Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Lòng tốt là gì? Đừng để lòng tốt bị lợi dụng bởi những kẻ tinh ranh

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Ngày cập nhật: 15/09/2020

Bạn định nghĩa thế nào là lòng tốt? Một khái niệm bao quát không chỉ nhiều hành động mà nó còn là thái độ, biểu cảm,... của một cá nhân làm ấm lòng người khác. Lòng tốt mang nhiều giá trị trong việc xây dựng một cộng đồng, một xã hội văn minh, đẩy lùi tệ nạn làm ảnh hưởng tới nề nếp, văn phòng trong tập thể nhân loại. Hiểu bản chất lòng tốt là gì cho bạn cuộc sống đúng nghĩa, biết đặt lòng tốt đúng người đúng chỗ để nó không bị lợi dụng gây hại cho xã hội. Hãy cùng Timviec365.vn đi tìm hiểu lòng tốt đúng nghĩa qua việc bình luận những ý kiến tiêu cực còn tồn tại về lòng tốt và cách thể hiện lòng tốt sai nghĩa dưới đây nhé!

 

1. Lòng tốt được định nghĩa ra sao? 

lòng tốt là gì
Lòng tốt không chỉ là hành động mà nó có thể chỉ đơn giản là cử chỉ nhẹ nhàng

Thật khó khi định nghĩa cho một đức tính cao cả thể hiện lòng nhân đạo của con người như “lòng tốt”. Một cụm từ ghép được kết hợp từ hai loại từ khác nhau tạo nên ý nghĩa và giá trị con người. Có người cho rằng lòng tốt dùng để gọi tên những hành động, những câu nói, những cử chỉ của một người, một tập thể hay một cộng đồng đối với một người, một tập thể khác cho họ cái ăn, cái mặc hay đơn giản chỉ cần khích lệ được tinh thần họ mỗi khi gặp khó khăn để họ cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Đó không nhất thiết phải là những hành động to tát cho người ta giá trị vật chất mà đôi khi chỉ cần một nụ cười, một cái ôm, cái bắt tay,… thân mật truyền cho họ hơi ấm của lòng người cũng là cách để định nghĩa về lòng tốt. 

Còn với định nghĩa mang tính lý thuyết, lòng tốt là một hành vi được đánh dấu bởi các đặc điểm đạo đức, theo khuynh hướng đem lại lợi ích cho người khác, nó được coi là một đức tính được công nhận là một giá trị trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo. Lòng tốt xuất hiện ở khắp mọi nơi không thuộc đặc điểm văn hóa của bất cứ vùng dân tộc, lãnh thổ nào trên thế giới. Lòng tốt có khác nhau ở từng địa chỉ nằm ở cách gọi tên, cách thể hiện lòng tốt nhưng chung quy lại vẫn đem lại giá trị cho người khác, khiến tâm thanh thản. 

Ở nước ngoài, cụ thể theo ngôn ngữ Anh quốc, “lòng tốt” được gọi tên là “kindness” được họ định nghĩa bằng một câu nói: “Three keys to more abundant living: caring about others, daring for others, sharing with others” 

(Nguồn: William Arthur Ward)

 “Ba chiếc chìa khóa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác”  chính là người mang đức tính của lòng tốt.

Con người có lòng tốt giúp rèn luyện một phẩm chất tốt đẹp tốt đẹp, khi biết yêu thương, đồng cảm, cùng chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh là lúc con người ta ý thức được về giá trị của cuộc sống, biết tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa, sống đúng chất một kiếp người. Lòng tốt là tài sản vô giá của con người, nó không hiện hữu trong không gian để nhìn thấy mà nó cũng không thể cảm nhận qua chi giác như cầm, nắm, chạm vào nó nhưng lại được cảm nhận từ tâm hồn. Trong các mối quan hệ nó là sợi dây vô hình gắn kết bền chặt con người lại với nhau, lúc này lòng tốt cho đi không mong nhận lại giá trị vật chất từ người khác mà nó cho họ một người bạn tâm giao, một người tri kỷ sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ cùng ta niềm vui, nỗi buồn. 

Giá trị của lòng tốt mang lại đối với xã hội nói chung giúp giảm thiểu được những tệ nạn xấu, khi con người biết chia sẻ với nhau dù là tinh thần thôi cũng giúp mọi người phấn đầu làm việc nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo, góp phần dựng xây đất nước phát triển bền vững. 

2. Giá trị của lòng tốt trong xã hội thời nay

giá trị lòng tốt là gì
Giá trị của lòng tốt trong cuộc sống thời nay 

Lòng tốt tồn tại nơi con người từ khi họ xuất hiện trở thành sự sống trên trái đất. Thời đó, con người đối xử với nhau không có sự phân biệt, cuộc sống hàng ngày giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau kiếm ăn, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi,… Nhưng lâu dần khi con người biết cách sống hơn cũng là khi của cải vật chất dư thừa, con người nảy sinh lòng tham, kẻ nào mạnh kẻ đó thắng, không còn nhường nhịn giúp đỡ nhau mà thay vào đó là dẫm đạp lên nhau để đạt giá trị riêng. Lúc này sự phân hóa về giai cấp kẻ giàu, người nghèo đã khiến lòng tốt dần bị tha hóa, không còn là bản chất vốn có thuộc về con người.

Khi xã hội càng phát triển, con người càng chuyển biến cách sống sang một khía cạnh khác với lối sống vụ lợi hơn theo đúng nghĩa “không ai cho không ai cái gì” và “lòng tốt được tính phí”. Đó là do con người ngày nay coi trọng giá trị vật chất hay do chịu tác động của xã hội khi mọi nhu cầu, mọi ý muốn kể cả tình cảm và hạnh phúc đều mua được bằng tiền. Đôi khi lòng tốt còn là thứ hàng hóa có thể mua bán được trên thị trường, đó là khi bạn cho họ tiền, họ sẵn sàng đối tốt với bạn, giúp đỡ bạn, bên cạnh bạn những lúc khó khăn nhưng khi “lòng tốt” cạn kiệt là lúc bạn không còn tiền để sử dụng dịch vụ ấy. Còn lòng tốt chính nghĩa lại tồn tại như một thứ “xa xỉ phẩm” trở thành hiện tượng lạ nếu nó có bộc phát ra bên ngoài. 

Không còn phổ biến trong thời đại hiện nay, một hành động thể hiện lòng tốt cũng khá hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Đôi khi việc thể hiện lòng tốt còn khiến người được nhận nghĩa rằng mình đang bị lợi dụng vì một mục đích cá nhân tồn tại sau thế lực nào đó. Không biết từ bao giờ tư tưởng “trên đời này làm gì còn người tốt” đã ăn sâu vào tâm trí mỗi cá nhân khiến mọi hành động đều bị nghi ngờ thâm chí người có lòng tốt, thường xuyên có hành động giúp đỡ người khác còn bị nghĩ rằng có vấn đề về thần kinh, là người không bình thường về suy nghĩ. Đó là lý do vì sao mà những hành động tốt ngày càng ít đi.

Khi kinh tế thị trường bước vào giai đoạn hội nhập, cơ hội phát triển đến với mọi quốc gia, xã hội phát triển, đời sống người dân dần ổn định nhưng nhu cầu sống không bao giờ có điểm đích, nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội. Con người sống, đối xử với nhau đều bị nghi ngờ dần cảm thấy, làm người tốt không thể tồn tại trong cái xã hội này, con người dần thay đổi cách sống, học cho mình thói ích kỷ,  làm quen với lối sống vô cảm với mọi hiện tượng xung quanh. Không con lấy làm lạ khi trên đường thấy người bị tai nạn nhưng không ai dám dừng lại giúp đỡ, thấy cướp trên đường nhưng cũng không dám truy đuổi cũng bởi tâm lý sợ “rước họa vào thân”. Hành động này cũng xuất phát từ thực tế khi trước đó không ít người có lòng tốt nhưng lại vạ vào người tội danh gây tai nạn cho người khác, giúp đỡ người già qua được lại bị nghĩ là làm bộ với thiên hạ, quan tâm tới vấn đề của người khác nhằm an ủi họ thì lại bị cho là “lo chuyện bao đồng”,… 

Tuy nhiên không thể nhìn một phía mà bao quát hết mọi mặt của vấn đề. Không chỉ vì một vài ví dụ đơn giản mà có thể đánh đồng về lòng tốt và cũng không vì thế mà nói rằng lòng tốt hiện giờ không còn tồn tại. Trên thực tế, dù ở xã hội phát triển hiện đại đến đâu, lòng tốt vẫn là một đức tính được coi trọng, gìn giữ đề cao và khuyến khích. Thế nhưng, không ít trường hợp lòng tốt thể hiện sai cách dẫn đến hệ lụy xấu trước tiên cho chính bản thân người hành động sai tiếp đó ảnh hưởng gián tiếp cái xấu đến xã hội nếu không biết áp dụng lòng tốt đúng nghĩa. 

3. Lòng tốt không có nghĩa là “phải” làm gì như một “nghĩa vụ” 

đúng nghĩa lòng tốt là gì
Lòng tốt không có nghĩa là “phải” làm gì như một “nghĩa vụ” 

Bạn nghĩa người tốt là luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác mọi lúc, mọi nơi và mọi việc? Hãy nghĩa vụ của người có lòng tốt là phải làm những việc người khác yêu cầu?,… Đó chỉ là một trong những hành động của lòng tốt, không có nghĩa là “phải” làm gì như một “nghĩa vụ”. Mà “lòng tốt” chân chính là khí biết thể hiện đúng cách, đúng ý nghĩa, tức là biết cứng rắn đúng lòng không để người khác sai khiến như “kẻ hầu, người hạ”. Đồng thời lòng tốt cần thể hiện với những hành động cũng tốt, cần sự giúp đỡ chân chính để lấy động lực cố gắng. 

Bạn nên sống tốt nhưng phải biết cách phân biệt cái hay cái xấu để quyết định được việc làm hay không làm một việc gì đó mà không làm ảnh hưởng đến lương tâm gây bứt dứt mỗi ngày. Nếu bạn nghĩa, mọi người sẽ thích mình hơn vì những điều mình làm cho họ thì bạn đã lầm! Hiện tượng một người có lòng tốt thái quá là họ coi việc gì cũng tốt, hành động nào cần tới sự giúp đỡ của mình cũng sẵn sàng thực hiện mà không nghĩ tới kết quả sau đó mang lại lợi ích cho một người hay tác động xấu đến một nhóm người hay thậm trí là một tập thể, một cộng đồng. Có thể lấy ví dụ đơn giản như khi con người ta thể hiện lòng tốt bằng cách nhận lời giúp đỡ giao đồ cho người khác gặp trường hợp xấu là hàng cấm, bạn đã ngẫu nhiên trở thành người tiếp tay cho tệ nạn xã hội hoành hành.

Một lần nữa khẳng định lại, lòng tốt không có nghĩa là “phải” làm gì như một “nghĩa vụ” mà lòng tốt là biết phân biết cái tốt, thực hiện điều đó để mang lại lợi ích chính đáng cho người khác. Đó cũng chính là việc lòng tốt bị lợi dụng khiến con người ta lại vướng vào cái lối “lo chuyện bao đồng” rồi “rước họa vào thân”. 

Đối xử tốt với mọi người xung quanh là đức tính tốt đẹp cần được duy trì trong thời đại hiện nay. Hiểu lòng tốt là gì giúp mọi người sống đúng cách hơn, biết đặt ra giới hạn của lòng tốt để không bị lợi dụng vào những việc làm xấu gây hại cho xã hội. Hy vọng rằng với những phân tích trên đây, độc giả có thể nghiệm ra những điều tốt đẹp hữu ích góp phần tạo nên xã hội văn minh, giàu mạnh.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý