Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 07 năm 2024
Hạch toán nộp thuế GTGT là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của các kế toán viên về thuế hiện nay trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những ai mới vào nghề và chưa có nhiều kinh nghiệm thì chắc hẳn còn khá bỡ ngỡ về công việc này. Vậy thì hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu về các cách hạch toán nộp thuế GTGT trong bài viết sau đây nhé!
Việc hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào là một trong những điều không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, việc hạch toán này sẽ cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Các hóa đơn giá trị gia tăng của các loại hàng hóa, dịch vụ được doanh nghiệp mua vào có tính hợp pháp.
- Các chứng từ để nộp thuế giá trị gia tăng trong các hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
- Các chứng từ để nộp thuế giá trị gia tăng đại diện thay cho phía nước ngoài.
Cụ thể, quá trình hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào trong các trường hợp sẽ được thực hiện như sau:
Đối với trường hợp hạch toán thuế giá trị gia tăng khi được khấu trừ
Khi doanh nghiệp tiến hành mua các loại hàng hóa, dịch vụ và các tài sản liên quan nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì các kế toán viên sẽ cần phải thực hiện công tác hạch toán thuế giá trị gia tăng bao gồm:
- Hạch toán nợ tài khoản số 152, 153, 156, 211, 242, 641 và 642 với mức giá chưa tính thuế.
- Hạch toán tài khoản số 1331 với mức thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ.
- Hạch toán tài khoản số 111, 112 và 331 để thấy được số tiền phải trả cho nhà cung cấp là bao nhiêu.
Đối với trường hợp hạch toán thuế giá trị gia tăng khi không được khấu trừ
Còn riêng những trường hợp thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ thì các kế toán viên sẽ tiến hành hạch toán vào chi phí, từ đó tính thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp hoặc cũng có thể tính vào nguyên giá của các tài sản cố định đã mua vào và trừ đi số thuế giá trị gia tăng của các mặt hàng khác như là dịch vụ, hàng hóa mua vào phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, đồng thời giá trị của các mặt hàng đó sẽ phải đạt từ 20 triệu đồng trở lên (không có chứng từ thanh toán và không sử dụng tiền mặt).
Theo đó, việc hạch toán sẽ được thực hiện ở các tài khoản là:
- Nợ tài khoản số 152, 153, 156, 211, 242, 641 và 642 với mức giá chưa tính thuế cộng với số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ.
- Hạch toán tài khoản số 111, 112 và 331 đối với số tiền cần phải chi trả cho nhà cung cấp hàng hóa.
Đối với các trường hợp ở thời điểm có những giao dịch phát sinh mà doanh nghiệp chưa xác định được số thuế giá trị gia tăng đầu vào của các mặt hàng được mua thì các kế toán viên sẽ thực hiện ghi nhận lại toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đầu vào tại tài khoản số 133. Cụ thể sẽ cần ghi lại các vấn đề sau:
- Nợ tài khoản số 632 – tức là giá vốn của các loại hàng hóa bán ra.
- Nợ các tài khoản số 641 và 642 – tức là thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ.
- Có tài khoản số 133 – tức là thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ.
Đối với việc hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu ra cho các hóa đơn buôn bán tại doanh nghiệp thì các kế toán viên sẽ cần phải căn cứ vào các yêu cầu cũng như các tài khoản chính sau đây:
- Căn cứ vào nợ tài khoản số 111, 112 và 131 – đây là tổng giá tiền cần phải thanh toán cho các hóa đơn.
- Căn cứ vào việc có các tài khoản số 511, 515 và 711 – đây là các mức giá chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Căn cứ vào việc có tài khoản số 3331 – đây là mức thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp cần phải nộp.
Vấn đề hạch toán thuế giá trị gia tăng vào cuối kỳ là công việc rất quan trọng mà các kế toán viên cần phải làm để kết chuyển giữa các hóa đơn đầu ra và đầu vào. Theo đó, vào cuối kỳ, các nhân viên kế toán sẽ cần phải tính toán, xác định rõ ràng, cụ thể về số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ cùng với số thuế giá trị gia tăng đầu ra trong kỳ đó như thế nào và tiến hành hạch toán căn cứ vào các yếu tố sau:
- Hạch toán nợ tài khoản số 3331 – mức thuế giá trị gia tăng cần phải nộp.
- Hạch toán có tài khoản số 133 – mức thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ.
Và các bút toán này sẽ được thực hiện hàng tháng, hàng quý tùy thuộc vào từng doanh nghiệp với các thông tin kê khai thuế giá trị gia tăng đang được áp dụng tại các doanh nghiệp đó. Các bước thực hiện hạch toán cuối kỳ bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Các kế toán viên cần tập hợp toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của các hóa đơn hàng hóa đó là:
+ Số dư phía bên nợ của tài khoản số 133 là bao nhiêu (trường hợp số thuế giá trị gia tăng ở kỳ trước chuyển sang kỳ sau).
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào có phát sinh thêm và tăng bên nợ của tài khoản số 133 khi mua các hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
+ Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu vào ở thời kỳ phát sinh thêm và giảm ghi bên có của tài khoản số 133 khi các khoản thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ.
- Bước 2: Kế toán viên cần phải tập hợp lại toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đầu vào có phát sinh tại kỳ đó như là:
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu ra tại thời điểm có phát sinh và làm tăng bên có của tài khoản số 3331 khi bán các hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và có chịu thuế.
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào tại thời điểm phát sinh trong kỳ đó và làm giảm ghi bên nợ của tài khoản số 3331 bởi có sự phát sinh từ các tài khoản điều chỉnh.
- Bước 3: Tiến hành so sánh tổng của tài khoản 133 và 3331 để thấy được giá trị của các tài khoản, cái nào nhỏ hơn thì sẽ đưa vào bút toán. Trong bước này, các nhân viên kế toán sẽ cần phải lưu ý một điều đó là cần so sánh đối chiếu với các tờ kê khai thuế giá trị gia tăng, đảm bảo được độ chính xác cho kết quả hạch toán thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
Hạch toán thuế giá trị gia tăng các hàng hóa xuất khẩu
Đối với các loại hàng hóa để xuất khẩu thì kế toán trong doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện hạch toán thuế giá trị gia tăng trong các trường hợp cụ thể sau:
- Thuế giá trị gia tăng cần phải nộp khi bán các mặt hàng hóa, dịch vụ:
+ Trường hợp tách các khoản thuế xuất khẩu cần phải nộp ngay tại thời điểm có các giao dịch phát sinh và kế toán viên sẽ cần phải phản ánh được doanh thu bán hàng, các dịch vụ không bao gồm có thuế xuất khẩu đó là nợ các tài khoản số 111, 112, 131; có các tài khoản số 551 và 3333.
+ Trường hợp mà không thể tách được các khoản thuế xuất khẩu phải nộp ở thời điểm các giao dịch phát sinh thì kế toán viên sẽ cần phải xác định được số thuế cần nộp căn cứ vào nợ tài khoản số 511 và có tài khoản số 3333.
- Khi kế toán viên nộp tiền thuế giá trị gia tăng vào ngân sách của nhà nước thì sẽ cần phải ghi thông tin căn cứ vào nợ tài khoản số 3333 và có các tài khoản số 111, 112.
- Đối với trường hợp thuế giá trị gia tăng cho các mặt hàng xuất khẩu được hoàn lại hoặc là được giảm bớt thì kế toán viên cần hạch toán dựa vào nợ các tài khoản số 111, 112, 3333 và có tài khoản số 711.
- Riêng đối với trường hợp xuất khẩu ủy thác thì khi bán các loại hàng hóa, cung cấp các dịch vụ, người kế toán sẽ cần phải phản ánh được doanh thu bán hàng như thế nào cùng với số thuế xuất khẩu cần phải nộp theo yêu cầu. Đồng thời, khi nhận được các chứng từ để nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phía bên giao ủy thác sẽ cần phải thể hiện được giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về vấn đề ghi thuế giá trị gia tăng xuất khẩu căn cứ vào các tài khoản là nợ tài khoản số 3333, có các tài khoản số 111, 112, 3388 và 138.
Ngoài ra, phía bên nhận ủy thác sẽ không cần phản ánh về số thuế xuất khẩu cần phải nộp mà sẽ chỉ nhận số tiền, ghi theo căn cứ của nợ tài khoản số 138, 3388 và có các tài khoản số 111, 112.
Hạch toán thuế giá trị gia tăng các hàng hóa nhập khẩu
Với việc hạch toán thuế giá trị gia tăng cho các loại mặt hàng nhập khẩu thì kế toán viên sẽ cần phải thực hiện trong một số trường hợp sau:
- Trường hợp nhập các hàng hóa, vật tư, tài sản cố định thì kế toán sẽ cần phải phản ánh về số thuế cần nộp, số tiền cần thanh toán cùng với giá trị của các loại hàng hóa, vật tư dựa trên các tài khoản:
+ Nợ các tài khoản số 152, 153, 156, 211 và 611
+ Có các tài khoản số 333, 111, 112 và 331
- Trường hợp phản ánh số thuế giá trị gia tăng cần phải nộp đối với các hàng hóa nhập khẩu sẽ được phân chia thành 2 trường hợp cụ thể khác đó là:
+ Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ sẽ căn cứ vào nợ tài khoản số 133 và có tài khoản số 3331.
+ Thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ sẽ căn cứ vào việc nợ các tài khoản số 152, 153, 156, 211, 611 và có tài khoản số 3331.
- Các kế toán viên khi thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng các mặt hàng nhập khẩu vào ngân sách của nhà nước thì sẽ cần căn cứ vào nợ tài khoản số 3331 và có các tài khoản là 111, 112.
- Còn đối với trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu có nhận ủy thác thì phía bên giao ủy thác sẽ cần hạch toán dựa vào các tài khoản là nợ tài khoản số 3331, có các tài khoản số 111, 112, 138 và 3388. Còn phía bên nhận ủy thác sẽ chỉ cần ghi nợ tài khoản số 138, 3388 và có các tài khoản số 111, 112.
Ngoài việc hạch toán cho các trường hợp trên thì kế toán viên thuế trong doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện hạch toán thuế giá trị gia tăng cho một số trường hợp liên quan khác như là:
- Hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào và có được hoàn lại.
- Hạch toán thuế giá trị gia tăng khi nộp vào ngân sách của nhà nước.
- Hạch toán thuế giá trị gia tăng khi nộp chậm.
- Hạch toán thuế giá trị gia tăng trong trường hợp bị truy thu.
Phương pháp thứ 2 được áp dụng để hạch toán thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp đó là theo phương pháp hạch toán trực tiếp. Trong đó lại bao gồm có 2 phương pháp ghi sổ sau:
- Phương pháp 1: Thực hiện tách riêng ra số thuế giá trị gia tăng cần phải nộp trong các trường hợp xuất hóa đơn thì cần thực hiện hạch toán dựa trên các cơ sở sau:
+ Nợ các tài khoản 111, 112 và 131 – tổng giá cần thanh toán.
+ Có các tài khoản số 511, 515 và 771 – giá hàng hóa chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Có tài khoản số 3331 – mức thuế giá trị gia tăng cần phải nộp.
- Phương pháp 2: Tiến hành ghi nhận doanh thu trong đó bao gồm cả thuế giá trị gia tăng cần phải nộp theo phương pháp trực tiếp, theo định kỳ và cần phải xác định số thuế giá trị gia tăng cần phải nộp tương ứng trong các trường hợp:
+ Khi tiến hành xuất hóa đơn cần ghi các tài khoản số 111, 112, 131 và có các tài khoản là 511, 515, 711.
+ Khi tiến hành xác định số thuế giá trị gia tăng cần phải nộp thì sẽ ghi các tài khoản nợ số 511, 515, 711 và có tài khoản số 3331.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến cách hạch toán nộp thuế GTGT dành cho kế toán viên trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các bạn áp dụng hiệu quả vào công việc kế toán thuế của mình nhé!
Hướng dẫn cách hạch toán kế toán nộp chậm thuế đúng tiêu chuẩn
Trong quá trình kê khai kinh doanh của kế toán đối với việc nộp thuế tuy có thể được kiểm tra kĩ lưỡng nhưng đôi khi vẫn sẽ xảy ra sai sót như khai sai, khai thiếu, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng thêm số tiền thuế được hoàn. Vậy để hiểu rõ được cách hạch toán nộp chậm thuế chuẩn nhất, cùng đọc ngay bài viết sau nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc