Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Khoa Hóa Đại học Khoa học Tự nhiên và những điều cần biết

Tác giả: Mai Phương Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, ngày nay, Khoa Hóa Đại học Khoa học Tự nhiên được xem là một trong nhiều đơn vị đào tạo cử nhân Hóa học hàng đầu cả nước. Bạn đam mê với môn hóa và đang muốn tìm hiểu về ngành nghề được săn đón và có triển vọng này. Sau đây timviec365.vn sẽ đồng hành cùng bạn trong vấn đề này nhé

Việc làm hóa học

1. Nhu cầu nhân lực của ngành hóa học

Nhu cầu nhân lực của ngành hóa học
Nhu cầu nhân lực của ngành hóa học

Mọi thứ trong đời sống sinh hoạt hay chính con người, sinh vật đều có bắt nguồn từ những chất hóa học. Từ cái bàn, cái ghế, dầu gội… đến tuyến nước bọt, làn da,... Chính vì vậy, hóa học là một trong những ngành khoa học cơ bản được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy khi theo học ngành hóa, sinh viên sẽ được học những gì và triển vọng nghề nghiệp tương lai như thế nào?

Khi nhắc đến Hóa, chúng ta đều liên tưởng ngay đến môn học khá “khó nhằn” với hầu hết các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, thực tế hóa học “len lỏi” đến từng đường làng ngõ xóm, từng ngóc ngách trong xã hội. Chính vì vậy, công nghiệp hóa học, đặc biệt là ngành hóa chất đã và đang trở thành một lĩnh vực quan trọng, góp tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Triển vọng nghề nghiệp cho những người học hóa từ đó mở rộng từ các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu đến các doanh nghiệp với nhiều vị trí công việc đa dạng và mức lương hấp dẫn như quản lý vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành Hóa, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích - quản lý chất lượng sản phẩm… 

Hiện nay, Việt Nam được nhận xét là một đất nước phát triển nhanh trong thời kỳ hội nhập với nền công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những thách thức mới và nhu cầu về đội ngũ những nhà nghiên cứu và kỹ thuật trẻ, tài năng, được trang bị kiến thức hiện đại, ngoại ngữ cũng như các kỹ năng cần thiết để làm chủ công nghệ mới, đồng thời cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường lao động khu vực và quốc tế quốc tế. Do đó, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này rất phong phú. Các chủ doanh nghiệp, các công ty đang tuyển rất nhiều ứng viên cho vị trí này. 

xem thêm: việc làm chuyên viên phát triển sản phẩm

2. Theo đuổi ngành hóa đại học khoa học tự nhiên cần học những gì

Theo đuổi ngành hóa đại học khoa học tự nhiên cần học những gì
Theo đuổi ngành hóa đại học khoa học tự nhiên cần học những gì

Khoa Hóa Trường Đại học Khoa học tự nhiên được chia thành nhiều ngành học khác nhau, mỗi ngành đều học các kiến thức về từng mảng khác nhau cho phép bạn lựa chọn được ngành chuyên sâu phù hợp:

- Hóa Hữu cơ (Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Tổng hợp hữu cơ, Hóa dược): đào tạo sinh viên kiến thức và khả năng tổng hợp các hợp chất trong dược phẩm, trong công nghiệp, trong nông nghiệp… hoặc nghiên cứu về các hợp chất thiên nhiên, khả năng ứng dụng hoạt tính của các hợp chất đó trong nhiều lĩnh vực dược phẩm cũng như trong nông nghiệp…

- Hóa Vô cơ và Ứng dụng (Phức chất và hóa vô cơ sinh học, Vật liệu vô cơ, Tổng hợp vô cơ, Xử lý chất thải & bảo vệ môi trường): đào tạo sinh viên kiến thức và khả năng tổng hợp, phân tích, xử lý các vật liệu vô cơ như gốm sứ, thủy tinh, phân bón, xúc tác, xử lý môi trường… 

- Hóa lý (Hóa lý Hữu cơ, Hóa lý thuyết – Hóa Tin học, Hóa xúc tác, Điện Hóa học, Hóa học Nano, Năng lượng tái tạo): đào tạo sinh viên có kiến thức về các loại thiết bị phân tích về tính chất của các chất, nghiên cứu về chất xúc tác, năng lượng tái tạo, lĩnh vực môi trường...

- Hóa học polymer (Tổng hợp và biến tính Polymer, Polymer thiên nhiên, Polymer phân hủy sinh học, Composite, Tái chế nhựa): đào tạo sinh viên có kiến thức về polymer thiên nhiên, polymer phân hủy sinh học, phụ gia polymer, tái chế polymer…

- Hóa Phân tích (Phương pháp Phân tích điện hóa, Phân tích quang phổ, Phân tích sắc ký trong các đối tượng như thực phẩm, môi trường, dược phẩm, mỹ phẩm): đào tạo sinh viên có kiến thức và khả năng xây dựng các quy trình phân tích, kiểm nghiệm các chất độc hại có trong thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, môi trường… cũng như các chất độc hại trong các loại hàng hóa lưu hành trong thị trường tiêu dùng.

- Hóa dược (Tổng hợp, nghiên cứu phát hiện và phát triển thuốc mới, tổng hợp hoặc bán tổng hợp thuốc,...): đào tạo sinh viên có kiến thức và khả năng tổng hợp các nguyên liệu dùng trong sản xuất dược liệu, thuốc.

Xem thêm: Ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì – Cơ hội việc làm đa lĩnh vực

3. Tuyển sinh vào khoa hóa trường Đại học khoa học tự nhiên

Tuyển sinh vào khoa hóa trường Đại học khoa học tự nhiên
Tuyển sinh vào khoa hóa trường Đại học khoa học tự nhiên

Mỗi năm, khoảng 200 sinh viên trong tổng số 250 sinh viên trúng tuyển sẽ tốt nghiệp với bằng Cử nhân Hóa học.

Nhiều năm qua, sinh viên tốt nghiệp của Khoa Hóa học trường ĐH Khoa học Tự nhiên luôn được đánh giá cao tại những trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan doanh nghiệp do đã được trang bị đầy đủ những kiến thức hóa học cơ bản, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để giải quyết hiệu quả một tình huống có vấn đề trong lĩnh vực hóa học.

- Mã ngành: 7440112

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Hóa học:

A00: Toán - Lý - Hóa học

B00: Toán - Hóa học - Sinh học

D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh

D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh

D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh

- Điểm chuẩn ngành Hóa học: phụ thuộc vào đơn vị đào tạo và hình thức xét tuyển. Cụ thể, điểm chuẩn ngành Hóa học tính theo điểm thi THPT dao động ở mức 15 - 21 điểm. Bạn có thể tìm hiểu điểm chuẩn cụ thể của ngành tại Cổng thông tin trực tuyến của trường đăng ký xét tuyển.

4. Sự khác biệt giữa khoa Hóa trường Đại học khoa học tự nhiên với các trường khác

Sự khác biệt giữa khoa Hóa trường Đại học khoa học tự nhiên với các trường khác
Sự khác biệt giữa khoa Hóa trường Đại học khoa học tự nhiên với các trường khác

Trong khi sinh viên học hóa học tại các trường Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghiệp được trang bị kiến thức về công nghệ, kỹ thuật hóa đáp ứng cho công việc điều hành các dây chuyền sản xuất sản phẩm liên quan thì khoa Hóa của trường Đại học Khoa học tự nhiên lại đào tạo và cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở, bản chất của Hóa học. Từ đó, sinh viên có thể tạo ra các sản phẩm, vật liệu hóa chất, phục vụ cho nhu cầu xã hội. Ngoài ra, sinh viên ra trường có thể làm việc ở những bộ phận nghiên cứu và phát triển trong các xí nghiệp, công ty, viện nghiên cứu… do Nhà trường giới thiệu.

Xem thêm: Việc làm kỹ sư hóa học lương hấp dẫn

5. Chương trình đào tạo của khoa Hóa Đại học Khoa học tự nhiên

Khoa Hóa Đại học Khoa học tự nhiên đào tạo các bậc: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ hóa học. Bậc đào tạo cử nhân chuyên đào tạo các cử nhân hóa học có kiến thức nền tảng vững chắc, đồng thời trang bị các kỹ năng thực hành đáp ứng nhu cầu thực tế trong lĩnh vực hóa học. Có khoảng 20% số sinh viên ra trường đã chọn con đường tiếp tục học lên cao ở bậc học Thạc sĩ và Tiến sĩ, trong đó, một nửa số này đã được nhận học bổng để du học ở nước ngoài.

Chương trình đào tạo của khoa Hóa Đại học Khoa học tự nhiên
Chương trình đào tạo của khoa Hóa Đại học Khoa học tự nhiên

Chương trình đào tạo ngành Hóa học trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, những kiến thức cơ bản về hoá học. Theo học ngành này, sinh viên được tiếp cận, thực hành trên những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng thực hành, những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành, hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập, có khả năng ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Sinh viên học trong Khoa Hóa Đại học Khoa học tự nhiên phải hoàn thành hết:

- Khối kiến thức chung: 12 môn học 

- Khối kiến thức chung theo lĩnh vực: 2 môn

- Khối kiến thức chung theo khối ngành: 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn

- Khối kiến thức chung của nhóm ngành: 8 môn bắt buộc, 14 môn tự chọn

- Khối kiến thức ngành và bổ trợ: 7 môn bắt buộc và 32 môn tự chọn

- Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp: Khóa luận tốt nghiệp

- Các môn học thay thế Khóa luận tốt nghiệp: 4 môn

Xem thêm: Việc làm kỹ sư hóa mỹ phẩm

6. Định hướng nghề nghiệp và việc làm sau khi ra trường của sinh viên Khoa Hóa Đại học Khoa học tự nhiên

Định hướng nghề nghiệp và việc làm sau khi ra trường của sinh viên Khoa Hóa Đại học Khoa học tự nhiên
Định hướng nghề nghiệp và việc làm sau khi ra trường của sinh viên Khoa Hóa Đại học Khoa học tự nhiên

Khi bước vào đại học, sinh viên sẽ được giới thiệu và hướng dẫn về nghề nghiệp ngay từ môn học "Nhập môn hóa học". Thông qua môn học sinh viên sẽ được hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo, ngành nghề của mình. Ngoài ra trong suốt quá trình học, sinh viên được đi tham quan thực tế ở các nhà máy nhằm tiếp cận những công việc thực tế liên quan đến ngành Hóa học.

Sau khi tốt nghiệp, hoàn thành các khóa đào tạo tại ngôi trường Đại học Khoa học tự nhiên, sinh viên khoa Hóa với khả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát có thể lựa chọn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu trong các đơn vị sản xuất, nhà máy xí nghiệp. Tuy nhiên thực tế chứng minh cơ hội nghề nghiệp vẫn luôn rộng mở với sinh viên có định hướng doanh nghiệp hay tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học. Hoặc thậm chí bạn hoàn toàn có thể ứng cử và làm việc tốt ở các vị trí kỹ sư, kỹ thuật, quản lý dây chuyền sản xuất, kiểm định... Bên cạnh đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp còn có thể đảm nhiệm vị trí chuyên viên, tư vấn khoa học và kỹ thuật cho các tổ chức phi chính phủ, vị trí kiểm định, đánh giá các đề án liên quan tại các quỹ đầu tư, các dự án quốc tế.

Theo thống kê của Khoa, khoảng 30% sinh viên ngành Hóa học tìm được việc làm đúng chuyên môn trong năm đầu tiên sau khi ra trường tại các cơ quan doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa học như: nhựa, sơn, mực in, hương liệu, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, gốm sứ, bao bì, các trung tâm kiểm nghiệm và phân tích,... Có thể thấy, con số này đang được gia tăng theo từng năm.

Hóa học là một nhánh của Khoa học tự nhiên
Hóa học là một nhánh của Khoa học tự nhiên

Hóa học (tiếng Anh là Chemistry) - một nhánh của Khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, các phản ứng hóa học giữa những thành phần đó. Có thể nói, đây là “cây cầu” của các ngành khoa học tự nhiên khác như Địa chất học, Vật lý học và Sinh vật học, là chất “xúc tác” không thể thiếu cho sự vận hành và phát triển xã hội loài người.

Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà đổi mới hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang cần nguồn nhân lực tâm huyết, có trình độ và kiến thức sâu rộng, trong đó không thể thiếu những chuyên gia trong lĩnh vực hóa học để đảm bảo cho sự vận hành các nhà máy, xí nghiệp được ổn định, đi vào hoạt động lâu dài. Vì vậy, với sự lựa chọn con đường nghiên cứu hóa học, hãy rèn luyện cho mình những phẩm chất mà nhà tuyển dụng cần, phục vụ cho yêu cầu công việc sau này.

Khoa Hóa trường Đại học Khoa học tự nhiên và những điều cần bỏ túi
Khoa Hóa trường Đại học Khoa học tự nhiên và những điều cần bỏ túi

Trên đây là những chia sẻ của timviec365.vn về khoa Hóa trường Đại học Khoa học tự nhiên. Hy vọng bạn sẽ có thêm hiểu biết của mình về vấn đề này thông qua bài viết, xác định được hướng đi đúng đắn cho bản thân. Chúc bạn thành công!

Top các ngành trường Đại học Khoa học tự nhiên hot nhất

Chúng ta vừa cùng nhau giải đáp những thắc mắc về khoa Hóa Đại học Khoa học tự nhiên, bạn có thể tìm hiểu thêm về các ngành khác của trường này trong bài viết dưới đây nhé

Top các ngành trường Đại học Khoa học tự nhiên hot nhất

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;