cáo thông dụng, hay được các doanh nghiệp ưu tiên. Nhưng lợi ích đáng kể của chúng là điều không thể phủ nhận, đó là gì?

Thứ nhất, chạy GDN bạn sẽ triển khai được các mẫu quảng cáo đa dạng, từ ảnh động, ảnh tĩnh, cho đến định dạng video, hay text thông thường,...

Thứ hai, GDN mang lại tỷ lệ tiếp cận người dùng lớn, chạy GDN trên các website lớn sẽ giúp độ phủ thương hiệu của doanh nghiệp rộng khắp.

Thứ ba, GDN thúc đẩy tầm ảnh hưởng và mức độ đáng tin của thương hiệu.

Thứ tư, có thể linh hoạt điều chỉnh GDN theo chiến lược kinh doanh, vì GDN cho phép người dùng tự chọn đối tượng.

Thứ năm, có thể thay đổi thông điệp, mẫu quảng cáo dễ dàng theo từng kế hoạch và chiến dịch từng giai đoạn.

Thứ sáu, nếu biết cách chạy GDN trên các website hay bài viết cùng chủ đề, hoặc cận chủ đề, sẽ giúp mở rộng được quy mô và thị trường khách hàng nhanh hơn. Chẳng hạn như quảng cáo xe hơi trên các website công nghệ, xe cộ hoặc kinh tế,...

Thứ bảy, hỗ trợ gia tăng khả năng mua hàng thông qua chiến lược Remarketing, nghĩa là tiếp thị lại những đối tượng đã quan tâm đến sản phẩm trên website của mình.

Thứ tám, GDN hỗ trợ cho SEO khá hiệu quả.

Bằng tám ưu điểm đã liệt kê ở trên, GDN hứa hẹn sẽ là một “con tốt” đắc lực của các doanh nghiệp, tuy đi chậm như mà chắc, thậm chí sẽ giúp bạn giành thắng lợi ở những phút chót.

3.3. Hạn chế của quảng cáo GDN

 Hạn chế của quảng cáo GDN
 Hạn chế của quảng cáo GDN

Như đã nói ở những bài viết về các hình thức quảng cáo Marketing từ trước. Bất kể là hình thức nào, cũng sẽ tồn tại cả mặt lợi và mặt hại. GDN cũng vậy, bên cạnh những lợi ích mà GDN mang lại, một vài hạn chế sau bạn có thể cân nhắc thật kỹ trước khi triển khai cho doanh nghiệp của mình.

Thứ nhất, vị trí xuất hiện quảng cáo GDN không được bạn tùy chọn, nghĩa là chúng được sắp đặt một cách ngẫu nhiên khó kiểm soát. Đồng thời, bạn có thể phải “chạm trán” với các đối thủ khi trên thị trường cạnh tranh, không chỉ có bạn, mà những doanh nghiệp khác cũng chạy quảng cáo GDN, thậm chí được đặt trên cùng một vị trí với bạn.

Khi hai nhược điểm trên kết hợp lại với nhau, người dùng có thể nhầm lẫn giữa các doanh nghiệp. Và đó cũng chính là lý do những doanh nghiệp hạn chế về ngân sách quảng cáo, quy mô nhỏ sẽ không nghĩ GDN là một lựa chọn ưu tiên của họ.

Mặc dù vậy, GDN có nhiều điểm tốt hơn là những mặt hại mà chúng mang lại. Do đó, nếu bạn bắt đầu làm quen với khái niệm GDN là gì? Bắt đầu chạy thử quảng cáo GDN, thì lời khuyên dành cho bạn là hãy chạy song song GDN với Google Remarketing. Lúc này, tính khả thi sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Bạn biết đấy, trong thế giới Marketing đầy cạnh tranh và mưu mẹo, ai khôn khéo, người ấy là người thắng.

Tìm việc làm chạy quảng cáo

4. Tóm tắt cách chạy chiến dịch quảng cáo GDN

Bắt đầu một chiến dịch quảng cáo GDN sẽ như thế nào? Hãy cùng Hạ Linh tìm hiểu sơ bộ về quy trình khởi động một chiến dịch GDN và mẹo tối ưu chúng nhất có thể nhé.

4.1. Quy trình chạy GDN

Quy trình chạy GDN
Quy trình chạy GDN

Theo tìm hiểu, chạy GDN hoàn tất sau quy trình 6 bước như sau:

- Bước 1: Định hướng và xác định mục tiêu của chiến dịch quảng cáo. Bạn muốn gia tăng quy mô tiếp cận người dùng thông qua quảng cáo thương hiệu hay tiếp thị lại những người dùng cũ.

- Bước 2: Thiết kế nội dung cho landing page.

- Bước 3: Lên ý tưởng và hoàn thiện thiết kế banner quảng cáo.

- Bước 4: Xác định mục tiêu chiến dịch.

- Bước 5: Trên cơ sở mục tiêu chiến dịch, tiến hành phân chia các nhóm quảng cáo.

- Bước 6: Cài đặt tracking.

4.2. Mẹo tối ưu quảng cáo

Mẹo tối ưu quảng cáo
Mẹo tối ưu quảng cáo

Một số yếu tố bạn nên lưu tâm trong quá trình tối ưu quảng cáo GDN như sau:

- Thường xuyên truy cập để xác định vị trí hiển thị quảng cáo GDN, nhanh chóng loại trừ những vị trí mà bạn cảm thấy không thích hợp, hoặc kém hiệu quả.

- Với những trang có chuyển đổi tốt, tiến hành chiến lược thay đổi giá thầu.

- Kiểm tra các banner bằng cách thay đổi thường xuyên, để xem xét tính khả thi cùng hiệu quả hoạt động của banner đó.

- Đối với những nhóm quảng cáo không thỏa mãn được mục tiêu của chiến dịch, tiến hành thay đổi landing page.

GDN là gì? GDN cho đến thời điểm hiện tại vẫn là một trong những hình thức chạy quảng cáo được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và tin dùng. Mặc dù chi phí của chúng khá đắt đỏ, tuy nhiên những giá trị mà GDN mang lại đa phần đều được các doanh nghiệp đánh giá cao!

Tìm việc làm chuyên viên quảng cáo

[Hiểu] Google ADS là gì? - Câu chuyện về sự bền vững doanh nghiệp

GDN là một trong những thành phần thuộc về Google ADS. Vậy Google ADS là gì? Bạn có thể đã từng nghe qua thuật ngữ này. Tuy nhiên đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện hơn về Google ADS nhé!

Google ADS là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý