Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Khám phá bí mật thành công của cố chủ tịch Sony Akio Morita

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

 Akio Morita, người đồng sáng lập Tập đoàn Sony, cũng là một trong số ít doanh nhân đã giúp nền kinh tế Nhật Bản phục hồi sau hậu quả của Thế chiến II. Ngày nay, hơn nửa thế kỷ sau khi thành lập công ty, và với Morita ở vị trí lãnh đạo cho đến khi ra mắt gần đây nhất, Sony vẫn là một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới, với hơn 158.000 nhân viên trên toàn thế giới và doanh thu vượt quá 63 tỷ đô la. Vậy Akio Morita có  bí mật thành công nào? Khám phá ngay trong bài viết sau của trang việc làm công nghệ thông tin timviec365.vn.

Doanh nhân và người đồng sáng lập của Sony “Akio Morita” là một nhà sáng tạo về thiết bị điện tử chất lượng cao, bán hàng tỷ doanh thu trên khắp thế giới. Sức mạnh kinh doanh của Akio Morita là khả năng hiểu cả văn hóa phương Tây và phương Đông và kết hợp cả hai thế giới tốt nhất để toàn cầu hóa Sony như một cái tên hộ gia đình.

Năm 1966, Morita đã viết một cuốn sách gọi là Gakureki Muyō Ron, có nghĩa là " Không bao giờ ghi nhớ học ", nơi Akio nhấn mạnh rằng hồ sơ trường học không quan trọng đối với thành công hay kỹ năng kinh doanh của một người. Vậy những kỹ năng nào là quan trọng để đạt được thành công? Akio Morita chia sẻ lời khuyên của ông về việc phá vỡ các rào cản trong thế giới kinh doanh. Những ẩn số về thành công của ông Hoàng Sony lần lượt được thế giới giải mã và được timviec365.vn tổng hợp trong bài viết sau.

 1. Hãy dừng lại việc nghiên cứu thị trường ngoài kia và tin vào trực giác của bạn!

Khám phá bí quyết thành công của Akio Morita

Sau những thành công vang dội như nhiều sản phẩm của Sony vượt xa những thường hiểu về công nghệ trên toàn cầu, Morita đã có lần thừa nhận thế này “ Nếu tất cả cuộc đời bạn thừa nhận rằng, cách làm của bạn là tốt nhất, thì tất cả các ý tưởng mới trên thế giới này sẽ vượt bạn”. Nhận định đó gần như là những đúc rút của cả cuộc đời gắn bó với các sản phẩm của Sony. Có một giai thoại được truyền đi bởi nhiều người lý giải sự thành công của Sony hiện nay, chính là nhờ vào ý chí bền bỉ, quyết đoán của nhà điều hành. Sự việc xảy ra vào năm 1979 khi trong công ty của ông có người đề xuất xưởng nên chế tạo ra một bị về âm thanh có thể mang theo bên mình, đặc biệt gọn nhẹ để ông phục vụ chuyến công tác nước ngoài của mình. Với ý tưởng đầu chỉ phục vụ cho mục đích cá nhân của ông, các kỹ sư hàng đầu Sony đã phối hợp với nhau tạo ra một thiết bị cho phép Ibuka, nhà đồng sáng lập Sony cho phép ông bật những đoạn băng để nghe trong một thời gian dài. Sau một hồi lâu ngồi xem xét sản phẩm. Ông hoàng Sony đã quyết định đưa ấn phẩm chỉ mang tính đề mô đấy vào sản xuất hàng loạt và bày bán tại tất cả các gian hàng. 

Điểm chú ý là trong thời gian đó, không một ai ủng hộ ý tưởng của ông bởi vì họ cho rằng, ý tưởng đó thật sự điên rồ bởi vì họ cho rằng nó thực sự không phù hợp với sự phát triển của xã hội Nhật Bản thời bấy giờ, vì người ta không quá ưa chuộng thu mình vào thế giới cá nhân và tận hưởng một cái gì đó như âm thanh trong một cái máy.Thế nhưng, tư tưởng đầu tiền lóe sáng trên đầu của Morita chính là sự ồn ào của thế giới xung quanh sẽ làm con người thấy mệt mỏi và thưởng thức âm nhạc một mình là lựa chọn hợp lý để vừa tránh ảnh hưởng đến người khác vừa làm cho tâm trí mình trở nên thoải mái. Ông bền chí đến mức bộ phận tiếp thị của công ty đã hết lời khuyên can và đưa ra hết những rủi ro. Ông đã khuyên lại họ rằng “Hãy cẩn thận với cách mà mọi người đang sống, cảm nhận bằng trực giác với những điều họ muốn. Đừng cứ chăm chăm nghiên cứu thị trường. Và đúng như ông dự đoán, chiếc tai nghe đầu tiên của Sony tung ra thị trường mang tên Walkman đã thực sự chiếm sóng thị trường đồ công nghệ Nhật thời điểm đó. Và tai nghe đã mang lại cho Sony một nguồn lợi nhuận khổng lồ và trở thành trào lưu của thế giới đến ngày hôm nay.

2. “Đừng sợ mắc sai lầm, nhưng hãy chắc chắn một điều là bạn không mắc sai lầm lần hai"

Đừng lo sợ bị mắc sai lầm

Nếu bạn trải qua cuộc sống thuyết phục rằng cách của bạn luôn luôn là tốt nhất, tất cả những ý tưởng mới trên thế giới sẽ vượt qua bạn. Cẩn thận xem cách mọi người sống, có được một cảm giác trực quan như những gì họ có thể muốn và sau đó đi với nó. Đừng nghiên cứu thị trường. Tôi biết chúng tôi cần một vũ khí để đột nhập vào thị trường Mỹ, và nó phải là một thứ gì đó khác biệt, thứ mà không ai khác làm. Đây là bài học kinh nghiệm đầu tiên mà CEO Sony mang đến cho nhân loại.

Thế nhưng con người không ai hoàn hảo, ngay cả những người đã tạo ra nhiều tiếng vang như Morita – Người ươm mầm và động lực cho thế hệ trẻ để gặt hái được thành công như ông cũng có lúc phải thừa nhận : “ Đừng sợ mắc sai lầm, nhưng hãy chắc chắn bạn không mắc sai lầm lần thứ hai” khi ông không phải ngoại lệ trong cuộc thu phục người tiêu dùng ở mọi sản phẩm. Để có thể thành công, dù là có tài năng thiên bẩm đi chăng nữa, chúng ta đều không thể tránh được.

 Thương trường là cuộc chiến không cân sức giữa những chủ thể là doanh nghiệp. Nếu không mạnh mẽ, quyết đoán, thậm chí “liều” thì cơ hội tiến đến những lợi ích cho doanh nghiệp là cực kỳ thiếu triển vọng. Điều quan trọng, không phải là ở những thất bại mà hơn thế là những bài học chúng ta rút ra qua sự thất bại đó. Do vậy, nếu có thất bại, thì cũng đừng nản lòng và tiếp tục cố gắng nhé. Bởi vì, ngay đến những sản phẩm mà cựu nhà điều hành đế chế Sony cả 100% tâm huyết như: sản phẩm nồi cơm điện hay loại máy ghi âm nặng hơn các sản phẩm đối thủ đến cả nửa kia bị quay lưng bởi thị trường thì chúng ta tại sao lại phải sợ đối mặt với thất bại? Chúng ta đều học bằng cách bắt chước, như trẻ em, là sinh viên, như những người mới trong thế giới kinh doanh. Và sau đó chúng tôi lớn lên và học cách pha trộn khả năng bẩm sinh của chúng tôi với các quy tắc hoặc nguyên tắc chúng tôi đã học được.

3. Làm khác biệt và đừng quan tâm đến kết quả học tập 

tạo nên sự khác biệt

Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai là nước tham chiến. Chính Morita cũng có mặt trong trận chiến đẫm máu bậc nhất lịch sử ấy. Nhưng chính quyền Nhật thời điểm đó cũng không thể ngờ là kết quả thất bại ê chề lại đến với đất nước của họ như vậy. Sau thế chiến 2, Nhật Bản suy sụp và bị tàn phá nặng nề. Trong bối cảnh “tổ quốc lâm nguy” một lần nữa, hai nhà điều hành Sony chính thức bắt tay với nhau để hợp tác và sản xuất ra bằng ghi âm từ tính và Radio bỏ túi đầu tiên trên thế giới. Những sản phẩm này đã thâm nhập vào thị trường thế giới nhanh như chớp và trở thành thần tượng của lớp trẻ. Nói về bí kíp thành công của mình, morita đã nhấn mạnh – đó phải là sư khác biệt mà chưa ai từng làm. Sự khác biệt đó được chứng minh qua công ty đầu tiên của họ sau thế chiến hai với vốn đăng ký chỉ khoảng 350 USD và khởi nghĩa với khoảng 20 nhân viên với nuôi nguyện vọng là sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu Nhật Bản mà không phải là những sản phẩm rẻ, chất lượng thấp như nhiều người phương Tây hiểu nhầm. 

Và ý chí nỗ lực và cải tạo các sản phẩm không ngừng đó cuối cùng được đền đáp sau 16 năm khi chính thức lên sàn chứng khoán New York và tiếp tục tiến đến sự ra đời của nhiều thiết bị điện, điện tử hiện đại nhằm đảm bảo sự thoải mái và tân tiến hóa đời sống: Như đầu CD, loa, thậm chí là mua lại các công ty là những hãng phim, những hãng thu âm hàng đầu. Sẵn sàng rẽ sang hướng mới và nỗ lực thực hiện là từ khóa đưa ông đến thành công.

Thêm vào đó, ngay cả khi cố chủ tịch Sony nằm trên giường bệnh, ông vẫn không ngừng học tập, ông vẫn tiếp tục vai trò là sứ giả để mang Sony đi khắp thế giới nhưng trong cuốn sách về những thành công ông đạt được, về những thất bại và những bài học quý giá trong quá trình Sony “lớn lên”. Hai trong rất nhiều những cuốn sách của ông chính là “NeverMind school Records”(Đừng màng đến điểm số) hay  hồi ký “Made in Japan” đều có ý khuyên răn lớp trẻ, các doanh nghiệp trẻ là hãy vươn cao ước mơ, hãy làm khác biệt đi và đừng màng về điểm số. Thực chất, những thành quả mà Sony gặt hái được hơn nửa thế kỷ qua có thể đã không có gì nếu như ông không từ bỏ danh hiệu sinh viên Đại học Osaka hay đi theo nghề truyền thống của gia tộc là sản xuất rượu sake. Có lẽ, từ những điều đó mà Morita trở thành thần tượng không chỉ những bạn trẻ, doanh nhân trẻ Nhật Bản mà còn với nhiều người bạn bè trên thế giới về tư tưởng cải tiến.

Việc làm bán hàng

4. Luôn có những sản phẩm mới, lạ, đẹp trong quá trình sản xuất

Bí quyết thành công của ông chủ sony

Trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản đang vươn ra mạnh mẽ, cựu nhà điều hành Sony đã phát biểu rằng, là nước hàng đầu trên thế giới về kỹ thuật điện tử, tin học cũng như là nghiên cứu công nghiệp. Trong khi, nhiều người nghĩ rằng, sản phẩm của Nhật Bản sẽ bị cạnh tranh giá mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, sẽ là đáng “đồng tiền bát gạo” khi các doanh nghiệp đầu tư về mẫu mã đẹp cho các phẩm bởi vì nó kích thích trí tò mò của khách hàng. Sự cải tiến không ngừng của mẫu mã phải song cùng sự “xuất thần” về mặt nội dung bên trong, về chất lượng. Dù có bị bán với giá cao cũng sẽ nhanh chóng được tiêu thụ được với số lượng lớn. Đây chính là bí quyết giữ chân khách chân của các doanh nghiệp Nhật Bản mà thế giới chúng ta đang chứng kiến.

5. Để sở hữu một sản phẩm chất lượng, trước hết cần phải biết sử dụng hàng ngoại chất lượng

Bí quyết nghe có phần lạ lùng của ông chủ Sony. Ông nói
“ Là người Nhật Bản song tôi không chỉ dùng hàng Nhật Bản”. Phương châm của ông chính là muốn sản xuất được hàng tốt thì phải có hàng tốt để dùng trước đã. Cứ hàng tốt là mua. Việc mua hàng tốt chính là tạo một thói quen tốt trong tiêu dùng và động lực để cải tiến các sản phẩm của công ty được như họ. Đó là lý do mà ngày trong bộ sưu tập của ông chủ Sony – Hãng đồ công nghệ hàng đầu, người ta vẫn tìm thấy những sản phẩm của Đức như chiếc xe Mercedes hay túi chơi quần vợt của hãng Lacoste hay túi đựng hành lý mang thương hiệu Wilton.

6. Khách hàng là thượng đế

Bí quyết thành công của Akio Morita

Đối tượng tạo ra thương hiệu, thu nhập cho doanh nghiệp đó chính là khách hàng. Đây cũng là kim chỉ nam cho mọi chiến lược phát triển của Sony từ thời sơ khai là công ty Kỹ thuật truyền thông năm 1946 với vẻn vẹn 20 nhân viên. Động lực, nguồn cảm hứng để ông sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới đó chính là khách hàng. Morita tâm sự rằng ông, “các nhà sản xuất Nhật Bản luôn tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng và do đóm người tiêu dùng, dù bất kỳ đâu cũng ưa chuộng hàng Nhật Bản là vì thế”. 

Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa mới chia sẻ, các bạn có thể sẽ rút ra cho mình những bài học quý giá cũng như cách lãnh đạo công ty mình một cách sáng suốt. Đừng quên cập nhật những tin tức mới nhất trên timviec365.vn. Thân ái!

>>> Ngoài ra, nếu bạn đang muốn tìm kiếm nhân sự thì bạn có thể truy cập trang giúp tìm hồ sơ miễn phí, tổng hợp hồ sơ mới nhất và tiện lợi nhất tại Timviec365.

Cần tìm việc làm gấp

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;