Tác giả: Nguyễn Ngọc Ánh
Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 06 năm 2024
Vừa chập chững bước vào một môi trường đào tạo hoàn khác, bắt đầu một hệ thống giáo dục mới, mang trình độ cao hơn, khó hơn, đầy thử thách nhưng cũng không ít điều mới lạ đối với tân sinh viên. Cùng Timviec365.vn giải đáp những thắc mắc lên đại học học những môn gì, học đại học có khó không, các môn học bắt buộc ở đại học qua bài viết dưới đây.
Điều đầu tiên mà tân sinh viên sẽ đối mặt khi bước chân vào cổng trường đại học, đó là tiếp xúc với một hệ thống đào tạo giáo dục hoàn toàn mới. Đó là hệ đào tạo Đại học. Vậy câu hỏi đặt ra là lên đại học có gì khác, lên đại học học những môn gì, sinh viên năm nhất học môn gì đều là những băn khoăn của của hầu hết tân sinh viên
Những môn của đại học phần lớn sẽ khác với những môn mà các em đã tiếp xúc ở thời cấp 3. Những môn của đại học sẽ thường mang tính chuyên sâu và phân biệt khác nhau theo từng ngành, từng trường học. Tuỳ vào từng chuyên ngành đào tạo cũng như từng trường yêu cầu bắt buộc mà số môn học phải học sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu như các tân sinh viên mới vào trường sẽ được làm quen với nhà trường cùng vô số các môn đại cương bắt buộc. Sau đó sẽ tùy thuộc vào từng chuyên ngành mà phân chia ra học môn chuyên ngành đặc thù do khoa đào tạo.
Đại cương là các môn dành cho sinh viên năm nhất hoặc năm 2 khi bước đầu tiếp xúc với ngưỡng cửa đại học.
Các môn đại cương là bước đầu tiên của tân sinh viên khi tiếp xúc với nền giáo dục mới và là các môn học bắt buộc ở đại học. Với đào tạo hệ đại học, các môn học đại cương ở đại học của các trường công lập hầu hết sẽ giống nhau bao gồm:
- Triết học
- Kinh tế chính trị
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Lịch sử Đảng
- Xác suất thống kê
- Pháp luật đại cương
Những môn này với tính chất khô khan, dài và tính trừu tượng cao nên thường là vấn đề đau đầu đối những sinh viên năm nhất và là những môn học khó nhất đại học. Ngoài ra, một phần thay đổi môi trường giáo dục, từ học sinh trở thành sinh viên, sinh viên năm nhất có những bỡ ngỡ, phần nào không quen với cách giáo dục mới ở đây. Phương pháp của đại học thường để sinh viên chủ động học hỏi, tiếp thu, không gò bó bắt ép hay kèm cặp sinh viên liên tục gây một số trường hợp nhiều bạn không theo kịp, sao nhãng việc học.
Những môn đại cương mang nặng lý thuyết, khó học và nhàm chán. Những môn đại cương tuy khó nhưng sẽ giúp bạn phát huy khả năng logic, phương pháp tự học. Môn đại cương là nền móng cho các môn học chuyên ngành sau này.
Qua kinh nghiệm đã trải qua và qua một số ý kiến, chúng tôi đưa ra một số phương pháp để sinh viên qua môn đại cương với số điểm cao:
Những môn có giáo trình thì các bạn nên mua đầy đủ để tiện cho việc theo dõi môn học. Các môn đại cương của các trường đại học hầu như giống nhau và không có sự thay đổi giữa các năm nên sinh hoàn toàn có thể mua lại hoặc mượn từ những anh chị trong khoa. Tầm quan trọng của giáo trình đại cương vẫn thể hiện ở việc tất cả nội dung thi đều có trong đó, đặc biệt là giáo trình do trường hoặc các cô trong khoa, trong trường soạn thì nội dung thi chắc chắn sẽ có trong sách. Vậy tiếc gì mà không mua để có tài liệu ôn thi trực tiếp nhất.
Ngoài ra ở một số trường đào tạo vì không tập trung đòi hỏi cao với sinh viên ở những môn đại cương nên khi thi có thể mang giáo trình vào phòng thi làm tài liệu tham khảo.
Việc ghi bài giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức được giảng một lần nữa. Đây là một trong những cách ghi nhớ kiến thức rất tốt, việc ghi chép bài giảng giúp sinh viên có tài liệu để ôn tập trước mỗi kỳ thi.
Đối với những môn học đại cương hay cả những môn chuyên ngành, thầy cô đại học thường không giảng cụ thể, chỉ tay từng việc cho sinh viên như hồi cấp 3, việc giảng thường sẽ giảng dạy qua vi tính, trình chiếu qua máy chiếu những bài powerpoint, slide chứ không ghi lên bài lên bảng nhiều. Vì vậy sinh viên phải chủ động trong việc ghi chép lại bài giảng.
Cách ghi chép nên ghi lại theo ý hiểu của bản thân, tránh cách ghi máy móc sẽ gây khó khăn khi bạn xem hay ôn tập lại sẽ không hiểu mình ghi gì. Khi gặp vấn đề mà bạn không hiểu, bạn có thể note lại cuối giờ hỏi giảng viên, hỏi bạn bè hoặc trực tiếp hỏi lại giảng viên ngay lúc đó. Đừng ngần ngại trao đổi và nêu ý kiến, bậc đại học rất khuyến khích sinh viên nêu ý kiến riêng của bản thân về những quan điểm và những bài học.
Khi mà ở cấp THPT thì hạn chế việc học sinh dùng điện thoại để tránh học sinh mất tập trung, chểnh mảng việc học. Tuy nhiên lên đại học việc dùng các mạng xã hội góp một phần không nhỏ vào việc trao đổi ý kiến, bào học. Trên các diễn đàn của trường, khoa hay lớp học thường có những hội nhóm, những hội nhóm này được lập lên theo chủ đề và được phát tán rất sôi nổi. Ví dụ bạn có thể lên mạng tìm kiếm nhóm học toán đại cương, trong đây có cả những anh chị đã trải qua những môn đại cương rồi, bạn hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm hay những tip nhỏ để học, những kiến thức quan trọng hay tham khảo các đề thi năm trước.
Thường thì chỉ cần sinh viên đặt câu hỏi thì sẽ được hỗ trợ nhiệt tình từ mọi người, phát huy được tinh thần học nhóm.
Nhiều sinh viên cho rằng các môn đại cương không quan trọng nên chỉ cần học đối phó. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Các môn học đều có sự liên quan và hỗ trợ nhau, các môn đại cương là nền tảng cho các môn chuyên ngành sau này, học tốt những môn đại cương giúp sinh viên phát huy tư duy logic và phương pháp học tốt các môn chuyên ngành sau này.
Ngành đào tạo là tập hợp những kiến thức chuyên môn về một ngành nghề nào đó, kỹ năng của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định. Ngành đào tạo lại chia nhỏ ra nhiều chuyên ngành đào tạo với chuyên môn khác nhau.
Chuyên ngành đào tạo là tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu của một ngành đào tạo cụ thể.
Hiện nay ở bậc đại học, bất kỳ các trường đại học công lập hay dân lập đều chia ra các chuyên ngành đào tạo. Thường các trường sẽ đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau. Mỗi chuyên ngành có riêng các môn cần học và lượng kiến thức khác nhau. Ví dụ bạn học trường đại học y, chuyên ngành răng - hàm - mặt, bạn sẽ phải học các kiến thức về y, các bộ môn liên quan trực tiếp đến răng - hàm - mặt.
Việc học môn chuyên ngành phải được lựa chọn từ khi bạn chọn khoa để đăng ký thi vào. Chuyên ngành thường được sinh viên và phụ huynh sau quá trình tham khảo sẽ quyết định dựa vào những gì đã được học, những thế mạnh và sở thích của bản thân và dựa vào một phần kết quả kỳ thi vào đại học.
Một số chuyên ngành điển hình ở các trường đại học đang đào tạo như: nông nghiệp, tin học, kiến trúc, sinh học, thực phẩm, ngoại ngữ, quân sự, y học, luật...
Việc chuyển môi trường đào tạo gây có nhiều tân sinh viên những bỡ ngỡ nhất định, sự khác nhau giữa 2 bậc đào tạo có sự khác biệt rất lớn. Khi ngồi trên ghế THPT, không ít em học sinh có thể đã nghe các thầy cô hay phụ huynh đều nói “ học đại học nhàn lắm, chơi là chính”, vậy thực hư những câu này có đúng sự thật hay không. Cùng nhìn qua một chút sự khác biệt giữa hai cấp bậc đại học mà sinh viên cần biết để chuẩn bị tinh thần:
- Ở bậc THPT : các em sẽ học theo lộ trình có sẵn, học theo thời khóa biểu mà được nhà trường sắp xếp với lượng kiến thức tiếp thu khoảng 4-5 môn một buổi. Em sẽ phải học mà không có quyền lựa chọn, sẽ đối mặt với những đợt thi cử áp lực về điểm số mà không có cơ hội sửa đổi điểm số hay môn học. Sau kỳ thi những điểm đã thi sẽ được ghi vào sổ và trở thành điểm chính đi theo các em suốt cả năm học và đây chính là điểm quyết định xếp loại học lực hay bằng cấp các em ra trường.
- Ở bậc đại học: sinh viên có quyền lựa chọn học môn nào trước, được tự chọn thời gian biểu phù hợp để có thể sắp xếp thời gian hợp lý. Ví dụ mùa đông sẽ ngại dậy sớm, sinh viên thường sẽ có xu hướng chọn các môn học vào buổi chiều. Ngoài ra, sự khác biệt đó là ở các trường đại học hiện nay nhiều trường đào tạo theo tín chỉ, các em chỉ phải học khoảng 2 tiết mỗi buổi tùy thuộc vào việc đăng ký môn học và thời gian học ngay từ đầu. Các em có quyền được lựa chọn, thay đổi thời gian biểu bằng hình thức học tín chỉ. Cái hay của hình thức học này là em không phải tuân theo một thời khóa biểu nhất định mà được phép chọn những môn học mình cảm thấy thích nhất trong từng kỳ. Nếu đủ sức “chiến”, em hoàn toàn có thể gánh thêm những môn dành cho kỳ sau. Nói cách khác, với tín chỉ, em có thể ra trường sớm hơn thời gian bắt buộc phải học là 4 – 5 năm.
Nếu như ở cấp 3, một lớp chỉ có tầm 40-45 học sinh thì giảng đường đại học lại có một sức chứa khổng lồ lên tới vài trăm sinh viên. Thầy cô đến lớp sẽ chỉ có nhiệm vụ giảng xong phần bài của họ, việc hiểu hay không lại là phần của em.
Ở trung học việc học sinh ngày ngày phải đến lớp là một điều bắt buộc. Việc học sẽ diễn ra hằng ngày ở trường học hoặc các lớp học thêm. Các em có gia đình bao bọc và quản lý. Nhưng lên đại học, việc học của em không bắt buộc em phải lên lớp, thường các môn giáo viên sẽ nói số buổi quy định phải có mặt và thời gian kiểm tra, sinh viên chỉ cần có mặt đúng quy định và nắm bắt được kiến thức là được, cái chính là sinh viên phải tự tự giác.
Ở bậc đại học, hãy cố gắng bỏ chút thời gian đọc qua ở nhà, đến lớp em sẽ sớm bắt kịp tiến độ hơn. Nhất là đối với chương trình tiên tiến, đọc sách và tra từ mới trước ở nhà sẽ giúp em dễ bắt nhịp và vào bài hơn. Các em cũng có thể xin tài liệu và đề thi từ các khóa trước để cho mình quen với các môn học và dạng bài, cách thi ở đại học nữa.
- Ở các trường THPT: Thời lượng vỏn vẹn chỉ có 2 tiết/tuần, thể dục ở trường cấp 3 bị coi là môn siêu phụ. Nếu điểm chẳng may dưới trung bình, nhưng lại được xếp vào diện ngoan, thì thể nào cũng được thầy cô cứu vớt. Vì thế, chẳng phải tập tành nhiều, nhưng vẫn được nhắm mắt cho qua.
- Ở bậc Đại học: Không quy ra điểm số cụ thể, chỉ trượt hoặc đỗ, nhưng thể dục lại là nỗi ác mộng của hầu hết sinh viên. Chỉ cần không qua bất kỳ một nội dung nào, bằng tốt nghiệp có nguy cơ bị treo vĩnh viễn. Đơn giản vì có rất nhiều môn khiến sinh phải đang sợ như aerobic, bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, dancing,…. Đặc thù hơn, còn có Taekwondo (ĐH Kinh tế quốc dân), võ thuật (khối trường quân sự, công an)…
Trên đây là những chia sẻ về những môn học để trả lời cho câu hỏi lên đại học học những môn gì. Hẳn là những tân sinh đã xác định được bản thân sẽ học những gì ở đại học, nắm phương pháp để qua môn đại cương với số điểm cao cũng đỡ bỡ ngỡ trước những khác nhau ở đại học và thời cấp 3.
Ngoài ra, những bạn tân sinh viên rất quan tâm đến việc tìm và thuê phòng trọ. Xem thêm ngay hợp đồng thuê phòng trọ mới nhất, để có thêm hiểu biết kỹ năng cho tân sinh viên.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng YênHotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TOÁN HƯNG HÀ
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Hotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc