Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 06 năm 2024
Nghề làm giấy dó là ngành nghề truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì nghề này đang dần ngày càng mai một. Vì vậy, điều này đặt ra câu hỏi cho giới trẻ cũng như các nhà quản lý về việc giữ gìn và phát huy ngành nghề truyền thống. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về nghề làm giấy dó cũng như quy trình, công đoạn để tạo ra những tờ giấy dó ra sao. Đặc biệt là nghề làm giấy dó ở làng giấy Đống Cao - Bắc Ninh.
Nghề giấy dó hiện nay là một ngành nghề truyền thống và được hình thành từ lâu đời. Hiện nay, ngành nghề này đang cần được bảo tồn và giữ gìn để có thể giữ lại những nét đặc sắc, mang dấu ấn dân tộc của ông cha ta. Nghề này không chỉ có ý nghĩa trong việc đem lại nguồn thu nhập cho nhân dân mà nó còn có ý nghĩa hết sức to lớn với giá trị mang ý nghĩa nhân văn của mình.
Ở làng Đống Cao, Bắc Ninh là một làng nghề nổi tiếng với nghề làm giấy dó. Tại đây, nghề này đã xuất hiện từ rất lâu và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 18 và 19. Tuy nhiên, nghề làm giấy dó hiện đang dần mai một trên chính mảnh đất truyền thống này. Thực tế cho thấy, số hộ gia đình còn theo và làm nghề này hiện rất ít và có chưa tới chục hộ gia đình.
Vì vậy, để có thể giữ gìn và duy trì ngành nghề truyền thống này thì cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền cũng như các cá nhân có tiềm lực mạnh về kinh tế cũng như tinh thần yêu quý và trân trọng những giá trị truyền thống.
Tại Đống Cao, Bắc Ninh, giấy dó sẽ được làm từ vỏ của cây dó. Loại cây này thường được trồng ở những vùng trung du và miền núi phía Bắc của nước ta. Để có thể làm được những tờ giấy dó thì người làm phải thực hiện cũng như trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Nếu tính sơ sơ thì để có thể làm ra một tờ giấy dó thì sẽ phải trải qua gần 10 công đoạn. Quy ra thời gian thì nó có thể lên đến gần một tháng trời mới có thể hoàn thiện được.
Đầu tiên, chính là công đoạn chuẩn bị nguyên liệu. Và tất nhiên, nguyên liệu chính là vỏ cây dó. Việc chọn nguyên liệu có vai trò quan trọng trong việc tạo thành các thành phẩm sau đó. Bởi chất lượng của giấy dó sẽ phụ thuộc vào việc vỏ cây dó có thực sự tốt và đẹp hay không. Bên cạnh đó, độ dai của tờ giấy dó cũng phụ thuộc vào độ dai của vỏ giấy dó. Một vỏ giấy dó đạt chuẩn chính là vỏ phải dai, bề mặt ít bị trầy xước và quan trọng là bột phải nhiều.
Khi vỏ giấy dó được chuyển về các cơ sở làm giấy dó thì người thợ sẽ thực hiện các công đoạn sơ chế vỏ giấy dó đó. Đầu tiên sẽ là công đoạn tách hết lớp vỏ đen ở trên bề mặt giấy dó, sau đó đem tất cả số vỏ giấy dó đã tách đi phơi tầm 3 nắng. Khi phơi xong sẽ tiến đến công đoạn tiếp theo là chặt vỏ cây dó thành từng đoạn nhỏ, mỗi đoạn sẽ dài khoảng 50 phân và đem ngâm trong nước vôi trong. Trong quá trình ngâm, cần để ý đến nhiệt độ, bởi nếu đã đủ ấm thì sẽ tiến hành công đoạn tiếp theo chính là đem vỏ giấy dó đi nấu. thời gian nấu vỏ giấy gió có thể dao động trong khoảng từ 16 tiếng đến khoảng một ngày một đêm. Điều này phụ thuộc vào chất lượng của vỏ giấy dó mà người thợ nghề sử dụng. Sau khi nấu xong sẽ đem số vỏ đó giã nhuyễn thành bột.
Tiếp theo chính là đến công đoạn seo giấy hay còn được gọi là công đoạn tráng giấy. Công đoạn này cần phải thực sự khéo léo từ đôi bàn tay của người nghệ nhân làm giấy dó. Bởi nếu không thì sẽ rất khó để có thể làm ra một tờ giấy dó hoàn chỉnh và có thể đem đi bán để tạo nguồn thu nhập.
Ở bước seo giấy này, người nghệ nhân sẽ sử dụng chiếc liềm seo để múc nước bột giấy, sau đó sẽ gác lên chiếc đòn cách được làm bằng tre và để trên chiếc mắt tàu seo. Mục đích của công việc này chính là để cho nước nhỏ xuống hết và sẽ chỉ còn bột giấy được đọng lại trên chiếc liềm mà thôi. Sau khi nước đã nhỏ xuống gần hết và nước trong giấy khô dần thì bột giấy sẽ bắt đầu se lại. Lúc này, trang giấy dó sẽ hiện lên trên chiếc liềm seo.
Một điều đặc biệt cần lưu ý trong quá trình làm giấy dó chính là không được sử dụng các hóa chất. Nếu sử dụng sẽ làm biến đổi tính chất cũng như chất lượng của một tờ giấy dó kiểu mẫu và chuẩn chỉnh. Chất liệu duy nhất được sử dụng trong quá trình này chính là nhựa cây gõ mò. Loại nhựa cây này có tác dụng chính là tạo độ kết dính và độ dai cho tờ giấy dó. Hơn hết, nó sẽ không có ảnh hưởng xấu đến chất lượng hay hình thức của một tờ giấy dó mà tờ giấy dó được tạo ra có chất lượng tốt hơn nhưng vẫn giữ được tính chất cũng như bản chất của giấy dó truyền thống tại Đống Cao, Bắc Ninh.
Một tờ giấy dó sẽ có kích thước khá đa dạng và nhiều kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, nếu thông thường, thì kích cỡ của nó sẽ đa phần là giấy khổ 30 x 60 cm hoặc 60 x 80 cm. Giá thành của giấy dó cũng sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của tờ giấy. Tờ giấy dó có kích cỡ to nhất có thể có giá lên đến 350.000 đồng/tờ.
Có thể nói, quy trình, công đoạn để tạo nên được những tờ giấy dó thật không đơn giản và dễ thực hiện chút nào. Nó đòi hỏi là cả một công đoạn cũng như quy trình tỉ mỉ, cẩn thận ngay từ những bước đầu tiên. Điều này khiến cho những người nghệ nhân làm giấy dó cần có sự yêu nghề cũng như mong muốn lưu giữ lại những nét truyền thống của ông cha ta từ xa xưa kia.
Nếu nhìn nhận một cách thẳng thắn thì giấy dó hiện nay chủ yếu phục vụ cho việc vẽ tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống hay dùng để bối vá tài liệu ở các Cục lưu trữ quốc gia. Ngoài ra là sử dụng trong Viện nghiên cứu hán Nôm, trường Đại học mỹ thuật hay dùng để xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới như Pháp,...
Mặc dù giấy dó Đống Cao được đánh giá là có chất lượng rất tốt. Tờ giấy dó có độ bền cao, rất dai, và không dễ bị bay màu nhưng tính ứng dụng và mức độ sử dụng loại giấy này trong đời sống hàng ngày lại không nhiều. Vì vậy, mà có rất nhiều hộ gia đình từ bỏ với nghề làm giấy dó và chuyển sang làm các nghề khác như sản xuất giấy vệ sinh,...để có thể trang trải và kiếm thêm thu nhập cho gia đình mình. Bởi thế mà cung với cầu vẫn luôn song hành và có sự ngang bằng với nhau. nếu một trong hai bên có sự chênh lệch thì đều có những kết quả không thực sự tốt.
Có thể nhận thấy rõ ràng là hầu hết các làng nghề truyền thống hiện nay ở nước ta đều đang dần mai một. Và nghề làm giấy dó tại Đống Cao, Bắc Ninh cũng không thể nằm ngoài được vấn nạn này. Do đó, việc gìn giữ nghề làm giấy dó truyền thống là một bài toán thực sự hóc búa không chỉ với chính quyền tỉnh Bắc Ninh mà ngay cả với toàn thể người dân Việt Nam nói chung.
Một làng nghề truyền thống nó không chỉ đơn giản là phương thức mà ông cha ta dùng để “kiếm miếng cơm manh áo” trước kia, mà trong đó nó chứa đựng tất cả những gì tinh túy và mang đậm bản chất nhân văn đã được đúc kết ở bên trong. Giữ gìn nghề giấy dó truyền thống chính là việc gìn giữ những tinh hoa tri thức nhân loại của ông cha và phát huy nó đến một tầm phát triển lớn hơn trong tương lai.
Một thực tế đang dễ dàng nhận thấy ở nước ta hiện nay chính là việc giới trẻ, những người chủ nhân tương lai của đất nước lại không “mặn mà” với những công việc mang tính truyền thống quý báu này. Họ thờ ơ và cảm thấy việc gìn giữ và phát huy những giá trị đó không phải là công việc của mình. Vì thế sẽ rất dễ hiểu nếu như sau này, chúng ta không còn thấy một tờ giấy dó nào xuất hiện trên mảnh đất hình chữ S này nữa.
Không chỉ vậy, việc chuyển đổi kinh doanh của các hộ gia đình làm nghề giấy dó trước đây cũng đã tạo nên sự mất cân bằng và là nguyên nhân góp phần mai một đi nghề truyền thống này. Tuy nhiên, cũng không thể trách bởi đây chính là sự thay đổi tất yếu để chính người dân có thể đảm bảo được cuộc sống của gia đình mình. Khi cầu đã không còn quá lớn thì ắt hẳn cung cũng sẽ giảm sút đi rất nhiều.
Có một thực trạng nữa mà nghề làm giấy dó truyền thống cần đối mặt chính là việc thiếu nguồn nhân lực. Hiện nay không phải ai cũng biết rõ về quy trình đầy đủ của việc làm giấy dó cũng như có thể thực hiện nó một cách thuần thục để tạo ra những tờ giấy dó chuẩn nhất. Khi nguồn nhân lực không được đảm bảo thì một ngành nghề cũng khó mà phát triển được. Với nghề làm giấy dó, nếu không phải là những người thợ, người nghệ nhân có tay nghề tốt thì sẽ ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng và mẫu mã.
Bên cạnh đó, nguyên liệu để làm giấy dó cũng khá khan hiếm hiện nay. Do nguồn khai thác tự nhiên thì đang dần cạn kiệt mà số lượng trồng lên thì lại rất ít. Thêm vào đó, đầu ra của nghề làm giấy dó cũng thực sự không ổn định và số lượng không hề lớn dẫn đến thu nhập từ ngành nghề truyền thống này không cao và khả năng lỗ thì lại có nguy cơ tiềm ẩn rõ ràng. nếu xét đến phương pháp xuất khẩu sang các thị trường lớn thì chất lượng, mẫu mã lại đòi hỏi ở mức cao hơn rất nhiều và đặc biệt là phải in màu. Suy đi tính lại thì lời lãi cũng không đáng là bao so với công sức bỏ ra để làm những tờ giấy dó.
Nhìn chung, ta có thể thấy được công đoạn, quy trình của nghề làm giấy dó thực sự không đơn giản và thực trạng về ngành nghề truyền thống này cũng thật đáng báo động trong thời điểm hiện nay. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề làm giấy dó cũng như từng công đoạn để tạo ra nó. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ ngành nghề truyền thống nào khác thì bạn có thể tra cứu trên trang web Timviec365.vn. Hiểu biết hơn và nâng cao tri thức của mình với những giá trị truyền thống cùng Timviec365.vn, tại sao không nhỉ?
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc