Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nhân viên thống kê làm gì? Những điều cần biết về nhân viên thống kê

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Lần cập nhật gần nhất: ngày 31 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Thống kê là hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Thống kê giúp doanh nghiệp cập nhật được thông tin, tình hình sản xuất để có những điều hướng kịp thời để đảm bảo thời gian hoàn thành kịp tiến độ. Vậy để đáp ứng yêu cầu này, nhân viên thống kê làm gì? Công việc họ làm mỗi ngày được tiến hành ra sao? Cùng timviec365.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thống kê là gì? 

nhân viên thông kê làm gì
Thống kê là gì?

Thống kê theo một nghĩa hiểu trừu tượng đó là ngành nghiên cứu lý thuyết và gồm các phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu cùng các hiện tượng cần quan sát. Đây là khái niệm thống kê được phân tích từ chuyên ngành kinh tế học. Thống kê được sử dụng trong ngành này kết hợp với nhiều số liệu để nghiên cứu hiện tượng kinh tế và kiểm định các lý thuyết kinh tế. 

Còn khi là tên của một vị trí công việc, thống kê là xác định mức độ biến động, biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Hay hiểu một cách đơn giản, trong sản xuất thống kê chính là việc ghi lại một cách tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian yêu cầu, kết quả thống kê được thể hiện qua số lượng. 

Nghiệp vụ thống kê rất cần thực hiện trong các nhà máy sản xuất, thay nhà lãnh đạo ghi nhận hiệu suất hoạt động mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm để đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty, tổ chức phi lợi nhuận hay một tổ chức kinh doanh bất kỳ. Thống kê không chỉ có tác dụng trong lĩnh vực sản xuất mà nó còn xuất hiện ở hầu hết doanh nghiệp len lỏi trong các nghiệp vụ kế toán. Nhân viên kế toán cũng như một nhân viên thống kê, thực hiện công việc của nhân viên thống kê để tập hợp dữ liệu từ các phòng ban từ đó tiến hành phân tích, lập báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh. Nhân viên thống kê cũng chính là nguồn cung cấp dữ liệu thông tin cho nhân viên kế toán, hỗ trợ - supporting họ rất nhiều công việc. 

Click ngay để: Tham khảo mức lương nhân viên thống kê hiện nay

2. Công việc thống kê làm gì trong sản xuất? 

công việc nhân viên thống kê làm gì
Công việc thống kê làm gì trong sản xuất?

Xuất hiện và thể hiện vai trò quan trọng nhất trong doanh nghiệp sản xuất, vị trí nhân viên thống kê mở ra cơ hội cho người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp cũng có thể làm việc trên văn phòng nhưng sau khi quá trình sản xuất kết thúc họ phải xuống nhà máy để xem xét tình hình , thống kê kết quả bằng những con số. 

Nhân viên thống kê, làm việc trong phòng kế hoạch của công ty, ngoài việc tổng hợp con số sau quá trình sản xuất, họ còn dự báo bán hàng, đơn hàng, năng lực sản xuất của nhà máy để lên kế hoạch sản xuất phù hợp cho Công ty. Bên cạnh đó, từ số liệu thu thập được trong nội bộ, nhân viên thống kê phải phối hợp với phòng Marketing để lấy số liệu thống kê từ thị trường về nhu cầu khách hàng, lượng sản phẩm tiêu thụ để lên kế hoạch, dự báo số lượng sản xuất phù hợp đảm bảo tiết kiệm kinh phí, đạt lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. 

Thống kê được tiến hành sau quá trình sản xuất với công việc cụ thể như:

- Thống kê mỗi ngày số liệu NVL đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất bao gồm: nguyên phụ liệu, thứ phẩm tái chế, thành phẩm chưa phải sản phẩm hoàn hảo phục vụ cho công đoạn sản xuất tiếp theo,…

- Thực hiện báo cáo tổng kết các số liệu thống kê, những sự cố bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất trong nhà máy và cách giải quyết cho ban lãnh đạo, cụ thể là production manager, đồng thời theo dõi đôn đốc công nhân làm việc đảm bảo kịp tiến độ giao hàng, gia tăng uy tín của doanh nghiệp 

- Lập báo cáo thống kê định kỳ theo quy định chế độ báo cáo thống kê theo GSO - Tổng cục thống kê Nhà nước và Công ty 

- Thu thập số liệu rồi tổng hợp cung cấp cho nhà lãnh đạo, cho nhân viên kế toán để họ thực hiện các nghiệp vụ khác. Tiếp đó là tiến hành lưu trữ số liệu thống kê tổng hợp đồng thời đề xuất cho Công ty ý kiến đóng góp để cải tiến tình hình sản xuất khi cần thiết phục vụ cho sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp.

- Phối hợp với các bộ phận khác có chức năng liên quan để tổng hợp số liệu, thực hiện thống kê theo quy định. 

- Phân tích thống kê những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo thời gian yêu cầu thường là theo tháng, quý, năm,… tùy theo yêu cầu đặt ra của nhà lãnh đạo  

Công việc của nhân viên thống kê không phải là dễ dàng, nhưng không quá khó để thực hiện. Vì vậy, so với các ngành nghề đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao khác, mức lương cho vị trí này không thể quá cao. Tuy nhiên, so với công việc ít chuyên môn có tính chất tương đương thì mức lương trung bình xấp xỉ 7 triệu đồng ở vị trí này là khá hấp dẫn. 

>> Xem thêm: Inspection là gì

3. Công việc của nhân viên thống kê trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể 

Trên đây là công việc cho một nhân viên thống kê nói chung còn với từng ngành sản xuất cụ thể chẳng hạn: 

nhân viên thống kê làm gì trong may mặc
Ngành may mặc hiện nay 

3.1. Nhân viên thống kê may mặc làm gì? 

Ngành may mặc là một trong những khối ngành điển hình cho hoạt động kinh doanh sản xuất trong các nhà máy hiện nay. May mặc cũng đang có thị trường phát triển kinh doanh khá nở rộ khi nó trở thành nhu cầu thiết yêu không thể thiếu của con người. Khi nào nhu cầu sống của con người còn tiếp tục tăng thì khi đó lĩnh vực may mặc vẫn có “đất dụng võ”. 

Trong nhà máy của các công ty may, vị trí nhân viên thống kê có trách nhiệm đảm nhận những công việc sau:

- Làm báo cáo sản xuất hàng ngày, trả lời email các công việc liên quan gửi cho Ban lãnh đạo và các bộ phận 

- Cập nhật số liệu vào phần mềm 

- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất, theo dõi cập nhật và chuyển giao cho các chuyền may, bộ phận may 

- Theo dõi ngày bắt đầu và kết thúc của đơn hàng

- Làm đề nghị mua, lãnh và cấp phát các loại vật tư phục vụ sản xuất

- Tính lương sản phẩm của công nhân

- Những công việc khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo  

Yêu cầu trúng tuyển vào vị trí này trong công ty may không khó, chỉ cần bạn là người nhanh nhẹn, biết tin học văn phòng, sức khỏe tốt, trung thực. Lợi thế trúng tuyển sẽ cao hơn nếu bạn đã có kinh nghiệm làm thống kê ở Công ty may mặc, có chuyên môn ngành kế toán, công nghệ may hoặc ngành nghề liên quan tới may mặc.

Việc làm nhân viên thống kê

>> Xem thêm: Ngành công nghiệp trọng điểm là gì

3.2. Nhân viên thống kê thủy sản làm gì? 

Lợi thế nhân viên thống kê trong lĩnh vực thủy sản khi nước ta có đường bờ biển dài, sản lượng khai thác thủy sản hàng năm đạt số lượng lớn. Công ty thủy sản chủ yếu nằm ở khu vực gần biển, hoạt động chế biến thủy sản vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu sang nước ngoài tạo ra cơ hội việc làm hấp dẫn giải quyết đáng kể tình trạng thất nghiệp trong xã hội hiện nay. Trong đó vị trí nhân viên thống kê cũng đang mở ra nhiều cơ hội cho lao động. Công việc không mấy khó khăn chỉ cần bạn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về sức khỏe, làm việc trong thời gian dài, nhanh nhẹn, trung thực, và một số yêu cầu khác tùy theo tiêu chí tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp để thực hiện những công việc sau:

- Thống kê xuất nhập hàng hóa trong kho 

- Tổng hợp, theo dõi đối chiếu số lượng xuất nhập hàng hóa hàng ngày và theo định kỳ rồi báo cáo công việc cho quản lý hay trưởng bộ phận

- Ghi nhận số liệu thống kê bán thành phần 

- Thực hiện những công việc khác theo yêu cầu của quan lý, trưởng bộ phận 

Nếu bạn đang có định hướng tại vị trí nhân viên thống kê và đang có thắc mắc nhân viên thống kê làm gì thì đây chắc chắn là bài viết dành cho bạn lúc này. Và nếu muốn xin việc nhân viên thống kê hãy tạo cho mình một cv nhân viên thống kê đẹp nhất ngay tại timviec365.vn nhé. Hy vọng thông tin Timviec365.vn chia sẻ trong bài viết trên đây là hữu ích với nhiều độc giả. Hãy thường xuyên truy cập website Timviec365.vn để cập nhật thông tin bổ ích mỗi ngày nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;