Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Kinh nghiệm] Lấp đầy khoảng trống trong CV hợp lý cho ứng viên

Tác giả: Hồng Nhung Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bản CV chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin là điều kiện để những ứng cử viên có thể tiếp cận tới nhà tuyển dụng nhằm đạt được công việc mong muốn. Nhưng trong bản CV tuyệt đẹp của bạn dường như “khuyết” mất một chỗ bởi vì có một năm bạn không đi làm, vậy thì phải làm sao để có thể cải thiện điểm yếu đó? Hãy đọc bài viết dưới đây về cách “lấp” khoảng trống trong CV nhé!

CV

1. Cách lấp đầy khoảng trống trong CV

Nếu có thời gian mà bạn không "hoạt động" về công việc, không đi làm chỉ vì bạn thất nghiệp hay còn được biết là, thì đó chỉ là thời gian nghỉ ngơi thôi. Employment gap là gì, thì sẽ điền như thế nào nhỉ? Bạn đừng nghĩ thất nghiệp không thể ập tới với những người giỏi hay chuyên nghiệp nhất nhé. Dịch Covid 19 đã khiến nhiều tự dưng mất việc và trở thành người không có việc làm, phải ở nhà cách ly và không biết làm cách nào để tìm được công việc mới. Vậy nên chúng ta phải làm gì khi có những khoảng thời gian bất đắc dĩ bị mất việc, thất nghiệp? 

Làm sao để không có khoảng trống?
Làm sao để không có khoảng trống?

Bạn vừa trải qua quãng thời gian thất nghiệp và đang sốt sắng để xin được việc và bạn nộp CV nhưng bạn đang không biết phải làm sao để điền vào chỗ trống trong khoảng thời gian ấy? Vậy thì hãy áp dụng những cách sau đây nhé!

1.1. Lý do cá nhân/ gia đình

Khi bạn điền những lý do thuộc về gia đình người thân thì thường người tuyển dụng sẽ không đào sâu hỏi chuyện này. Bạn có thể tận dụng điều này để có thể lấp đầy được khoảng trống trong CV để tránh để trống dư thời gian nhé! Những lý do cụ thể hơn có thể là chăm sóc người thân ốm nặng hoặc là gặp phải biến cố trong gia đình không thể đi làm được một khoảng thời gian vài ba tháng, …

Những lý do về gia đình
Những lý do về gia đình

Như vậy thì người tuyển dụng có thể dễ dàng cảm thông cho bạn và hỏi sang những câu hỏi khác mà không quá xoáy sâu vào chuyện vì sao bạn lại không đi làm trong thời gian đó. Hoặc lý do cá nhân có thể là do bạn bị gặp phải sự cố khách quan không thể tránh như bị bệnh, thấy không khỏe và phải điều trị uống thuốc, hoặc gặp sốc tâm lý tình cảm, … những lý do có thể chấp nhận được và dễ gặp bởi nhiều người. Lưu ý đặc biệt không viện những cái cớ khó chấp nhận hoặc là không thực tế ví dụ như là bị sống thực vật, chăm em gái bị ung thư giai đoạn cuối trong khi em gái bạn vẫn khỏe mạnh, hoặc chăm vợ đẻ trong khi bạn chưa hề có con và chưa kết hôn, … những lý do như thế không thể chấp nhận được khi sau này nhà tuyển dụng biết được sự thật. Hãy có lý do chính đáng và thực tế bạn nhé, dù sao khi đi xin việc bạn hãy là người tử tế và thành thực.

Việc làm

>> Xem thêm: Lý do nghỉ việc trong CV

1.2. Lý do đi học

Đây là lý do mà hoàn toàn có thể chấp nhận được khi sau khi tốt nghiệp bạn muốn học thêm những kỹ năng hoặc là tự học những kỹ năng kinh nghiệm mới để thực sự sẵn sàng tham gia vào môi trường làm việc. Chuyện này hoàn toàn là bình thường và có thể gặp ở nhiều bạn trẻ muốn trau dồi thêm kiến thức và ham học hỏi, muốn trở nên thông thạo hơn. Nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là người có ý chí, tập thể cũng rất cần những người yêu thích học hành, nên đây là lý do bạn có thể ghi vào nhé!

1.3. Đi làm tình nguyện, thiện nguyện

Khi bạn cần khoảng thời gian để có thể cân bằng lại nhịp sống, lấy lại năng lượng thì không nhất thiết bạn sẽ ở nhà quanh quẩn không ra ngoài tiếp xúc với mọi người. Khi tham gia tình nguyện bạn sẽ có trải nghiệm nâng cao lòng bao dung yêu thương giúp đỡ người khác, gặp gỡ người mới, đi tới những nơi địa điểm mới và có bài học cho bản thân mình nhiều hơn. Vì vậy nên bạn có thể ghi vào đó là đi thiện nguyện tình nguyện.

>> Xem thêm: Ngày có thể bắt đầu làm việc trong CV

1.4. Những kinh nghiệm ấn tượng, kì lạ

Bạn đã từng nghĩ tới điều này chưa, khi bạn ghi vào những trải nghiệm kì lạ ấn tượng như là du lịch khắp các châu lục hay thử thách mạo hiểm như là leo núi thả dù? Những điều này nghe có vẻ chẳng giúp ích được gì trong khi ứng tuyển nhưng nó lại gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng đó nhé!

Những trải nghiệm độc đáo
Những trải nghiệm độc đáo

Đừng ngại chia sẻ về tính cách trong CVVì điều đó giúp bạn nổi bật và khác biệt so với các ứng viên khác. Và dù sao thì bạn cũng cần lấp đầy khoảng trống trong CV mà.

CV nhân viên kinh doanh

1.5. Chưa tìm được việc phù hợp với sở trường, sở thích

Lý do này rất thực tế bởi vì nhiều bạn không tìm được công việc lâu dài, không đi làm bởi vì không hợp công việc. Bạn cứ tưởng tượng 12 tiếng trên công sở khi tính cả thời gian di chuyển đến nơi làm và thời gian nghỉ trưa, thì bạn sẽ luôn phải sống trong môi trường làm việc bao gồm khả năng của bạn về trình độ chuyên môn là gì cho công việc, sếp, đồng nghiệp, và nếu như bạn không phù hợp thì thật khó mà cảm thấy hòa hợp hạnh phúc phải không nào? Vậy nên lý do này nhà tuyển dụng hoàn toàn hiểu được cho bạn bởi vì nhân sự cũng là người đảm bảo cho nhân sự phù hợp với môi trường doanh nghiệp nên đừng quá lo lắng cho lý do này bạn nhé.

Chưa hợp với công việc
Chưa hợp với công việc

Theo khảo sát thì những người điền lý do này cho thấy họ nghiêm túc đi tìm việc và họ hoàn toàn nhiệt huyết nỗ lực cho công việc bởi họ sẽ chỉ dành thời gian cho việc mà mình thực sự muốn làm và làm tới nơi tới chốn.

>> Xem thêm: Các lỗi hay mắc phải khi viết CV xin việc

1.6. Thành thật bạn đang thất nghiệp, chờ việc

Nếu bạn không thích nói dối thì cũng cứ thành thật rằng thời gian đó bạn không có việc, thất nghiệp. Nhưng bạn chú ý đừng tập trung vào yếu kém của mình mà mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, hãy để nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn thất nghiệp là do thiếu chút may mắn, ví dụ như đợt đầu năm có đại dịch Covid, bạn vừa tốt nghiệp thì vì sự an toàn mà phải cách ly 1, 2 tháng tại nhà, hoặc những lý do khác khiến bạn thiếu may mắn trong tìm được việc.

Đang chờ việc
Đang chờ việc

Quá khứ sẽ không đánh giá được kết quả vì thế mà bạn hãy đầy bản lĩnh và tự tin để có thể vượt qua được những khó khăn và thử thách trong cuộc phỏng vấn nhé, hãy tự tin vào các điểm mạnh có trong bản CV của bạn, thể hiện tốt bởi vì nhà tuyển dụng sẽ chú ý tới những gì mà bạn có thể làm cho công việc chứ không phải đi vào tiểu tiết hay những yếu tố không quá quan trọng. 

CV kế toán

1.7. Sử dụng mẫu CV với định dạng mới mẻ

Nhiều mẫu thiết kế CV xin việc sẽ tồn tại ở trong dạng hình thức thời gian, nhưng điều đó ở trường hợp này sẽ khiến bất lợi cho bạn vì thế mà bạn nên có một số CV khác đặc biệt hơn. Bạn nên dùng CV đó để có thể giúp cho nhà tuyển dụng không thấy được các khoảng trống trong CV của bạn.

Mẫu CV giúp ích cho bạn
Mẫu CV giúp ích cho bạn

Bạn hãy nêu lên được những các kỹ năng trong CV của bạn để có thể giúp cho nhà tuyển dụng nhìn thấy được sự nổi bật và tài năng của bạn. Hãy thử cách trình bày, sắp xếp thông tin trong CV và định dạng khác để giúp cho CV của bạn trông ổn hơn. Tập trung vào kỹ năng đừng tập trung vào quãng thời gian, những kinh nghiệm tính từ thời gian nào đến thời gian nào. Sắp xếp sao cho nổi bật và thu hút mắt với người tuyển dụng bạn nhé!

1.8. Không đề cập ngày tháng cụ thể

Bạn không nhất thiết phải đề cập rõ ràng về ngày tháng bắt đầu và kết thúc công việc trong quá khứ. Nếu bạn làm qua nhiều việc thì bạn có thể để tính theo năm, do đó nhà tuyển dụng có thể thấy quá trình của bạn rất liền mạch và bạn sẽ không có khoảng trống trong CV, vậy cũng tốt mà đúng không?

CV tiếng Anh

2. Giải thích thế nào nếu bạn trót nói dối về khoảng trống trong CV?

Sau tất cả các cách trên mà câu chuyện về khoảng trống trong CV xin việc của bạn vẫn chưa được dừng lại hoặc nhà tuyển dụng đã biết bạn nói dối thì bạn sẽ phải xử lý ra sao? Chúng tôi sẽ nói cho bạn một thông tin thế này, ước tính theo tờ báo Mỹ có 85% ứng viên có CV nói dối. Những người xin việc thay đổi ngày làm việc để có thể xóa bỏ khoảng trống trong đơn xin việc hay bản CV của họ. Họ dám tuyên bố rằng họ có chứng chỉ và có khả năng làm việc chủ động mà không cần thông qua giám sát, quản lý dù thực tế không phải vậy. Bạn bất ngờ chưa? Vậy nên đừng quá hoang mang, “chuyện thường ở huyện”!

Hầu hết những người đó nói dối vì sợ sẽ không được nhận vào làm, một số người muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng dùng sai cách.

Làm sao để khắc phục?
Làm sao để khắc phục?

Nếu lỡ như bạn đã nói dối thì có một số cách để không bị loại hoặc mất việc đó là rút CV về, đây là cách làm an toàn nhất. Nếu như họ hỏi lý do hãy nói là bạn cần xem xét lại bản CV, họ sẽ nghĩ bạn tìm được việc ở nơi khác rồi hoặc là có sai sót nào đó trong CV của bạn. Như vậy bạn có thể xử lý được vấn đề rồi nhé. Cách thứ hai là bạn có thể sửa đổi CV và đề nghị nhà tuyển dụng có thể xem bản CV mới. Bạn có thể nói một chút rằng bạn cần sửa đổi lại để mọi thứ chính xác hơn. Nhà tuyển dụng có thể nghĩ theo chiều hướng tích cực rằng có người viết giúp bạn CV và gặp lỗi. Cách này không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Cách nữa cho bạn là bạn thừa nhận nói dối, điều này khiến bạn mất cơ hội việc làm. Nhưng cũng có nhà tuyển dụng vị tha hơn sẽ đánh giá cao sự chân thành của bạn và sẽ nhận bạn cho công việc này. 

CV tiếng Nhật

>> Xem thêm: Có nên thổi phồng CV ?

Đừng quá tự ti
Đừng quá tự ti

Hoặc là bạn cũng có thể tránh nói dối bằng cách giải thích về khoảng trống đó trong buổi phỏng vấn. Đừng quá tỏ ra tự ti hãy dám nói lên suy nghĩ thật của bản thân mình nhé.

Thông qua bài viết được tổng hợp với vieclam88.vn có lẽ bạn đã biết được làm gì để lấp đầy khoảng trống trong CV rồi phải không nào. Chúc bạn thành công trong hành trình đi tìm đam mê trong công việc nhé. Khó khăn nào rồi cũng sẽ qua đừng quá lo lắng bạn nhé

Ứng viên thổi phồng CV – Nên hay không?

CV xin việc là công cụ để quảng bá hình ảnh bản thân tới các nhà tuyển dụng. Đôi khi bạn cũng sẽ sử dụng một chút mánh khoé để tăng giá trị, hình ảnh của mình. Tuy nhiên, nếu quá lạm những mánh khoé này sẽ mang lại một ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy cùng Timviec365 trả lời cho câu hỏi “Có nên thổi phồng CV không?” nhé!

Có nên thổi phồng CV

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý