Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 03 năm 2024
Bạn có đam mê với lĩnh vực nhân sự? Bạn đang làm các công việc ở vị trí chuyên viên tuyển dụng và muốn tìm hiểu những bí quyết có thể nâng tầm bạn, giúp bạn trở thành một chuyên viên tuyển dụng xuất sắc? Bài viết sau chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.
Chuyên viên tuyển dụng là người đảm nhận vai trò tuyển dụng nhân sự bao gồm các công việc xác định nhu cầu tuyển dụng, xây dựng các phương án, tìm kiếm nguồn nhân lực và tuyển dụng đúng với yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra.
Cụ thể, công việc của những chuyên viên tuyển dụng sẽ diễn ra như sau:
- Xác định nhu cầu tuyển dụng trong doanh nghiệp dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp hoặc xu hướng mới của lĩnh vực.
- Đề xuất các phương án triển khai việc tuyển dụng sau đó lên kế hoạch tuyển dúng đúng quy trình.
- Hỗ trợ để tổ chức các sự kiện với mục đích là thu hút nhân sự trình độ cao
- Tiến hành lọc hồ sơ, CV, lư trữ các hồ sơ đã được sắp xếp trong Database của doanh nghiệp.
- Nếu như công ty không có phòng tuyển dụng riêng có thể liên hệ với các Agency tuyển dụng để lọc ra những người cần thiết cho doanh nghiệp.
- Lên lịch phỏng vấn, hỗ trợ phòng Nhân sự và các phòng ban liên quan trong quá trình phỏng vấn.
- Liên tục bám sát tiến độ công việc, báo cáo kết quả và chỉ ra các vấn đề còn tồn tại để đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong tuyển dụng
- Hỗ trợ công tác đánh giá nhân viên mới trong quá trình thử việc để đảm bảo kế hoạch.
- Giúp nhân viên mới hòa nhập với môi trường doanh nghiệp.
- Cung cấp những thông tin, quy định, chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ của công ty cho nhân viên mới.
- Giải đáp các thắc mắc của nhân viên mới.
- Thực hiện những yêu cầu khác của cấp trên liên quan tới tuyển dụng.
Chuyên viên tuyển dụng có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng nhân sự của công ty liên quan đến sự phát triển lâu dài của một tổ chức. Vì thế người chuyên viên tuyển dụng cần phải có những kỹ năng cần thiết dưới đây để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Khi bạn đăng thông tin tuyển dụng của công ty lên các phương tiện thông tin đại chúng như tờ rơi, mạng xã hội,...sẽ kèm theo một bản mô tả công việc dành cho ứng viên. Mô tả công việc nên có những yêu cầu thông tin về những khía cạnh xung quanh vị trí cần tuyển như yêu cầu về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên biệt…Thông tin trong bản mô tả nên cụ thể rõ ràng để khuyến khích các ứng viên sở hữu kỹ năng và trình độ tốt nhất. Điều này giúp hạn chế những ứng viên không đạt tiêu chuẩn hoặc phù hợp với công việc ở bước đầu xem xét hồ sơ.
Yêu cầu ứng viên thực hiện một cuộc khảo sát ngắn sau khi nhận được hồ sơ và đơn xin việc từ họ. Cuộc khảo sát ngắn này có thể diễn ra qua một cuộc điện thoại hoặc gửi kèm theo email mời phỏng vấn.
Hãy sử dụng các câu hỏi liên quan trực tiếp đến vị trí đang tuyển tránh việc ứng viên có thể “bịa đặt” hoặc “thổi phồng” những chi tiết lỏng lẻo. Có thể sử dụng các câu hỏi tình huống ngoài lề để kiểm tra khả năng xử lý thông tin, độ nhanh nhạy và giả quyết các vấn đề, từ đó phần nào hiểu được tính cách cũng như khả năng của ứng viên. Qua bài khảo sát đó bạn sẽ lựa chọn ra những ứng viên sáng giá để mời đến phỏng vấn ở các vòng tiếp theo. Nên nhớ bài khảo sát không cần dài nhưng phải mang lại được những thông tin về trình độ và kiến thức của ứng viên.
Trong khi quan sát bản CV nhà tuyển dụng nên tìm hiểu xem nguyên nhân ứng viên rời bỏ vị trí công việc cũ là gì? Tạo cho họ bầu không khí chia sẻ chân thành để gợi cho họ những câu trả lời trung thực thẳng thắn về những thất bại hoặc những khúc mắc trong quá khứ.
Bạn đảm nhiệm công việc ở vai trò nào thì cần phải có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc ở công việc đó. Làm chuyên viên tuyển dụng cũng vậy bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu về công tác tuyển dụng, quản trị nhân sự, tâm lý học, truyền thông marketing thông tin tuyển dụng. Công việc này đòi hỏi bạn phải am hiểu khá nhiều lĩnh vực liên quan khác vì bạn là người đại diện để tuyển dụng nhân viên cho các phòng ban khác nhau.
Đây là một điều không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên tuyển dụng giỏi. Qúa trình tuyển dụng diễn ra rất nhiều bước, mỗi một bước công việc đều cần phối hợp những kỹ năng khác nhau để phấn tích và lựa chọn ứng viên. Những kỹ năng bạn cần phải có là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thuyết trình, nghiệp vụ tuyển dụng, kỹ năng nhận diện tính cách, nhân tướng học, phân tích tâm lý con người…và những kỹ năng khác phục vụ quá trình tuyển dụng.
Trong số các giai đoạn trong quy trình tuyển dụng thì đây có lẽ là giai đoạn quan trọng nhất vì khi ấy bạn là người trực tiếp đối mặt với ứng viên và phỏng vấn họ. Trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng danh sách các câu hỏi tuyển dụng để xác định chính xác năng lực, thái độ thật sự của các ứng viên. Bạn nên tạo ra không khí tự nhiên thoải mái nhưng vẫn giữ được phong thái chuyên nghiệp để giảm bớt căng thẳng cho ứng viên. Kết hợp các loại câu hỏi khác nhau như câu hỏi dạng truyền thống, câu hỏi tình huống, câu hỏi hành vi trong quá khứ…để hiểu về ứng viên. Đánh giá ứng viên dựa trên quan điểm khách quan, đúng với yêu cầu và mục tiêu của công ty.
Bạn có đam mê với lĩnh vực nhân sự, mục tiêu của bạn là trong 4 – 5 tới có thể tiến đến các vị trí cao hơn trong sự nghiệp để trở thành trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng tuyển dụng hoặc một số vị trí khác…Rất nhiều người đã tham gia làm nhân viên tuyển dụng bao năm nay nhưng vẫn chỉ làm các hoạt động đơn thuần, có giá trị gia tăng thấp như tìm cv, chuẩn bị thông tin phỏng vấn, liên hệ ứng viên, xử lý các báo cáo tuyển dụng…mà vẫn chưa được cân nhắc để thăng chức. Có một vài nguyên nhân sau những chuyên viên tuyển dụng cần xem xét:
Việc tuyển dụng không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà nó là quá trình diễn ra liên tục bất kể lúc nào công ty có nhu cầu tìm kiếm bù đắp những vị trí nhân sự còn thiếu. Hơn nữa thị trường kinh doanh cũng liên tục biến đổi cũng kéo theo sự thay đổi trong nhu cầu tuyển dụng ứng viên của công ty. Do vậy các chuyên viên tuyển dụng không những phải hiểu rõ những điều cơ bản trong ngành kinh doanh công ty đang tuyển mà còn phải nhanh nhạy trong việc bắt kịp các xu hướng mới trên thị trường, thay đổi trong ngành, cạnh tranh giữa các công ty đối thủ…Hiểu được những điều này chuyên viên tuyển dụng sẽ kịp thời biến đổi những yêu cầu, tiêu chuẩn khi tuyển dụng. Ví dụ công ty đang cắt giảm một số chi nhánh cửa hàng nên sẽ triển khai việc kinh doanh online. Nhìn vào đó chuyên viên tuyển dụng cũng phải linh hoạt thêm các kỹ năng phù hợp với việc kinh doanh online trong bản mô tả công việc.
Thông thường các nhân viên tuyển dụng ít khi biết hoặc có kiến thức về vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đối với nhiều người có thể bình thường vì nó nằm ngoài phạm vi chuyên môn của họ. Tuy nhiên, điều này đối mặt với việc hạn chế khả năng tiến bộ trong sự nghiệp của họ. Ít nhất khi tuyển dụng nhân sự cho vị trí bán hàng chuyên viên tuyển dụng cũng cần phải hiểu sơ bộ về các mặt hàng có trong công ty, việc tiêu thụ các mặt hàng…Ở các vị trí khác cũng vậy, nhà tuyển dụng khi bước vào cuộc phỏng vấn với ứng viên nên tìm hiểu qua về chuyên môn vị trí đó để có những câu hỏi trọng tâm, tạo nên hiệu quả cuộc phỏng vấn và tuyển được đúng người.
Điều mà doanh nghiệp hay các phòng ban khác cần nhất ở một chuyên viên tuyển dụng đó là tuyển được nhân sự trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn đạt được đúng các yêu cầu của họ. Nhà tuyển dụng phải luôn tìm kiếm và duy trì các mối quan hệ với ứng viên tiềm năng, đặc biệt là những ứng viên cho các vị trí then chốt. Một chuyên viên tuyển dụng giỏi là người luôn sẵn sàng cung cấp được nguồn nhân lực đáp ứng cho cho nhu cầu của công ty.
Mục đích cuối cùng của cuộc phỏng vấn đó là chọn ra những ứng viên xuất sắc nhất cho vị trí đang tuyển. Chuyên viên tuyển dụng phải là người có kỹ năng phỏng vấn tốt, ứng biến được mọi kiểu ứng viên và khai thác được những điểm mạnh cũng như hiểu về nhược điểm họ đang có. Kỹ năng phỏng vấn phải liên tục được trau dồi để làm mọi thứ thật chuyên nghiệp. Những câu hỏi đưa ra cho ứng viên cũng phải đạt tới kết quả thu thập được năng lực, hành vi, thái độ của họ. Chuyên viên tuyển dụng cũng cần phỏng vấn ứng viên ở nhiều cấp độ, trình độ khác nhau để có được kinh nghiệm phong phú.
Chuyên viên tuyển dụng là người giữ vai trò kết nối giữa nhân viên mới và duy trì sự gắn kết giữa các nhân viên trong công ty qua hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nhân sự, đặc biệt là với những nhân viên mới. Việc giúp nhân viên mới mau chóng hòa nhập vào công ty sẽ giúp tỷ lệ nghỉ việc giảm đi. Việc tìm hiểu và quan hệ với các nhân viên mới cũng sẽ giúp chuyên viên tuyển dụng hiểu tâm lý con người, giải quyết các vấn đề tồn đọng trong nội bộ công ty và có nhiều kinh nghiệm cho những lần tuyển dụng sau hơn.
>> Tìm hiểu thêm:
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc