Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

GSO là gì? Tất cả những thông tin liên quan đến GSO

Tác giả: Vũ Thoa

Lần cập nhật gần nhất: ngày 30 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Tìm hiểu thông tin liên quan đến GSO là gì sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tổng cục thống kê các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam với những chức năng, nhiệm vụ và vai trò rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Cùng tìm hiểu thông qua những thông tin bên dưới để thấy được tầm quan trọng của tổng cục thống kê Việt Nam.

1. Khái quát về GSO

1.1. GSO là gì ?

GSO là tên viết tắt của từ General Statistics Office of Việt Nam, dịch nghĩa tiếng Việt là Tổng cục thống kê. Đây là cơ quan của Bộ kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam, cơ quan này hoạt động độc lập về thống kê dựa theo Luật Thống kê Việt Nam cùng với các văn bản pháp lý về thống kê.

Tổng cục thống kê thực hiện các chức năng tham mưu, hỗ trợ các công việc cho Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư khâu quản lý về thống kê. Đồng thời tổ chức các hoạt động thống kê, cung cấp các thông tin về kinh tế, xã hội đối với các cơ quan tổ chức và cá nhân theo đúng với quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: CCS là gì

GSO là gì?

1.2. Thông tin giới thiệu về Tổng cục thống kê

Tổng cục Thống kê (GSO) được thành lập vào ngày 06/05/1946 tại trụ sở 54 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Tổng cục Thống kê có các thành viên bao gồm các cục thống kê của tỉnh, thành phố tại 63 tỉnh thành cùng với các vụ, trung tâm, các viện trực thuộc. 

Tìm kiếm việc làm

>> Xem thêm: Bộ ngoại giao tuyển dụng

2. Lược sử hình thành Tổng cục Thống kê

Đúng vào ngày 06/05/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc Lệnh số 61 quy định về việc bộ máy tổ chức của Bộ Quốc dân Kinh tế bao gồm các Phòng, Ban và Nha trực thuộc. trong đó có Nha Thống kê Việt Nam, và từ đó trở đi ngày 06/05 hàng năm trở thành ngày Thống kê Việt Nam.

Nhiệm vụ của Nha Thống kê Việt Nam được quy định như sau:

  • Thu thập tài liệu và các con số có sự liên quan tới những vấn đề về xã hội, về nền kinh tế và văn hóa.
  • Viết và xuất bản những cuốn sách về Thống kê.
  • Kiểm soát và điều phối những công ty bảo hiểm.

Mọi tài liệu về thống kê sẽ được Nha Thống kê liên hệ trực tiếp với các cơ quan Thống kê của Bộ, tỉnh và các công sở để có thể chọn ra những tài liệu quan trọng và cần thiết.

Nha Thống kê Việt Nam được thành lập bao gồm ba phòng làm việc như sau: Phòng hành chính (kế toán, nhân viên thống kê, lưu trữ các công văn, văn bản..) ; phòng thống kê dân số, văn hóa và chính trị ; phòng thống kê về kinh tế, tài chính.

Ngày 09/08/1950, Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Thủ tướng Chính phủ đưa ra Nghị định 38 về việc thành lập phòng Thống kê trong Văn phòng Thủ tướng với các nhiệm vụ như sau : Sắp xếp những tài liệu thống kê được thu thập của các Bộ và Ủy ban hành chính kháng chiến của địa phương, giúp cho các Bộ và các Ủy ban hành chính kháng chiến thực hiện việc tổ chức và hướng dẫn các công tác thống kê.

Ngày 20 tháng 02 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Điều lệ số 695 về việc tổ chức, thành lập các Cục Thống kê cấp Trung ương và các cơ quan thống kê tại địa phương và các tổ chức thống kê tại các Bộ.

Ngày 21/12/1960, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Quyết định số 15 về việc thành lập Tổng cục Thống kê.

>> Xem thêm: Chuyên nghiệp tiếng Anh là gì

Lịch sử hình thành của tổng cục thống kê

Việc làm thống kê tại hồ chí minh

3. Cơ cấu bộ máy của Tổng cục Thống kê

3.1. Cơ cấu bộ máy Tổng cục Thống kê theo ngành dọc

Cơ cấu theo ngành dọc thì chúng ta sẽ rất dễ hiểu và nắm rõ được cơ cấu của bộ máy Tổng cục Thống kê.

  • Tại Trung ương có cơ quan Tổng cục Thống kê.
  • Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương luôn có Cục Thống kê trực thuộc Tổng cục Thống kê.
  • Tại các thành phố, thị xã, quận, huyện, trực thuộc tỉnh thì có Chi cục Thống kê trực thuộc Cục Thống kê của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

>> Xem thêm: 5 nhóm thu nhập tại Việt Nam là gì

3.2. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Tổng cục Thống kê

Các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước có các đơn vị:

  • Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia
  • Vụ Phương pháp chế độ thống kê và Công nghệ Thông tin
  • Vụ Thống kê Tổng hợp
  • Vụ Thống kê Công nghiệp
  • Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư
  • Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản
  • Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ
  • Vụ Thống kê Giá
  • Vụ Thống kê Dân số và Lao động
  • Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường
  • Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế
  • Vụ Tổ chức Cán bộ
  • Vụ Kế hoạch tài chính
  • Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê
  • Văn phòng

Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê có các đơn vị sau:

  • Viện Khoa học thống kê
  • Trung tâm Tin học thống kê khu vực I
  • Trung tâm Tư liệu thống kê
  • Tạp chí Con số và Sự kiện
  • Trường Cao đẳng thống kê (tại Bắc Ninh)
  • Trường Cao đẳng thống kê II (tại Đồng Nai)
  • Trung tâm Tin học thống kê khu vực II (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
  • Trung tâm Tin học thống kê khu vực III. (tại thành phố Đà Nẵng)

Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Tổng cục Thống kê có các đơn vị sau:

  • Nhà Xuất bản Thống kê
  • Công ty In và Phát hành Biểu mẫu Thống kê
  • Xí nghiệp in Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.

​Tìm việc làm nhân viên thống kê

>> Xem thêm: Danh mục ngành nghề độc hại

4. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục thống kê

4.1. Vị trí và chức năng của Tổng cục Thống kê

Tổng cục Thống kê chính là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê; tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thống kê có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng và trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.

>> Xem thêm: Mentor là gì

4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục thống kê

Nhiệm vụ và quyền hạn và chức năng của tổng cục thống kê

Tổng cục Thống kê thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Thứ nhất, Trình Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

  • Các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thống kê;
  • Chiến lược, quy hoạch, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về thống kê;
  • Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Chế độ báo cáo thống kê cơ sở, Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, Chương trình điều tra thống kê quốc gia, các Bảng phân loại thống kê áp dụng chung cho nhiều ngành nghề (vocation), lĩnh vực; quyết định về các cuộc tổng điều tra thống kê và các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng khác về thống kê theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định:

  • Quy định về việc phổ biến thông tin thống kê, Hệ thống chỉ số thống kê ở cấp tỉnh, huyện, xã; nội dung và cách tính các chỉ số thống kê chính.
  • Kế hoạch năm năm và hàng năm của ngành Thống kê;
  • Các văn bản khác về lĩnh vực thống kê thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thứ 3, Giúp Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt đến toàn thể các cán bộ, chuyên viên cao cấp,... trong bộ máy Nhà Nước.

Thứ 4, Ban hành văn bản và hướng dẫn thực hiện phân loại thống kê, chế độ báo cáo thống kê, điều tra thống kê, khai thác hồ sơ đăng ký hành chính phục vụ công tác thống kê và các văn bản chuyên môn nghiệp vụ thống kê khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài những thông tin trên đây thì các bạn cần đi sâu vào tìm hiểu về tổng cục thống kê một cách trực tiếp để thấy được đây là một bộ máy chặt chẽ,

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;