
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Phạm Hà
Đối với các anh em lập trình web chuyên nghiệp, cụm từ "mô hình client server" chắc hẳn không còn xa lạ gì nữa. Đây là cụm từ khá phổ biến đối với các dân chuyên ở mảng lập trình. Tuy nhiên, đối với các anh em mới vào nghề, cụm từ này nghe có vẻ khá là xa lạ. Vậy thì mô hình client server là gì? Và nó có hoạt động như thế nào trong mảng lập trình? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể làm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Mô hình client server có thể được hiểu là một mô hình của mạng máy tính mà trong đó chia thành 2 bộ phận chính, đó là client và server (máy khách và máy chủ). Trong mô hình client server thì các máy tính con có thể được coi là một client (máy khách), chúng có chức năng đó là gửi các yêu cầu cho máy chủ và nhiệm vụ của máy chủ đó là xử lý các yêu cầu đó rồi sau đó trả kết quả lại cho các máy tính con.
Server (máy chủ) đóng vai trò là lưu giữ tài nguyên, thực hiện các yêu cầu và chương trình dịch vụ từ các máy khách (client). Máy khách bao gồm các máy tính nhỏ và các thiết bị điện tử.
Về bản chất thì mô hình client server việc giao tiếp truyền tải lại cho nhau giữa hai cái máy tính.
Với những chiếc máy tính, thiết bị điện tử nói chung đóng vai trò là máy khách thì chúng sẽ không cung cấp các dữ liệu, tài nguyên đến các máy tính khác mà thay vào đó chúng chỉ nhận và sử dụng các dữ liệu và tài nguyên từ máy chủ. Tuy nhiên thì một client (máy khách) ở mô hình này thì lại hoàn toàn có thể là một server (máy chủ) ở một mô hình khác tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Còn đối với những máy tính đóng vai trò là máy chủ, thì chúng sẽ có khả năng đó là cung cấp các tài nguyên, dữ liệu và dịch vụ cho các máy khách khác ở trong một mô hình hệ thống mạng. Có thể thấy server đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình khiến các máy khách trong hệ thống mạng hoạt động hiệu quả hơn.
Trong một mô hình client server thì máy chủ (server) sẽ chấp nhận tất cả các yêu cầu từ máy khách (client) ở mọi nơi trên hệ thống mạng Internet, sau đó máy chủ sẽ trả lại kết quả của yêu cầu đó cho các máy khách đưa ra yêu cầu. Có thể coi một máy tính là máy khách khi chúng thực hiện công việc gửi yêu cầu đến máy chủ rồi sau đó nhận lại các kết quả của những yêu cầu đó từ máy chủ.
Để máy khách (client) và máy chủ (server) có thể giao tiếp, trao đổi tài nguyên dữ liệu được với nhau thì chúng sẽ phải hoạt động cùng trên một giao thức. Một số giao thức được sử dụng phổ biến hiện nay cho máy khách (client) và máy chủ (server) có thể kể đến như là: HTTPS, FTP hoặc là TCP/IP, …
Để một máy khách (client) có thể lấy được những thông tin từ máy chủ (server) thì máy khách sẽ phải thực hiện theo các giao thức mà máy chủ đề ra. Nếu như yêu cầu từ máy khách được máy chủ chấp nhận thì ngay sau đó máy chủ sẽ thu thập các thông tin liên quan đến yêu cầu và sẽ gửi trả lại kết quả cho máy khách ngay lập tức.
Máy chủ (server) luôn ở sẵn trạng thái tiếp nhận các yêu cầu từ máy khách (client) nên khi máy khách gửi yêu cầu dữ liệu và được máy chủ khi được chấp nhận thì ngay lập tức chúng sẽ thu thập các thông tin, dữ liệu có liên quan đến yêu cầu của máy khách và trả lại kết quả ngay lập tức.
Đây là ưu điểm lớn nhất của mô hình này khi mà khả năng kiểm soát tập trung (centralization) đã được tích hợp sẵn ở bên trong mô hình. Với khả năng này, các thông tin cần thiết sẽ được đặt ở một vị trí riêng biệt và duy nhất, qua đó giúp các Admin của các trang mạng có thể tự do quản lý và điều hành trang web của mình. Với khả năng này, khi mà trang web xảy ra các rủi ro, sự cố bất ngờ thì hoàn toàn có thể được giải quyết tại một nơi duy nhất, qua đó cũng giúp cho việc tải thêm, cập nhật các dữ liệu, tài nguyên trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn.
Trong mô hình mạng client server, do được cấu thành bởi kiến trúc tập trung nên mô hình này có thể áp dụng được các biện pháp truy cập, khiến cho chỉ những người được ủy quyền truy cập mới có thể truy cập được mô hình, qua đó đảm bảo tính bảo mật của mô hình.
Phương pháp bảo mật có thể nói là phổ biến nhất hiện nay đó là áp đặt thông tin đăng nhập, do đó bạn sẽ cần phải nhập đúng đủ Username và Password thì mới có thể tiếp tục truy cập vào được mô hình. Ngoài ra, nếu chẳng may dữ liệu đăng nhập hoặc là dữ liệu tài nguyên bị mất thì hoàn toàn có thể khôi phục lại các file đó chỉ với một bản sao lưu duy nhất.
Mô hình mạng client server sở hữu các tính năng cho phép người dùng có thể mở rộng mô hình rất tốt. Bất cứ khi nào cần, người dùng hoàn toàn có thể tạo thêm các tài khoản tài nguyên như là tăng thêm số client và server. Điều này sẽ khiến cho kích thước của server bị tăng thêm tuy nhiên thì điều này sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều và không hề bị gián đoạn.
Mô hình client server không phân biệt các vị trí hay nền tảng khác nhau, do đó người dùng hoàn toàn có thể tự do truy cập vào thông tin của công ty họ mà không cần một bộ xử lý nào.
Có thể coi nhược điểm lớn nhất ở trong mô hình client server đó chính là không thể giải quyết được sự tắc nghẽn trong mô hình. Khi có đồng thời nhiều yêu cầu từ các máy client tới máy chủ ở trong cùng một hệ thống, máy chủ sẽ không thể đáp ứng kịp thời do quá nhiều yêu cầu từ các máy khách, do đó gây ra hiện tượng tắc nghẽn, làm chậm sự kết nối hoặc thậm chí tệ hơn đó là gây ra hiện tượng crash (hỏng chương trình hoặc bị văng ra khỏi hệ thống). Khi mà một máy chủ (server) gặp hiện tượng tắc nghẽn thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc truy cập thông tin.
Như đã nói ở trên thì mô hình mạng client server là mô hình mạng có cấu trúc tập trung, do vậy khi mà mô hình gặp vấn đề gì đó sẽ khiến toàn bộ hệ thống bị trục trặc, gián đoạn. Do vậy có thể thấy mô hình mạng client server khá thiếu tính bền và sự ổn định.
Hiện nay, chi phí cho các mô hình hệ thống mạng có sức mạnh lớn ở trên thị trường đang rất đắt đỏ, điều này dẫn đến các chi phí để thiết lập, kiểm tra, bảo trì hay sửa chữa sẽ rất đắt và không phải ai cũng sẵn sàng bỏ một số tiền lớn ra để chi trả cho việc này.
Ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động thì hệ thống mạng sẽ hoạt động liên tục và không nghỉ ngơi, do đó nó sẽ cần được quan tâm và bảo trì thường xuyên để kịp thời phát hiện ra những vấn đề, tránh gây hậu quả không đáng có.
Trên đây là những chia sẻ xung quanh thắc mắc về mô hình client server là gì. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình quen thuộc này.
Giải đáp thắc mắc server là gì
Bạn có đang thắc mắc server là gì không? Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận