Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Tìm hiểu] Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về giáo dục và ví dụ chi tiết

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Lần cập nhật gần nhất: ngày 10 tháng 02 năm 2022

Theo dõi timviec365 tại google new

Tại các quốc gia, giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, ngành giáo dục đang dần mở rộng quy mô của mình kèm theo sự phát triển của hiện đại hóa. Do đó, việc sử dụng tiếng Anh trong giáo dục ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng. Cùng khám phá những từ vựng tiếng Anh về giáo dục qua bài viết dưới đây nhé!

1. Làm thế nào để ghi nhớ được từ vựng tiếng Anh về giáo dục?

Các từ vựng tiếng Anh theo đúng chủ đề vô cùng dễ nhớ, tuy nhiên nếu bạn không có phương pháp học thật tốt thì sẽ nhanh chóng bị quên từ. Dưới đây là những phương pháp giúp bạn học tiếng Anh về chủ đề giáo dục hiệu quả.

Các phương pháp học từ vựng tiếng Anh trong giáo dục hiệu quả
Các phương pháp học từ vựng tiếng Anh trong giáo dục hiệu quả

1.1. Biết cách học hiệu quả

1.1.1. Đoán nghĩa của từ

Khi gặp một từ mà bạn không hiểu, đừng nên vội vàng mở Google dịch hoặc từ điển để dịch nghĩa. Lúc này, bạn cần dựa vào đoạn văn hay văn cảnh của câu mà bạn đọc để đoán nghĩa của từ đó. Đôi lúc, việc đoán nghĩa của từ sẽ giúp ích cho bạn trong việc nắm được nội dung của cả câu và đoạn văn, giúp bạn nhạy bén hơn và giúp ích nếu bạn gặp phải một từ hoàn toàn mới.

1.1.2. Học và tưởng tượng qua hình ảnh, âm thanh

Để nhớ từ vựng nhanh chóng và hiệu quả, bạn nên tưởng tượng và học các từ vựng qua hình ảnh và âm thanh. Bởi bạn nghĩ mà xem, một bộ phim sẽ trở nên nhàm chán khi chỉ có hình ảnh mà thiếu âm thanh. Tương tự, khi học từ vựng mà chỉ nhồi nhét vào đầu một cách vô nghĩa, bạn sẽ không thể nào ghi nhớ được.

Học qua âm thanh và hình ảnh
Học qua âm thanh và hình ảnh

Để nhớ nhanh, bạn cần kích thích não bộ và các giác quan của mình cùng nhau tham dự quá trình ghi nhớ từ vựng trong giáo dục, như tra các hình ảnh minh họa về chủ đề này, tập nói các chủ đề nhỏ trong giáo dục hay tập phát âm chuẩn các từ vựng đó…

Bạn sẽ nhớ nhanh và phát âm chuẩn hơn khi học kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh, từ đó nhanh chóng chinh phục được những từ vựng khó nhất.

1.1.3. Đặt câu với từ vựng

Ngoài việc học thuộc và ghi nhớ từ vựng, bạn cần biết được cách đặt và dùng từ đúng với trường hợp. Một cách hay đó là bạn nên thường xuyên xem các ví dụ và các từ vựng thường được đi kèm với nhau, khi đó bạn sẽ không lo lắng đến việc dùng sai từ vựng hay áp dụng sai ngữ cảnh.

1.2. Sử dụng phần mềm phiên dịch

Bên cạnh những cách học trên, bạn nên sử dụng phần mềm phiên dịch để tra các từ điển Anh – Anh hay Anh – Mỹ dễ dàng và xem các ví dụ kèm theo. Một phần mềm mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đó là phần mềm phiên dịch 365, đây là phần mềm giúp bạn chinh phục những thử thách về từ vựng “khó nhằn” trong tiếng Anh. Đồng thời, bạn có thể vừa học vừa chơi qua những hình ảnh và ví dụ tiếng Anh đưa ra trong phần mềm. Thật thú vị đúng không?

Sử dụng phần mềm phiên dịch 365
Sử dụng phần mềm phiên dịch 365

2. Tổng hợp những từ vựng tiếng Anh về giáo dục phổ biến

2.1. Từ vựng cơ sở giáo dục

Trong cơ sở giáo dục, có một số từ tiếng Anh được sử dụng thông dụng như: school (skuːl): trường học; university (ˌjuːnɪˈvɜːsɪti): trường Đại học; primary school (ˈpraɪməri skuːl): trường Tiểu học; technical college (ˈtɛknɪkəl ˈkɒlɪʤ): trường Cao đẳng kỹ thuật; secondary school (ˈsɛkəndəri skuːl): trường Trung học; sixth form college (sɪksθ fɔːm ˈkɒlɪʤ): trường Cao đẳng; nursery school (ˈnɜːsəri skuːl): trường Mẫu giáo…

Từ vựng tiếng Anh về cơ sở giáo dục
Từ vựng tiếng Anh về cơ sở giáo dục

2.2. Từ vựng cơ sở vật chất

Về cơ sở vật chất, một số từ vựng được sử dụng thông dụng trong tiếng Anh là: classroom (ˈklɑːsrʊm): phòng học; chalk (ʧɔːk): phấn; whiteboard (ˈwaɪtbɔːd): bảng trắng; desk (dɛsk): bàn học; blackboard (ˈblækbɔːd): bảng đen; pen (pɛn): bút; marker pen (mɑːkə pɛn): bút viết bảng; pencil (ˈpɛnsl): bút chì; library (ˈlaɪbrəri): thư viện; lab (laboratory) (læb): phòng thí nghiệm; computer room (kəmˈpjuːtə ruːm): phòng máy tính; language lab (ˈlæŋgwɪʤ læb): phòng học tiếng; lecture hall (ˈlɛkʧə hɔːl): giảng đường…

2.3. Từ vựng dùng trong nhà trường về giáo dục

Bên cạnh các từ vựng cơ bản, bạn cần phải trao đổi với các thầy cô và bạn bè của mình về những kiến thức hay bài học khó. Do đó, khi bạn nắm được những từ vựng được sử dụng phổ biến trong nhà trường về giáo dục sẽ giúp bạn giao tiếp dễ dàng trong trường học với bạn bè, thầy cô.

Từ vựng dùng trong nhà trường về giáo dục
Từ vựng dùng trong nhà trường về giáo dục

2.3.1. Các từ vựng ở trường Phổ thông trung học thường gặp

Thông thường, các bạn học trường Trung học phổ thông sẽ sử dụng những từ vựng thông dụng trong tiếng Anh như sau: lesson (ˈlɛsn): bài học; homework (ˈhəʊmˌwɜːk): bài tập về nhà; test (tɛst): kiểm tra; arithmetic: môn số học; reading (ˈriːdɪŋ): môn đọc; term (tɜːm): kỳ học; spelling (ˈspɛlɪŋ): môn đánh vần; head teacher (hɛd ˈtiːʧə) = headmaster (ˌhɛdˈmɑːstə): hiệu trưởng; writing (ˈraɪtɪŋ): môn viết; teacher (ˈtiːʧə): giáo viên; perfect: lớp trưởng; pupil (ˈpjuːpl): học sinh; school dinners (skuːl ˈdɪnəz): bữa tối ở trường; school meals (skuːl miːlz): bữa ăn ở trường…

2.3.2. Các từ vựng tiếng Anh ở trường Đại học thông dụng

Trong trường Đại học, chúng ta thường sử dụng một số từ vựng tiếng Anh phổ biến như: lecturer (ˈlɛkʧərə): giảng viên; research (rɪˈsɜːʧ): nghiên cứu; professor (prəˈfɛsə): giáo sư; graduate (ˈgrædjʊət): tốt nghiệp; researcher (rɪˈsɜːʧə): nhà nghiên cứu; PhD student (PhD ˈstjuːdənt): nghiên cứu sinh; Master student (ˈmɑːstə ˈstjuːdənt): học viên Cao học; tuition fees (tju(ː)ˈɪʃən fiːz): học phí; Master’s degree (ˈmɑːstəz dɪˈgri): bằng cao học; semester (sɪˈmɛstə): kỳ học…

Các từ vựng tiếng Anh ở trường Đại học thông dụng
Các từ vựng tiếng Anh ở trường Đại học thông dụng

2.3.3. Các từ vựng khác

Ngoài ra, trong giáo dục còn sử dụng một số từ vựng về tiếng Anh khác như: campus (ˈkæmpəs): khuôn viên trường; exam (ɪgˈzæm): kỳ thi; student (ˈstjuːdənt): sinh viên; to revise (tuː rɪˈvaɪz): ôn lại; administration (ədˌmɪnɪsˈtreɪʃ): quản lý; grade (greɪd): điểm; course (kɔːs): khóa học; subject (ˈsʌbʤɪkt): môn học…

3. Cụm từ vựng tiếng Anh về giáo dục thông dụng hiện nay

Dưới đây là một số ví dụ về các cụm từ tiếng Anh trong giáo dục được sử dụng phổ biến:

- Compulsory/elective subject: Nghĩa là môn học bắt buộc hoặc tự chọn. Ví dụ: Do you guys think Biology should be an elective subject? (Tạm dịch: Các bạn có nghĩ Sinh học nên là môn học tự chọn không?)

- To deliver a lecture: Nghĩa là giảng dạy một bài học nào đó. Ví dụ: Our college will invite a famous lecturer to to deliver a lecture for outstanding students. (Tạm dịch: Trường đại học của chúng tôi sẽ mời một giảng viên nổi tiếng đến giảng cho những sinh viên xuất sắc.)

- Intensive course: Nghĩa là khóa học về chuyên sâu. Ví dụ: Graduate education includes many intensive courses in all kinds of different fields. (Tạm dịch: Giáo dục sau đại học bao gồm nhiều khóa học chuyên sâu trong tất cả các loại lĩnh vực khác nhau.)

Cụm từ vựng tiếng Anh về giáo dục thông dụng hiện nay
Cụm từ vựng tiếng Anh về giáo dục thông dụng hiện nay

- To have profound knowledge in: Có nghĩa là có hiểu biết hay kiến thức sâu rộng trong một lĩnh vực nào đó. Ví dụ: Our lecturer is loved and respected for he  has profound knowledge in teaching. (Tạm dịch: Giảng viên của chúng tôi được yêu mến và kính trọng vì ông có kiến ​​thức sâu rộng trong giảng dạy.)

- Comprehensive education: Nghĩa là giáo dục toàn diện, trường học. Ví dụ: Some research experts have argued that high school is the opposite of comprehensive education. (Tạm dịch: Một số chuyên gia nghiên cứu đã cho rằng trung học phổ thông đối lập với giáo dục toàn diện.)

- To fall behind with studies: Nghĩa là bị tụt hạng trong học tập, thường so với mặt bằng chung. Ví dụ: Anna has been so busy preparing for the upcoming talent competition that she has fallen behind with her studies. (Tạm dịch: Anna đã quá bận rộn với việc chuẩn bị cho cuộc thi tài năng sắp tới nên cô ấy đã tụt lại trong việc học của mình.)

- To have a deeper insight into something: Nghĩa là hiểu được một cách sâu sắc hay chính xác về một điều nào đó. Ví dụ: Your article helps people have a deeper insight into the literary industry. (Tạm dịch: Bài viết của bạn giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành văn học.)

- To do research into something: Nghĩa là nghiên cứu về một vấn đề cụ thể nào đó. Ví dụ: To understand video content, you have to do research into the context when it was created. (Tạm dịch: Để hiểu nội dung video, bạn phải nghiên cứu bối cảnh khi nó được tạo lập.)

- With flying colors: Nghĩa là đạt hay đỗ các bài kiểm tra hay các đỗ quá trình học tập nào đó. Ví dụ: We are all graduates of Pedagogy with flying colors, due to our hard work and efforts. (Tạm dịch: Chúng tôi đều là những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm, nhờ sự chăm chỉ và nỗ lực của chúng tôi.)

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những từ vựng và cụm từ vựng tiếng Anh về giáo dục được sử dụng phổ biến hiện nay. Để học nhanh, nhớ lâu các từ vựng về giáo dục nói riêng và từ vựng tiếng Anh nói chung, bạn cần chăm chỉ học tập, rèn luyện mỗi ngày. Đồng thời, bạn nên áp dụng những phương pháp kể trên để nhanh chóng thuộc lòng những từ vựng và biết cách áp dụng đúng ngữ cảnh nhé!

Nên học Ngôn ngữ Anh hay Sư phạm Anh

Bạn có biết nên học Ngôn ngữ Anh hay Sư phạm Anh hay không và chọn ngành nào để dễ xin việc? Click bài viết dưới đây để biết câu trả lời cho câu hỏi: Nên học Ngôn ngữ Anh hay Sư phạm Anh.

Nên học Ngôn ngữ Anh hay Sư phạm Anh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý