Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 08 năm 2024
Trong quá trình hoạt động và vận hành của một doanh nghiệp, có thể nói giám đốc điều hành (CEO) đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều người hỏi rằng với vị trí cấp cao như vậy thì một CEO có những chỉ tiêu gì khi đánh giá KPI công việc. KPI giám đốc điều hành liệu sẽ có những tiêu chí nào? Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp khúc mắc này ngày trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
KPI giám đốc điều hành là những mục tiêu, tiêu chí và chỉ số công việc mà một CEO cần phải làm trong một thời gian cụ thể. Những chỉ tiêu đó sẽ được xây dựng bởi lãnh đạo nhân sự cấp cao hoặc từ chính hội đồng quản trị của toàn doanh nghiệp đưa ra. Mặt khác KPI này sẽ phải đảm bảo những tiêu chí phù hợp với định hướng điều hành, phát triển và văn hóa của toàn công ty, doanh nghiệp. Vậy tại sao lại cần phải có những chỉ tiêu KPI này?
Tất cả nhân viên, vị trí nào trong một tổ chức lớn nhỏ cũng đều phải có KPI cho riêng mình. Chính vì vậy mà những CEO tài giỏi của chúng ta cũng không ngoại lệ. Hơn thế những KPI của vị trí này còn đóng một vai trò quan trọng vô cùng cần thiết đối với sự phát triển, vận mệnh của tổ chức điều hành. Đầu tiên thì KPI chính là chỉ số giúp đo lường mục tiêu và hiệu quả công việc của một giám đốc điều hành. Thông qua quá trình theo dõi những chỉ số cụ thể đó để biết được mình có đang thực hiện tốt nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp, điều hành công ty hay không. Nếu kết quả tốt và tình hình doanh nghiệp đi lên thì từ đó có thể phát huy, tiếp tục phát triển. Còn nếu gặp vấn đề trong quá trình điều hành khiến không thể thực hiện các chỉ tiêu thì lúc này cần đưa ra những phương hướng để có thể xử lý kịp thời.
Có thể nói, việc sử dụng các chỉ số KPI cho giám đốc điều hành sẽ đánh giá được hiệu suất làm việc của CEO ấy có đang thực sự hiệu quả và năng suất hay không. Thúc đẩy phát triển vai trò điều hành lãnh đạo, cạnh tranh, điều chỉnh và phấn đấu không ngừng để có thể hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Lợi ích lâu dài với tầm nhìn rộng mở chính là lợi ích từ việc đưa doanh nghiệp phát triển không ngừng.
Cuối cùng, không thể phủ nhận khi KPI chính là một yếu tố giúp thúc đẩy tinh thần làm việc vô cùng hiệu quả. Đối với một giám đốc điều hành cũng vậy. Chắc chắn, một CEO khi hoàn thành mục tiêu, hiệu suất làm việc tốt sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng và tiếp thêm ý chí không ngừng để tiếp tục phát triển công việc theo hướng đi tích cực nhất. Từ những lý do trên, có thể thấy việc xây dựng và tạo ra KPI cho giám đốc điều hành là vô cùng cần thiết và cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Các doanh nghiệp có thể tham khảo các phần mềm KPI để có thể rút ngắn quá trình xây dựng và đánh giá KPI cho bất cứ vị trí nào trong đó có vị trí giám đốc điều hành.
Xem thêm: KPI cho giám đốc sản xuất đầy đủ nhất
Việc nắm giữ chức vụ lãnh đạo cấp cao trong hệ thống điều hành của toàn doanh nghiệp thì sẽ cần những yêu cầu và chỉ số nào khi xây dựng KPI?
Khi xây dựng KPI cho vị trí này thì những nhà lãnh đạo cấp cao sẽ phải đảm bảo được việc thấu hiểu những mối liên hệ trong công việc và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đặt ra những mục tiêu cần hoàn thành. Nhiệm vụ triển khai và những công việc mà một CEO cần đạt được với thời gian cụ thể. Tất cả những tiêu chí để trả lời những câu hỏi đó cần bám sát với thực tế của doanh nghiệp để có thể đưa doanh nghiệp đi lên và phát triển sau khi người giám đốc hoàn thành những KPI đó. Một KPI được đánh giá là hiệu quả sẽ khi và chỉ khi nó gần gũi với thực tế phát triển của doanh nghiệp nhất.
Yêu cầu này có thể được hiểu cụ thể đó là khi nhìn vào mẫu KPI đó thì một CEO sẽ cần nhìn ra được những công việc và kết quả mình cần thực hiện sau một khoảng thời gian cụ thể. Tiếp theo đó là xây dựng những chế độ về quyền lợi cho vị trí CEO sau khi hoàn thành nhiệm vụ một cách hợp lý và thể hiện rõ ràng, minh bạch trong mẫu KPI này. Cuối cùng là thể hiện được quyền hạn và nguồn lực mà người giám đốc điều hành có thể sử dụng khi thực hiện những chỉ tiêu đó. Công việc ở vị trí cấp cao này có mối liên hệ chặt chẽ với toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. Chính vì vậy nên việc thể hiện được quyền hạn cụ thể trong KPI của giám đốc điều hành là vô cùng cần thiết. Một KPI đầy đủ những yêu cầu về phương diện này khi nhìn vào sẽ thể hiện được trách nhiệm, công việc với những bên liên quan và quyền lợi của một CEO có.
Đầu tiên đó là một giám đốc điều hành cần đảm bảo được định lượng mục tiêu đạt được ở các cấp chịu trách nhiệm của mình như các bộ phận, phòng ban, cá nhân, đơn vị,... Trong đó bao gồm các chỉ tiêu về: Thời gian hoàn thiện chu trình đơn hàng (OFCT), Tỷ lệ giao hàng đầy đủ và đúng thời hạn (DIFOT); Tỷ lệ hao hụt hàng tồn kho (ISR) ; Mức độ chênh lệch tiến độ so với kế hoạch đã đề ra ( PSV) và Mức chênh lệch chi phí thực hiện dự án (PCV).
Trong quá trình điều hành thì CEO phải thực hiện những công việc giám sát và đo lường kết quả công việc của những cấp dưới sự điều hành của mình. Thực hiện đo lường những giá trị thu nhận được; Giám sát tỷ lệ hàng hóa đạt chất lượng từ ban đầu; Mức độ gia công lại ; Chỉ số chất lượng; Chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể... Tất cả chính là những công cụ để một người giám đốc điều hành giao việc cho những vị trí phòng ban, cá nhân thuộc sự điều hành và trách nhiệm của mình.
Trong quá trình điều hành của mình, để có thể hoàn thành KPI thì người giám đốc điều hành sẽ phải thực hiện công việc quản trị quy trình bằng việc xâm nhập và tìm hiểu về thị trường thông qua tiêu chí “thời gian tới thị trường” trong KPI giám đốc điều hành. Cuối cùng là những tiêu chí và những chỉ số cụ thể trong việc đánh giá mức độ hoàn thành KPI của vị trí giám đốc điều hành trong một doanh nghiệp. Có thể nói, đây là một vị trí với những áp lực đến từ rất nhiều phía. Tuy nếu đạt được mọi chỉ tiêu đề ra, thậm chí có thể vượt qua chúng, năng lực của người đứng đầu điều hành sẽ được xác nhận và thừa nhận một cách rõ ràng, minh bạch hơn bao giờ hết.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về KPI giám đốc điều hành, hy vọng rằng qua bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về về vai trò cũng như có thêm hiểu biết về các chỉ số đo lường KPI cho vị trí này. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và luôn làm việc hiệu quả để có thể hoàn thành tất cả mục tiêu nhé!
Danh sách KPI cho Giám Đốc Kinh Doanh
Vị trí giám đốc kinh doanh cũng là một vị trí có vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Hãy cũng timviec365.vn đi tìm hiểu về những danh sách KPI cho vị trí CCO ngay trong bài viết dưới đây.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc