
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Phương Anh Nguyễn
Giao thầu là gì? Chắc hẳn thuật ngữ này khá phổ biến và bất cứ ai, dù cho không làm trong lĩnh vực xây dưng cũng đã nghe đến từ này ít nhất một lần. Tuy nhiên, để nói chính xác và chuẩn nhất về định nghĩa giao thầu là gì thì chưa chắc ai cũng có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về giao thầu là gì cũng như các thông tin liên quan tới giao thầu được quy định trong pháp luật nhé!
Để hiểu được giao thầu là gì thì bạn sẽ cần hiểu chính xác nghĩa của từng từ cấu tạo nên, bao gồm từ “giao” và từ “thầu”.
“Giao” là một động từ, có ý nghĩa là cho phép một bên khác có đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ để thực hiện một công việc gì đó. Việc này dựa trên một quá trình đánh giá, chọn lọc để tìm được đối tượng phù hợp có đủ năng lực và trách nhiệm để đảm nhận công việc đó.
Trong khi đó thì “thầu” là một danh từ. Chỉ các gói thầu trong xây dựng. Đây sẽ là những dự án, công trình bất kỳ nào đó sắp được tiến hành triển khai và trong tương lai sẽ đưa vào sử dụng, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của con người.
Từ việc giải thích ý nghĩa của từ “giao” và từ “thầu”, ta có thể hiểu được giao thầu là gì. Một cách ngắn gọn và đơn giản thì giao thầu chính là chỉ việc giao cho một đơn vị nào đó thực hiện việc xây dựng một công trình bất kỳ thông qua quá trình đánh giá và kiểm tra năng lực đảm nhiệm.
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thầu được sử dụng khá phổ biến và được định nghĩa khác nhau khi xuất hiện thêm các tiền tố hay hậu tố liên quan. Và mỗi một khái niệm đều sẽ có những quy định rõ ràng trong pháp luật.
Khái niệm đầu tiên liên quan tới giao thầu cần được nhắc đến chính là “bên giao thầu”. Dựa trên căn cứ pháp lý là Nghị định số 37/2015/NĐ-CP thì bên giao thầu được định nghĩa như sau:
“Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hay nhà thầu chính”.
Hiểu đơn giản hơn thì bên giao thầu chính là bên đứng ra để đảm bảo cho công trình xây dựng đó được phép tiến hành. Bao gồm cả về nguồn vốn cũng như các vấn đề pháp lý liên quan. Tuy nhiên, bên giao thầu không nhất thiết phải là bên chịu trách nhiệm xây dựng, vì thế mà họ có thể giao thầu cho một đơn vị khác để tiến hành quá trình này. Thế nên mà bên giao thầu chính là bên cho phép một đơn vị bất kỳ thực hiện một công trình xây dựng nào đó trong phạm vi của mình.
Tuy nhiên, việc giao thầu này thường sẽ được thực hiện thông qua đấu thầu nếu như công trình đó có vốn từ ngân sách của nhà nước. mặc dù vậy, trong một số trường hợp đặc biệt thì việc giao thầu sẽ không cần thông qua quá trình đấu thầu. Vì thế mà ta có khái niệm tiếp theo chính là “được giao thầu”.
Thực tế thì “được giao thầu” chưa có một định nghĩa chính xác hay cụ thể nào nào trong văn bản pháp luật. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu “được giao thầu” chính là việc được thực hiện luôn một công việc hay một công trình bất kỳ nào đó từ phía chủ đầu tư mà không cần phải qua quá trình đấu thầu hoặc kiểm tra kinh nghiệm. Tất nhiên, đơn vị được giao cần phải đảm bảo có đủ năng lực cũng như khả năng để thực hiện tốt nhiệm vụ hay công trình “được giao thầu” đó.
Cụ thể hơn thì ở điều 43 tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định rằng các công trình thuộc bí mật nhà nước sẽ là công trình mang tính đặc thù và thuộc loại “được giao thầu’, tức là không qua quá trình đấu thầu dù sử dụng ngân sách nhà nước. Vì thế mà một số đơn vị sẽ được ủy quyền và chịu trách nhiệm xây dựng công trình đó mà không phải cạnh tranh với các đơn vị khác.
Ngày giao thầu là một dấu mốc quan trọng để bên giao thầu cũng như bên nhận thầu thực hiện đầy đủ các giấy tờ pháp lý liên quan. Ví dụ như dự thảo hợp đồng, nội dung công việc hay chất lượng công việc cần đạt được,... Việc xác định chính xác ngày giao thầu sẽ đảm bảo cho hai bên tính đúng thời hạn cho phép để hoàn tất các thủ tục mà pháp luật quy định.
Vì thế mà ngày giao thầu được định nghĩa cũng như được hiểu là ngày mà chủ đầu tư hoặc người đại diện để quản lý gói thầu GIAO cho bên thầu có đủ năng lực tương ứng thực hiện ngay được gói thầu đó.
Ngắn gọn hơn thì ngày giao thầu chính là ngày mà bên giao thầu thực hiện việc chuyển giao gói thầu cho một đơn vị có đủ năng lực để thực hiện ngay công trình đó.
Xem thêm: Hồ sơ xin phép xây dựng gồm những gì và thủ tục chuẩn bị cần biết
Dựa trên khái niệm giao thầu là gì phía trên thì sẽ khá nhiều bạn thắc mắc liệu giao thầu và chỉ định thầu có giống nhau hay không. Và nếu mà khác thì sẽ khác nhau như thế nào.
Thực tế thì giao thầu và chỉ định thầu là hoàn toàn khác nhau Những khía cạnh dưới đây sẽ giúp bạn thấy rõ hơn về sự khác biệt giữa giao thầu và chỉ định thầu.
Đầu tiên là sự khác nhau về khái niệm giữa giao thầu và chỉ định thầu
- Giao thầu: về cơ bản thì giao thầu được hiểu là việc cho phép một đơn vị có đủ năng lực thực hiện một công trình nào đó. Việc này có thể là lựa chọn giữa các nhà thầu khác nhau hoặc “được giao thầu” trong trường hợp đặc biệt.
- Chỉ định thầu là một hình thức lựa chọn nhà thầu mang tính bắt buộc cao. Tức là với các công trình cấp quốc gia, không cần thực hiện việc đấu thầu mà nhà nước sẽ chỉ định một đơn vị bất kỳ thực hiện gói thầu này và đưa ra quyết định tương ứng để nhà thầu đó có nhiệm vụ thực thi.
Thực tế thì khái niệm chỉ định thầu có nhiều nét tương đồng với “được giao thầu”. Còn với “giao thầu” thì lại là hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt.
- Giao thầu áp dụng với hầu hết các công trình xây dựng khác nhau. Và tùy theo khái niệm tương ứng liên quan mà giao tyhaafu sẽ ứng dụng với loại công trình nào.
- Chỉ định thầu áp dụng với các loại công trình như: công trình cấp quốc gia, công trình liên quan tới sở hữu trí tuệ, hay những công trình đặc biệt khác,...
- Giao thầu không bị giới hạn trong trường hợp áp dụng. Trừ với “được giao thầu” sẽ áp dụng trong trường hợp đặc biệt còn lại thì việc giao thầu sẽ được thực hiện bình thường với các gói thầu thông thường khác.
- Chỉ định thầu: Được áp dụng với các trường hợp gói thầu có những yêu cầu cụ thể cần thực hiện, khắc phục ngay hay gói thầu mang tầm cỡ quốc gia, liên quan tới các công trình biên giới, hải đảo, chủ quyền của Nhà nước, các gói thầu liên quan tới các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn,....
Với chỉ định thầu thì những gói thầu có phần đặc biệt sẽ áp dụng hình thức này thay vì giao thầu như thông thường.
Trong thời đại chuyển đổi số là xu hướng tất yếu như hiện nay thì lĩnh vực xây dựng cũng cần có những bước tiến để hội nhập và bắt kịp thời đại. Các phần mềm quản lý dự án công trình đang ngày càng trở nên phổ biến hơn với các nhà quản lý.
Một trong những phần mềm tiêu biểu chính là phần mềm Quản lý công trình 365. Đây là một phần mềm mang đến giải pháp tối đa cho các nhà quản lý trong quá trình quản lý và theo dõi các quy trình liên quan của một công trình bất kỳ. Nhiều tính năng được tích hợp trong một ứng dụng, giúp cho việc sử dụng trở nên thuậ tiện, dễ dàng hơn, dữ liệu được đồng nhất và đưa ra con số phản ánh chính xác hơn. Đây là một phần mềm hứa hẹn có nhiều sự bùng nổ trong tương lai.
Trên đây là các thông tin xoay quanh về giao thầu là gì. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn định nghĩa chính xác về khái niệm giao thầu cũng như cung cấp đầy đủ các vấn đề liên quan tới giao thầu để bạn có thể nắm chắc các quy định mà pháp luật đã đưa ra. Và phần mềm Quản lý công trình 365 sẽ là một sự lựa chọn mà các nhà quản lý công trình không nên bỏ qua.
Sự cố công trình xây dựng là gì và các quy định cần nắm
Sự cố công trình xây dựng là gì? Những loại sự cố công trình hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về sự cố công trình qua bài viết sau.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận