Tác giả: Đào Thanh Hồng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 08 năm 2024
Giám Đốc Kinh Doanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu tổ chức bán hàng. Hôm nay, hãy cùng nhau xem KPI cho Giám Đốc Kinh Doanh bao gồm những gì nhé!
Giám Đốc Kinh Doanh (CCO) là người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu quản lý bán hàng, là người đưa ra những giải pháp để có thể tăng năng lực và hiệu quả của đội ngũ bán hàng.
Bên cạnh đó, Giám Đốc Kinh Doanh còn là người trực tiếp lãnh đạo những nhân viên bán hàng của mình- những người đại diện thương hiệu cho sản phẩm công ty.
Chính vì lẽ đó, nhiệm vụ của một người Giám Đốc Kinh Doanh trong công ty là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty, chính vì vậy mà KPI đặt ra cho một CCO cũng vô cùng to lớn, vậy hãy cùng nhau xem qua những KPI cho Giám Đốc Kinh Doanh bao gồm những gì trong bài viết bày nhé!
Lĩnh vực quản lý bán hàng là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong công ty, đây là bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp đến Doanh thu sản phẩm và là đội quân tiến lên phía trước đầu tiên của công ty.
Hiểu được tầm quan trọng như vậy của đội sales, các Doanh nghiệp cũng hiểu được rằng cần có một người quản lý bán hàng, thúc đẩy đội ngũ, khai thác khách hàng tiềm năng thì bộ phận này mới hoạt động được trơn tru và hiệu quả, đó không ai khác chính là Giám Đốc Kinh Doanh.
Sự thành công hay thất bại của Giám Đốc Kinh Doanh sẽ liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu cho công ty. Họ là những người có mối quan hệ hàng ngày và trực tiếp với đối thủ cạnh tranh.
Nếu như một người Giám Đốc Kinh Doanh có thể được khách hàng và nhân viên bán hàng yêu mến, thì sẽ là một phần ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của công ty, từ đó, người Giám Đốc Kinh Doanh cũng đạt được những chỉ tiêu mà CEO giao phó.
Để có thể đo lường hiệu suất làm việc một cách hiệu quả. Hiện nay, các Doanh nghiệp, công ty hay tổ chức đã sử dụng công cụ KPIs - Một công cụ vô cùng hiệu quả để đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên, đồng thời đánh giá được khả năng của nhân viên đó trong công việc.
Thông qua KPI, bộ phận cấp trên sẽ có thể nhìn mọi vấn đề toàn cảnh, đa chiều và sâu sắc hơn, đánh giá được từng năng lực của mỗi cá nhân và tập thể. KPI cũng là một công cụ theo dõi hiệu suất của một Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức chống lại mục tiêu, nó liên quan trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh, thấy được những sai lầm cũng như tốn kém của công ty.
Hiểu được tầm quan trọng vô cùng to lớn của KPI, hãy cùng xem danh sách KPI cho Giám Đốc Kinh Doanh bao gồm những gì để đảm bảo hiệu suất kinh doanh cho công ty ngay nhé!
Vị trí Giám Đốc Kinh Doanh là một vị trí cao trong công ty, cũng chính vì thế nhiệm vụ và KPI cho Giám Đốc Kinh Doanh cũng sẽ cao hơn so với những nhân viên cấp dưới, một số những nhiệm vụ mà một người Giám Đốc Kinh Doanh cần phải làm đó chính là: Đạt được doanh thu theo sản phẩm, lợi nhuận trung bình theo hàng tháng, hàng năm, tỷ lệ doanh số, tỷ lệ khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, quy mô hợp đồng, tỷ lệ hoàn thành mục tiêu hoặc vượt mục tiêu đề ra,.. Tất cả những yếu tố đó đã làm nên những KPI mà những CCO buộc phải đạt được.
Việc không thể thiếu đối với một Giám Đốc Kinh Doanh là liên tục tìm kiếm khách hàng mới và cơ hội mới cho Doanh nghiệp. Điều này cũng là ưu tiên hàng đầu của các chủ doanh nghiệp.
Hiểu được điều đó, Giám Đốc Kinh Doanh cần là người nắm bắt được nhân viên của mình đang làm gì, họ đóng góp vào công ty những gì vào việc phát triển các dự án của công ty.
Trong phòng ai là người đạt KPI còn ai thì không, doanh số hàng tháng của công ty là bao nhiêu, những chiến lược thay thế nếu hiệu suất kinh doanh của công ty thuyên giảm.
Một trong những cách đo lường hiệu quả của Giám Đốc Kinh Doanh đó chính là tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng trong kinh doanh. Việc theo dõi và lọc ra những khách hàng tiềm năng, khách hàng mới mà mình có thể tiếp cận được là vô cùng quan trọng, bên cạnh đó, cần theo dõi tỷ lệ khách hàng chuyển đổi là bao nhiêu cũng vô cùng quan trọng.
Giám Đốc Kinh Doanh cần sát sao trong việc theo dõi tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, nếu có sự chênh lệch thì cần phân tích cho thật kỹ để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Có rất nhiều cách để có thể tiếp nhận với khách hàng tiềm năng hiện nay có thể kể đến như: email, telesales,.. người Giám Đốc Kinh Doanh cần so sánh tỷ lệ chuyển đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu trong trường hợp số lượng khách hàng giảm sút đáng kể, đó là một dự báo cho Giám Đốc Kinh Doanh chỉnh và thay đổi chính sách cho phù hợp.
Những khu vực bán hàng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc doanh số, hàng hóa được bán ra trong tháng cao hay thấp. Bằng cách so sánh khối lượng hàng hóa ở những khu vực khác nhau có thể biết được những nơi tiêu thụ hàng hóa tốt hay không tốt.
Tại các tụ điểm cửa hàng, bán hàng online, Giám Đốc Kinh Doanh sẽ có thể thấy được rằng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ở khu vực đó như thế nào, những chỉ số này giúp cho Giám Đốc Kinh Doanh tìm ra được những nguyên nhân và có cách giải quyết công việc một cách nhanh chóng.
Theo dõi quá nhiều việc đối thủ cạnh tranh đang làm gì là điều không tốt, tuy vậy thì Giám Đốc Kinh Doanh vẫn cần tham khảo giá của các bên liên quan.
Nếu một sản phẩm có cùng giá và chất lượng như sản phẩm của đối thủ, CCO sẽ hợp tác với CMO để đề xuất chiến lược quảng cáo và bán hàng hiệu quả, phù hợp với mức giá cạnh tranh và mang lại lợi ích cho khách hàng của chúng ta.
Dù trong bất kỳ một lĩnh vực nào, việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng là điều không thể không làm, nhất là những khách hàng hiện tại đang gắn bó với công ty.
Người Giám Đốc Kinh Doanh sẽ chính là người vạch ra, giám sát và chỉ đạo nhân viên cấp dưới của mình thu thập những thông tin và chăm sóc thật tốt đến những khách hàng này.
Bên cạnh đó, khi công ty có sẵn đại diện để hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng mọi lúc mọi người mỗi khi họ cần. Ngoại trừ việc đem đến lợi nhuận cho khách hàng, Giám Đốc Kinh Doanh còn có thể xây dựng được mục tiêu và chiến lược lâu dài cho Doanh nghiệp của mình.
Cho dù công việc của một người Giám Đốc Kinh Doanh là vô cùng bận rộn và đòi hỏi những giây phút căng thẳng vì KPI cấp trên giao phó, thì người Giám Đốc Kinh Doanh cũng cần đảm bảo rằng mình là tấm gương, nguồn động viên lớn lao dành cho những nhân viên trong team.
Việc hỏi hạn và xem ý kiến phản hồi của nhân viên là một việc vô cùng quan trọng, chỉ số KPI không chỉ được sử dụng để đo lường hiệu suất làm việc của các thành viên trong team, mà còn nhằm đáp ứng được những sự hài lòng của các nhân viên trong phòng ban của mình.
Giám Đốc Kinh Doanh có thế có nhiều cách để có thể đo lường được mức độ hài lòng của nhân viên đó trong công việc, Giám Đốc Kinh Doanh có thể sắp xếp mức độ hài lòng theo thang điểm 10 và một số câu hỏi điều kiện sẽ có thể biết được những nhân viên nào đang hài lòng với công việc, nhân viên nào thì không. Do đó, việc xác định chỉ số KPI cho mỗi thành viên trong phòng ban sẽ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.
NPS là tên viết tắt tiếng Anh của Net Promoter Score, đây chính là thước đo nhằm đo lường mức độ khách hàng giới thiệu sản phẩm của công ty bạn đến với các khách hàng khác. Các chỉ số NPS này sẽ lấy từ các cuộc khảo sát yêu cầu người tham gia xếp hạng sẽ đánh giá mức độ hài lòng theo thang điểm 1-10. Hiện nay, mực xếp hạng số liệu sẽ được chia thành 3 loại bao gồm:
- Promoters - hạng 9-10: Đây được coi là những khách hàng vô cùng trung thành đối với sản phẩm của công ty bạn, họ không chỉ sử dụng lại những sản phẩm của công ty bạn mà bên cạnh đó, họ còn giới thiệu sản phẩm đến tất thảy những người xung quanh.
- Passives - hạng 7-8: Đây là những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn một cách thụ động, họ sử dụng vì họ thấy phù hợp và họ không có nhu cầu giới thiệu sản phẩm của bạn cho bạn bè của họ.
- Oppositors - hạng 0-6: Đây là những khách hàng có ấn tượng không tốt về sản phẩm của bạn. Những khách hàng này có xu hướng nói xấu và bôi nhọ sản phẩm và dịch vụ của bạn, có thể họ sẽ là những người có liên quan trực tiếp đến những thiệt hại và tổn thất của công ty bạn sau này.
Upsell chính là việc bán những thứ đắt tiền hơn những sản phẩm mà khách hàng định mua, và Cross-selling có nghĩa là bán thêm cho khách hàng những sản phẩm khác.
Hãy theo dõi số Upselling và Cross Selling trong tệp data khách hàng hiện tại của bạn. Hãy đưa những số liệu để có thể xác định liệu rằng khách hàng có đang phản ứng tốt với những sản phẩm, dịch vụ, hay quảng cáo nhất đinh hay không, nếu không hãy đề xuất chỉnh sửa cho phù hợp.
Cần xem xét khi nào, làm thế nào, và làm cái gì, nhân viên bán hàng của bạn đang bán hay bán chéo, bạn cần xem thử cho phù hợp và điều chỉnh những nỗ lực của bạn sao phù hợp nhất.
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những phần mềm KPI hỗ trợ cho việc đo lường mức độ hiệu quả của công việc một cách tối ưu, tích hợp nhiều những tính năng thông minh và giúp cho Doanh nghiệp xây dựng và theo dõi hệ thống đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả cao trong công việc.
Như vậy hôm nay chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về danh sach KPI cho Giám Đốc Kinh Doanh, hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho bạn để hiểu thêm về vấn đề này.
Xem thêm: Mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh
Xây dựng KPI cho Doanh nghiệp
Bên cạnh những thông tin về KPI cho Giám Đốc Kinh Doanh, thì KPI cho Doanh nghiệp cũng là một phần hết sức được chú trọng, vậy mời bạn tham khảo bài viết phía dưới của chúng tôi nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TOÁN HƯNG HÀ
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Hotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc