Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Người quản lý doanh nghiệp là gì và tầm quan trọng ra sao?

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 11 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Quản lý doanh nghiệp hiệu quả chính là chìa khóa chiến thắng của một cơ quan hay doanh nghiệp. Tuy vậy không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng tối đa được chìa khóa này. Từ đó họ không thể quản lý công việc được hiệu quả gây ảnh hưởng và mất kiểm soát vấn đề nội bộ hay suy giảm về doanh thu. Vậy người quản lý doanh nghiệp là gì và tầm quan trọng của nó ra sao? Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu trong nội dung thú vị dưới đây nhé.

1. Người quản lý doanh nghiệp là gì và vai trò quan trọng của nó?

1.1. Tìm hiểu người quản lý doanh nghiệp là gì?

Người quản lý doanh nghiệp được hiểu là người trong vị trí quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân bao gồm các chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên hợp danh, vị trí chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên trong Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên trong Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Giám đốc hay Tổng giám đốc cùng cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty để ký kết giao dịch của co ty đúng theo quy định đề ra.

Họ là những người lên ý tưởng, hoạch định các công việc cụ thể rồi giao cho cấp dưới mình để thực hiện và theo dõi quá trình tiến hành công việc của người khác, chịu trách nhiệm chung cho các kết quả trong hoạt động của họ.

1.2. Người quản lý doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng gì?

1.2.1. Vai trò của nhóm quan hệ con người

- Vai trò đại diện: mang tính chất lễ nghi trong các hoạt động, tổ chức.

- Vai trò lãnh đạo: thực hiện và tiến hành phối hợp, kiểm tra công việc của các cấp dưới quyền.

- Vai trò liên lạc: Liên hệ trao đổi, quan hệ trong và ngoài tổ chức nhằm mục đích hoàn thành công việc.

Người quản lý doanh nghiệp là gì
Người quản lý doanh nghiệp là gì

1.2.2. Nhóm vai trò thông tin

- Vai trò thu thập và tiếp nhận một số thông tin có liên quan tới tổ chức và đến hoạt động trong đơn vị mình.

- Vai trò phổ biến, lan tỏa các thông tin đến những người có liên quan tới.

- Vai trò cung cấp thông tin cho những bộ phận trong cùng một đơn vị.

1.2.3. Nhóm đóng vai trò quyết định

- Vai trò kinh doanh: khi nhà quản lý tìm cách cải tiến đi một số hoạt động của tổ chức.

- Vai trò giải quyết một số các xáo trộn: phải kịp thời đối phó, xử lý với những biến cố bất ngờ nhằm mục đích đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.

- Vai trò phân phối những nguồn lực có sẵn.

- Vai trò về vấn đề nhà thương thuyết, đàm phán.

2. Trách nhiệm của vị trí nhà quản lý doanh nghiệp

Trách nhiệm của các nhà quản lý trong doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào chức danh và vị trí đảm nhiệm ví dụ như:

2.1. Trách nhiệm người quản lý doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng thành viên

- Chuẩn bị về hình thức chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên.

- Chuẩn bị chương trình, nội dung cũng như tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy một số ý kiến các thành vi

Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa các cuộc họp Hội đồng thành viên hay tổ chức về việc lấy ý kiến giữa thành viên.

- Giám sát hay tổ chức giám sát việc tiến hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

- Thay mặt đại diện Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của các Hội đồng thành viên.

- Quyền và nghĩa vụ khác theo đúng quy định của Luật này và Điều lệ doanh nghiệp đã đề ra.

Vai trò người quản lý trong doanh nghiệp
Vai trò người quản lý trong doanh nghiệp

2.2. Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp là Giám đốc, Tổng giám đốc

Tổ chức thực hiện tiến hành về nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. Quyết định các vấn đề, nội dung có liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện kế hoạch, dự định kinh doanh và phương án đầu tư của doanh nghiệp. Ban hành những quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có các quy định khác.

Trách nhiệm người quản lý doanh nghiệp
Trách nhiệm người quản lý doanh nghiệp

Ngoài ra còn có trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong cơ quan - doanh nghiệp, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Kiến nghị thêm các phương án cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.

Trình các báo cáo tài chính hằng năm lên trên Hội đồng thành viên. Kiến nghị thêm phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hay có thể xử lý lỗ trong kinh doanh. Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ cơ quan - doanh nghiệp  nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.

3.1. Kỹ năng hoạch định về chiến lược

Đã là một người quản lý thì bạn không thể bỏ qua kỹ năng hoạch định chiến lược. Vì tương lai của doanh nghiệp đang nằm trong tay bạn, bạn là người đưa ra được chiến lược phương hướng phát triển của cả cơ quan, doanh nghiệp trong một tương lai gần và xa. Một người quản lý doanh nghiệp vừa hay nhỏ nếu như không nắm được kỹ năng này sẽ khó có thể chèo lái con thuyền của mình bơi đi một cách vững vàng.

Kỹ năng hoạch định chiến lược
Kỹ năng hoạch định chiến lược

3.2. kỹ năng ủy thác

Một doanh nghiệp muốn phát triển toàn diện về mọi mặt cần có sự kết hợp cũng như hỗ trợ đến từ nhiều bộ phận, nhiều cá nhân khác nhau. Chính vì thế mà việc bổ nhiệm, phân công, ủy thác đã trở nên hết sức quan trọng. Bạn có thể hoạch định các chiến lược khá tốt, tuy nhiên người thực thi kế hoạch đó lại không chỉ có mỗi một mình bạn mà còn cả đội ngũ ngồi phía sau mà bạn cần phải giao phó, ủy thác đề họ làm tốt công việc của mình. Muốn như vậy bạn phải hiểu được đặc trưng, cá tính, tính chất công việc và điểm mạnh của mỗi người. Khi đó bạn mới có thể tiếp tục giao phó công việc một cách phù hợp và khoa học.

3.3. Kỹ năng lãnh đạo và đàm phán

Kỹ năng lãnh đạo dù cho thế nào cũng không thể thiếu trong vị trí người quản lý. Thái độ cùng tác phong làm việc chuyên nghiệp, hành vi ứng xử cho mọi người cảm thấy thoải mái và kính trọng. Nghiêm túc và xử lý vấn đề khoa học, nhanh gọn chắc chắn là các kỹ năng quan trọng và cần thiết của một người quản lý tài giỏi. Có thể họ không giỏi nhất về chuyên môn nhưng chắc chắn họ phải là người có khả năng gắn kết cũng như tạo động lực làm việc cho toàn bộ mọi người trong công ty.

Kỹ năng lãnh đạo đàm phán
Kỹ năng lãnh đạo đàm phán

Nếu như bạn là một người quản lý tốt có kỹ năng đàm phán giỏi sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Họ đều cần đến các đòn đẩy, yếu tố động lực từ trong và ngoài để có thể tiến xa hơn trong tương lai. Trước khi đảm nhiệm vai trò quản lý của một doanh nghiệp bạn hãy trang bị kỹ năng đàm phán để có được nền tảng chắc chắn nhất để đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.

3.4. Kỹ năng sử dụng phần mềm giao việc trong công nghệ

Hiện tại khoa học công nghệ đã từng bước hoạt động, xâm nhập vào trong đời sống, hoạt động kinh doanh của mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Vì thế, việc chọn lựa. thay đổi cũng như áp dụng công nghệ hiện đại vào trong quá trình làm việc của một doanh nghiệp là điều rất quan trọng.

Không quá trở ngại trong việc chọn lựa cho doanh nghiệp một công cụ quản lý hiệu quả. Sử dụng phần mềm giao việc cho toàn bộ công ty, bạn được hỗ trợ việc theo dõi, quản lý các bộ phận tài chính, nhận sự, kinh doanh, quá trình sản xuất, quản lý khách hàng,..Dựa vào đó mà công việc của bạn sẽ không còn quá nặng nên, trở nên dễ dàng và khoa học hơn.

Kỹ năng sử dụng công nghệ
Kỹ năng sử dụng công nghệ

Trên đây mọi người vừa được tìm hiểu về khái niệm người quản lý doanh nghiệp là gì? Bên cạnh đó là vai trò cùng một số kỹ năng cần trang bị cho vị trí này. Nếu như bạn có ý kiến đóng góp bổ sung nào hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, timviec365.vn sẽ tiếp nhận để hoàn thiện, phát triển trong những nội dung về sau.

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin về quản trị doanh nghiệp là gì? Cùng tham khảo nội dung bài viết sau nhé!

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý