Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì – Cơ hội việc làm đa lĩnh vực

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Hóa học được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, bạn đam mê với hóa muốn tìm kiếm ngành học phù hợp thì nên chọn kỹ thuật hóa học. Bài viết này sẽ đem đêm bạn các thông tin hữu ích về ngành, bên cạnh đó là câu trả lời về ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì để định hướng tương lai tốt nhất cho bạn với ngành.

1. Ngành kỹ thuật hóa học

Ngành kỹ thuật hóa học hay còn gọi là ngành công nghệ kỹ thuật hóa học theo một số trường đại học khác đặt, là chuyên ngành khoa học và công nghệ đi sâu vào nghiên cứu các ứng dụng hóa học vào quá trình sản xuất để tạo ra được các sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội, cho hoạt động công nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.

Ngành kỹ thuật hóa học
Ngành kỹ thuật hóa học

Ngành kỹ thuật hóa học đóng vai trò quan trọng với nhiều các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như dược phẩm, công nghiệp sản xuất dầu khí, mỹ phần, sản xuất phân bón, chế biến thực phẩm, các vật liệu sử dụng trong ngành hàng không, chế biến và sản xuất đồ uống,… thông qua ngành học này đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội với vai trò là các kỹ sư kỹ thuật hóa học đảm nhiệm thực hiện các vai trò về chế tạo, thiết kế, vận hàng, quản lý kỹ thuật trong quá trình sản xuất các sản phẩm theo hướng công nghiệp hiện nay.

Kỹ thuật hóa học là một ngành thiên về ứng dụng, áp dụng thành quả nghiên cứu vào cuộc sống với nhiều các khía cạnh khác nhau. Điều này tạo ra những cơ hội và sức hấp dẫn của ngành với nhiều bạn đam mê khoa học muốn theo đuổi.

Xem thêm: Ngành kỹ thuật dầu khí ra làm gì

2. Kiến thức nhận được khi theo học kỹ thuật hóa học

Ngành học này thực sự rất thú vị với các bạn đam mê với hóa học, muốn nghiên cứu và ứng dụng nó vào cuộc sống, sản xuất. Từ các kiến thức bạn nhận được qua chương trình đào tạo tại trường đại học giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để dễ dàng hơn trong công việc sau này.

 Kiến thức nhận được khi theo học ngành kỹ thuật hóa học
 Kiến thức nhận được khi theo học kỹ thuật hóa học

Sinh viên ngành kỹ thuật hóa sinh được cung cấp các kiến thức từ cơ bản cho đến chuyên sâu để nắm vững các kiến thức về phân tích, nghiên cứu, chế tạo, tổ chức việc triển khai áp dụng vào hệ thống sản xuất công nghiệp. Không chỉ có kiến thức chuyên ngành, theo học bạn còn được đào tạo để có các kỹ năng thực hành tốt và hiểu biết về nhiều các vấn đề liên quan đến ngành.

Một ngành học hấp dẫn với nhiều bạn trẻ. Để lựa chọn và tìm hiểu ngành học này cho bản thân thì khi tìm hiểu về thông tin tuyển sinh của ngành bạn cần phải biết học ở đâu, thi khối nào và điểm chuẩn tuyển sinh như thế nào? Để có được những thông tin bổ ích phần tiếp theo của bài viết này sẽ cung cấp đến bạn các kiến thức bổ ích đó.

3. Một số thông tin về tuyển sinh ngành kỹ thuật hóa học

3.1. Thông tin về trường đại học tuyển sinh kỹ thuật hóa học

Là một ngành ứng dụng được nhiều các lĩnh vực sản xuất khác nhau trong cuộc sống, nền kinh tế khiến cho các trường đại học đào tạo chuyên ngành này cũng rất đa dạng cho lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn để trở thành sinh viên của 1 trong số các trường đại học như sau:

Thông tin về trường đại học tuyển sinh ngành kỹ thuật hóa học
Thông tin về trường đại học tuyển sinh kỹ thuật hóa học
  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Trường Đại học Mỏ địa chất
  • Trường Đại học Khoa học thuộc Đại học Thái Nguyên
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Trường Đại học Vinh
  • Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
  • Trường Đại học Nha Trang
  • Trường Đại học Quy Nhơn
  • Trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Công nghiệp Vinh
  • Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh
  • Trường  Đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Lạc Hồng
  • Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Trường đại học An Giang
  • Trường Đại học công nghệ kỹ thuật cần thơ
  • TRường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Trải dọc đất nước hình chữ S xinh đẹp có rất nhiều sự lựa chọn trường học đào tạo ngành kỹ thuật hóa học cho bạn lựa chọn. Hãy chọn một trường phù hợp nhất với điều kiện về địa lý, tài chính vừa túi tiền, mức điểm tuyển sinh phù hợp với năng lực để chọn được trường học phù hợp nhất cho bản thân.

Xem thêm: kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

3.2. Lựa chọn khối thi phù hợp với sức học

Ngành kỹ thuật hóa học đào tạo tại nhiều trường đại học khác nhau, mỗi trường đều đưa ra các khối tuyển sinh khác nhau cho ngành học này. Nhìn chung thì các khối được tuyển sinh nhiều nhất cho ngành này tại các trường đại học bao gồm:

Lựa chọn khối thi phù hợp với sức học ngành kỹ thuật hóa học
Lựa chọn khối thi phù hợp với sức học
  • Tuyển sinh khối thi A00 gồm hóa học, toán học, vật lý.
  • Tuyển sinh khối thi A01 gồm tiếng Anh, vật lý, toán học.
  • Tuyển sinh khối thi B00 gồm sinh học, hóa học, toán học.
  • Tuyển sinh khối thi D01 gồm toán học, tiếng Anh, ngữ văn.
  • Tuyển sinh khối thi D07 cho các môn thi tiếng Anh, hóa học, toán học.
  • Tuyển sinh khối thi D90 cho các môn khoa học tự nhiên, tiếng Anh, toán học.

Với các khối tuyển sinh trên, bạn đã chọn được khối nào phù hợp với mình chưa? Để theo học ngành này, nhất định rằng bạn phải là người thiên về khối A hoặc học tốt các môn tự nhiên sẽ giúp bạn thuận lợi hơn khi chọn khối thi và ngành học tại các trường đại học.

3.3. Điểm chuẩn tiến bước vào ngành kỹ thuật hóa học là bao nhiêu?

Điều mà các bạn quan tâm khi tìm hiểu về trường học và khối tuyển sinh để chọn được một trường học phù hợp với bản thân đó là điểm chuẩn xét tuyển vào trường. Tùy thuộc vào lựa chọn trường học bạn muốn vào, điểm chuẩn các các trường cũng khác nhau. Điểm chuẩn xét tuyển ngành kỹ thuật hóa học mới nhất cho bạn theo các khối thi như phía trên đã trình bày rời vào khoảng từ 15 điểm cho đến 26 điểm. Với các trường đại học danh giá và luôn ở đầu danh sách cho lựa chọn của sinh viên thì điểm xét tuyển vào ngành thường rất cao. Khi chọn trường bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để có thể vào học ngành kỹ thuật hóa học mà mình muốn.

4. Định hướng lựa chọn công việc và cơ hội việc làm kỹ thuật hóa học

4.1. Cơ hội làm việc tại nhiều vị trí công việc khác nhau

Một kỹ sư kỹ thuật hóa học sau khi tốt nghiệp ra trường có rất nhiều cơ hội về vị trí việc làm khác nhau. Bạn có thể lựa chọn và tìm kiếm cho mình các cơ hội việc làm với các vị trí như:

Thứ nhất, làm việc tại vị trí là một kỹ sư thiết kế trong các công ty tư nhân, các tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty sản xuất công nghiệp, công ty trong lĩnh vực kinh tế.

Cơ hội làm việc tại nhiều vị trí công việc khác nhau với ngành kỹ thuật hóa học
Cơ hội làm việc tại nhiều vị trí công việc khác nhau

Thứ hai, cơ hội để trở thành một kỹ sư dịch vụ kỹ thuật (service engineer ) làm việc tại vị trí vận hàng trong các nhà máy, các khu công nghiệp khác nhau.

Thứ ba, cơ hội làm việc tại vị trí kỹ sư công nghiệp trong sản xuất vật liệu, sản xuất các lĩnh kiện tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.

Thứ tư, cơ hội để làm việc tại vị trí là một kỹ thuật viên phân tích, một chuyên viên nghiên cứu hóa học, vật liệu,..

Thứ năm, vị trí kỹ sư điều hành cũng là cơ hội cho bạn làm việc tại các công ty sản xuất về phân bón, hóa chất,…

Thứ sáu, kỹ sư công nghệ hóa dầu bạn còn thể tìm kiếm với việc chuyên vận hành và thiết kế các nhà máy sản xuất, chế biến và học hóa dầu,..

Thứ bảy, cơ hội để trở thành giảng viên và nhà nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu, các viên nghiên cứu liên quan đến hóa học khác nhau.

Có nhiều cơ hội vị trí việc làm dành cho bạn. Mỗi vị trí là một điểm thú vị khác nhau với các công việc khác nhau tạo cho bạn cơ hội phát triển, ngành nghề và mức thu nhập hấp dẫn.

4.2. Cơ hội làm việc đa dạng các lĩnh vực cho bạn lựa chọn

Không chỉ đa dạng về vị trí làm việc mà các lĩnh vực làm việc với bạn cũng rất đa dạng sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật hóa học ra trường. Các lĩnh vực bạn có thể tìm kiếm vực làm cho mình bao gồm:

Thứ nhất, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vô cơ phục vụ cho đời sống, sản xuất nông nghiệp như hóa chất vô cơ, màu cho sơn, phân bón, gốm sứ,…

Thứ hai, làm việc trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ cho nhiều các sản phẩm hữu ích trong cuộc sống như thuốc phóng, vải sợi polyme, thuốc nổ, thuốc nhuộm, phim mỏng,…

Cơ hội làm việc đa dạng các lĩnh vực cho bạn lựa chọn với ngành kỹ thuật hóa học
Cơ hội làm việc đa dạng các lĩnh vực cho bạn lựa chọn

Thứ ba, làm việc trong lĩnh vực vật liệu để sản xuất và nghiên cứu các vật liệu chống ăn mòn, ăn mòn, pin ướt, pin khô,…

Thứ tư, lĩnh vực mạ điện, nguyên liệu trọng sản xuất công nghiệp, luyện kim.

Thứ năm, làm việc trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, nghiên cứu các sản phẩm đồ ăn, đồ khô, đồ đóng hộp, đồ uống,..

Thứ sáu, cơ hội làm việc trong các lĩnh vực của ngành công nghiệp lên men vi sinh sản xuất thực phẩm bổ sung, các chất kháng sinh,..

Thứ bảy, cơ hội được làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng.

Thứ tám, cơ hội làm việc trong lĩnh vực về xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải đô thị,..

Thứ chín, làm việc trong lĩnh vực sản xuất sản tạo ra các sản phẩm sạch, công nghệ mang đến năng lượng sạch cho cuộc sống như năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

Đa dạng các linh vực khác nhau tạo cơ hội việc làm hấp dẫn đối với sinh viên ngành kỹ thuật hóa học sau khi tốt nghiệp ra trường. Để có thể tăng cơ hội có được việc làm hấp dẫn với mức thu nhập tốt, bạn cần không ngừng học tập, bổ xung kiến thức và nghiên cứu tiếp thu các kiến thức không chỉ về chuyên ngành mà còn là các kiến thức có liên quan.

5. Mức thu nhập đang chào đón bạn với ngành kỹ thuật hóa học?

Với một sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế có thể nhận được mức thu nhập vào khoảng 8 triệu – 12 triệu đồng/tháng. Đó là con số có thể đánh giá là cao hơn rất nhiều ngành nghề khác khi vừa ra trường có thể nhận được.

Mức thu nhập đang chào đón bạn với ngành kỹ thuật hóa học?
Mức thu nhập đang chào đón bạn với ngành kỹ thuật hóa học?

Nếu bạn có kinh nghiêm, kỹ năng thì mức thu nhập cho ngành cực hấp dẫn, những con số về thu nhập có thể trên 15 triệu/tháng với bạn. Tùy thuộc vào vị trí và lĩnh vực làm việc mà bạn lựa chọn khác nhau sẽ có những mức thu nhập hấp dẫn khác nhau. Những có thể khẳng định một điều, đây là ngành du bạn làm việc tại vị trí nào cũng sẽ có mức thu nhập hấp dẫn.

6. Ngành kỹ thuật hóa học phù hợp với các tố chất như thế nào?

Cùng điểm danh các tổ chuất khi theo đuổi con đường kỹ thuật hóa học rất cần thiết để bạn có thể phát triển và gắn bó lâu dài như sau:

Ngành kỹ thuật hóa học phù hợp với các tố chất như thế nào?
Ngành kỹ thuật hóa học phù hợp với các tố chất như thế nào?
  • Bạn yêu thích hóa học, đam mê với nghiên cứu ứng dụng của chúng vào cuộc sống.
  • Có khả năng về sản xuất, vận hành máy móc và thiết kế các quy trình sản xuất.
  • Bạn là người có tư duy sáng tạo, thích tìm kiếm các ý tưởng mới, có khả năng phân tích và tổng hợp vấn đề.
  • Bạn có các kỹ năng như thực hành, phát hiện vấn đề để xử lý, kỹ năng quản lý điều hành, làm việc nhóm.
  • Bạn là người nghiêm túc trong công việc, có tính cẩn thận và tỉ mới trước mỗi công việc được giao.

Đó là những tố chất cùng kỹ năng để bạn phát triển tốt với nghề và khẳng định ngành kỹ thuật hóa học dành cho bạn là chính xác.

Xem thêm; Ngành công nghệ chế tạo máy là gì, giải thích thuật ngữ của ngành công nghệ chế tạo máy qua các bài viết: vdc là gì, Tự động hóa C&I là gì, Chẩn đoán trên bảng obd là gì.

Hy vọng với các thông tin chia sẻ về ngành học, việc làm đã giúp bạn có câu trả lời thuyết phục nhất với ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;