
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Trần Thùy Linh
Một số người học ngôn ngữ có động cơ thực sự rõ ràng, nhưng những người khác lại chưa biết quyết định nên học ngôn ngữ nào. Nhiều bạn vẫn chưa biết nên chọn ngoại ngữ nào và vẫn băn khoăn liệu có nên bắt đầu với một ngôn ngữ "dễ" không? Vậy học ngoại ngữ nào dễ nhất? Có nhiều điều tác động đến khả năng học ngôn ngữ của một người. Ngôn ngữ “khó” hay “dễ” đối với mỗi người cũng là khác nhau. Để trả lời được câu hỏi này, bạn hãy theo dõi kỹ những gì sắp được chia sẻ sau đây nhé!
Sau khi bạn đã quyết định học một ngôn ngữ, nhiệm vụ tiếp theo của bạn đó là lựa chọn ngôn ngữ nào để học. Có quá nhiều sự lựa chọn khiến bạn băn khoăn. Bạn có nên học một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi như tiếng Pháp hoặc tiếng Trung Quốc? Hay bạn muốn học một ngôn ngữ có liên quan đến sở thích xem phim của mình như tiếng Hàn hoặc tiếng Nhật?
Hay có khi nào bạn tự hỏi mình rằng tại sao không học một ngôn ngữ tương đối dễ học? Tuy vậy đâu mới là ngoại ngữ dễ học nhất? Tuy rằng ngày nay bạn có thể sử dụng app phiên dịch để dịch nghĩa tài liệu, tuy vậy việc học một ngoại ngữ rõ ràng mang lại cho bạn nhiều hơn là chỉ những kiến thức.
"Biết" một ngôn ngữ có ý nghĩa khác biệt đối với những người học khác nhau.
Bạn có muốn trò chuyện trong chuyến đi đến một quốc gia khác không? Bạn có muốn nhận được một công việc yêu cầu bạn sử dụng ngôn ngữ một cách chuyên nghiệp? Hay bạn có muốn xem tin tức về Thế vận hội bằng tiếng Nhật không?
Khi học ngoại ngữ, hãy ghi nhớ những mục tiêu cá nhân của riêng bạn thay vì bị “đe dọa” bởi một ngôn ngữ "khó nhằn"! Để trở thành một người giao tiếp tự tin và hiệu quả bằng một ngôn ngữ mới không nhất thiết bạn phải có ngữ pháp hoàn hảo hoặc ngữ điệu giống người bản xứ. Thông thường, bạn hoàn toàn có thể tìm cách để đạt được trình độ giao tiếp khá nhanh chóng ngay cả với những ngôn ngữ "khó nhằn" nhất.
Khi học một ngoại ngữ, chúng ta thường có xu hướng muốn “chuyển” từ ngôn ngữ đầu tiên mình học sang một loại ngôn ngữ mới. Điều đầu tiên bạn nghĩ tới có lẽ là “chuyển” từ vựng và ngữ pháp. Chẳng hạn như có một số bạn muốn sắp xếp trật tự các từ trong một câu tiếng Tây Ban Nha mới học theo trật tự sắp xếp các từ trong một câu tiếng Anh.
Tuy vậy, bên cạnh từ vựng và ngữ pháp, chúng ta cũng thường có xu hướng chuyển các thuộc tính khác, chẳng hạn như âm thanh (đối với ngôn ngữ nói), cách bắt tay và chuyển động (đối với ngôn ngữ có ký hiệu), các quy tắc về phép lịch sự cũng như các khái niệm và ý nghĩa.
Việc “chuyển” các yếu tố giữa hai hay nhiều loại ngôn ngữ có thể hữu ích nếu các thuộc tính là giống nhau giữa các ngôn ngữ, nhưng cũng có thể là một thách thức nếu chúng khác nhau. Chẳng hạn, đèn giao thông ở Việt Nam có 3 màu là đỏ, vàng và xanh lá cây. Tuy nhiên, đèn giao thông ở Nhật lại có 3 màu là đỏ, vàng và xanh làm. Bởi vậy, bạn không thể sử dụng từ “green” để chỉ màu 「青」(xanh lam) trong tiếng Nhật.
Tùy thuộc vào thời điểm và cách bạn học ngôn ngữ, bộ não của bạn có thể coi ngôn ngữ thứ hai bạn học như một loại khuôn mẫu cho tất cả các ngôn ngữ khác. Nếu bạn đang học ngôn ngữ thứ ba hoặc thứ tư, nhiều khả năng bạn sẽ muốn chuyển các thuộc tính của ngôn ngữ thứ hai hơn là ngôn ngữ đầu tiên.
Bởi vì các ngôn ngữ có rất nhiều đặc tính khác nhau (như âm thanh, ý nghĩa, trật tự từ và phép lịch sự…), nên việc học một ngôn ngữ mới có thể dễ dàng theo một số khía cạnh nhưng lại khó ở một số khía cạnh khác.
Đối với một người Việt Nam, phát âm của tiếng Nhật có thể tương đối quen thuộc, đặc biệt là vì nó không có những âm như tiếng Thái hoặc tiếng Lào. Tuy nhiên ba hệ thống chữ viết của Nhật Bản có thể khó học, và các cách diễn đạt lịch sự hay trật tự từ trong câu cũng có thể gây khó khăn cho người học. Điều này đặc biệt khó khăn nếu bạn đã từng học tiếng Anh trước khi học tiếng Nhật, bởi lẽ cả hai khía cạnh trên đều thực sự khác so với tiếng Anh.
Mặt khác, tiếng Trung có một hệ thống âm thanh thực sự là thách thức lớn đối với những người nói tiếng Anh. Tuy vậy, trong tiếng Trung không tồn tại các thì của động từ. Xét về khía cạnh này thì tiếng Trung trở nên “dễ học” hơn rất nhiều so với tiếng Tây Ban Nha.
Mức độ “dễ” hay “khó” của một ngôn ngữ cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ dễ dàng của bạn để có được những công cụ cần thiết phục vụ cho việc học.
Đầu tiên phải kể đến nguồn tài liệu phục vụ cho việc học ngôn ngữ của bạn, bất kể là bạn học trên ứng dụng hoặc các phần mềm, học trong lớp học, học thông qua các cuộc trò chuyện trong công viên hoặc học từ việc xem phim bằng ngoại ngữ.
Nếu bạn là người Việt Nam đang học học tiếng Hàn và đang sống ở Seoul, bạn sẽ dễ dàng có được nguồn tài liệu và môi trường học tập tốt, chất lượng cao hơn rất nhiều so với việc bạn học tiếng Hàn tại Việt Nam.
Tương tự như vậy, động cơ thực sự quan trọng trong việc học ngôn ngữ. nguyên nhân là vì bạn cần có một thời gian dài để học tập và nâng cao dần dần trình độ thông thạo ngôn ngữ cao. Nếu bạn có động cơ cao để học ngoại ngữ vì mối quan hệ gia đình hoặc vì bạn muốn theo học trường đại học ở nước ngoài, bạn sẽ dễ dàng gắn bó với nó hơn so với việc học một ngôn ngữ "dễ thở" hơn nhưng bạn có ít lý do để gắn bó với ngôn ngữ đó.
Đối với người Việt Nam, những ngôn ngữ có nguồn gốc từ Châu Á, chẳng hạn như như tiếng Trung và tiếng Nhật, sẽ dễ học hơn so với các ngôn ngữ không liên quan đến tiếng Việt, chẳng hạn như tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha…
Tuy nhiên, ngay cả ngôn ngữ đến từ những nước đồng văn với chúng ta như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn cũng có thể rất khó học đối với nhiều bạn và cũng có thể dễ học hơn rất nhiều đối với những bạn khác.
Chẳng hạn, người Nhật vay mượn khá nhiều từ vựng trong các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh, để bổ sung thêm vào vốn từ vựng của mình. Nếu trước khi học tiếng Nhật mà bạn có học tiếng Anh thì bạn sẽ thấy những từ trong tiếng Nhật vay mượn từ tiếng Anh rất dễ nhớ. Còn nếu tiếng Anh của bạn không tốt thì những từ vay mượn này sẽ luôn là một thử thách khá lớn.
Tin rằng qua những gì đã được chia sẻ trong bài viết, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi học ngoại ngữ nào dễ nhất. Bất kể bạn quyết định học ngôn ngữ nào, điều quan trọng nhất của việc học một ngôn ngữ mới là gắn bó với nó. Hãy đặt mục tiêu thực tế và mục tiêu cá nhân cho việc học của bạn, sau đó biến việc học thành thói quen thường xuyên mà bạn có thể thực hiện một từng chút một trong một thời gian dài. Sự kiên trì và bền bỉ sẽ giúp bạn trong việc học nhiều hơn là bạn nghĩ đấy!
Học phiên dịch tiếng Hàn
Phiên dịch viên tiếng Hàn cần học những gì và học bao lâu? Tham khảo ngay những bí quyết học phiên dịch tiếng Hàn hiệu quả nhất được chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận