Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 14 tháng 08 năm 2024
Trong một phân xưởng của ngành may, mỗi ngày có đến hàng ngàn mẫu sản phẩm được hoàn thành để phục vụ nhu cầu của khách đặt hàng. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng được “gắn mác” đủ điều kiện xuất xưởng vì còn phụ thuộc vào khâu cuối cùng - kiểm định chất lượng của những những nhân viên KCS may mặc. Vậy nhân viên KCS may mặc là gì? Họ làm những công việc gì? Yêu cầu kỹ năng ra sao? chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Trong bất kỳ một lĩnh vực nào của khối sản xuất, không riêng gì may mặc, quá trình kiểm định chất lượng là cực kỳ quan trọng, bởi nó quyết định đến một thành phẩm hoàn hảo đến tay khách hàng. Đóng vai trò là những chuyên gia trong vấn đề kiểm tra, rà soát đánh giá các sản phẩm, quy trình trong lĩnh vực may mặc, họ chính là những nhân viên KCS may mặc. Trong đó, cụm từ KCS là từ đừng đầu viết tắt trong cụm từ Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Thuật ngữ này cũng được hiểu gần với nghĩa của cụm từ QC trong tiếng Anh. Trong bộ máy điều hành của một cơ sở sản xuất các mặt hàng may mặc, nhân viên KCS may mặc được biết đến ở vị trí cuối cùng trong cả chu trình. Họ chính là những nhân viên phụ trách, giám sát việc kiểm tra các mặt hàng may mặc hay nhân viên kiểm hàng sau đó phân loại và gửi trả lại hàng cho bộ phận sản xuất chỉnh sửa lại trước quá trình xuất xưởng và bàn giao cho khách hàng đặt hay phân phối đi các chi nhánh để tiêu thụ theo đúng kế hoạch. Sự ra đời của vị trí KCS trong các xưởng may hỗ trợ cho bộ phận quản lý có thể nắm chắc được các mặt hàng may mặc của mình có thực sự đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và quy trình kỹ thuật của nhà máy hay không.
Không dừng lại ở đó, thông qua quá trình rà soát, kiểm tra, đánh giá của những nhân viên KCS, những người đứng đầu các phân xưởng có thể giảm thiệu các lỗi sai trong quá trình may của công nhân xuống mức thấp nhất và duy trì được chất lượng sản phẩm được đặt ra ban đầu của cơ sở cũng như mong muốn của khách hàng. Với những gợi ý này, chắc rằng bạn đã có thể tự mình lý giải được thuật ngữ nhân viên KCS may mặc là gì rồi đúng không? Nào, bây giờ cũng cùng khám phá cụ thể về một ngày làm việc của một nhân viên KCS may mặc ngay sau đây nhé.
Về các công việc kiểm tra, giám định sản phẩm và quy trình sản xuất hàng may mặc, một ngày làm việc của một nhân viên KCS may mặc được tái hiện thông qua các nhiệm vụ sau:
Phần lớn chúng ta chỉ nghĩ rằng, một nhân viên KCS may mặc chỉ chịu trách nhiệm cho những sản phẩm ở khâu cuối cùng. Tuy nhiên, không phải như vậy. Một nhân viên KCS trong một đơn vị sản xuất và cung ứng hàng may mặc sẽ phải chịu trách nhiệm luôn cho đầu vào của sản phẩm ngay từ thời điểm chúng đang còn là nguyên liệu. Những nhân viên KCS sẽ tiếp nhận nguyên liệu hay các mặt hàng thô từ đơn vị cung cấp và tiến hành tiền hành kiểm tra chất lượng. Trường hợp hàng gia công và nguyên liệu không đạt chuẩn sẽ làm việc với nhà cung cấp để yêu cầu lô hàng mới hoặc trả hàng.
Bên cạnh chịu trách nhiệm về chất lượng của nguồn nguyên liệu, hàng thô, những nhân viên KCS may mặc sẽ là người trực tiếp đứng ra kiểm tra, chất lượng từng bộ trang phục, đôi giày, cái khăn mà công nhân đã sản xuất xem có đảm bảo được đúng quy trình, tiêu chuẩn mà phân xưởng đã đề ra hay không. Những sản phẩm đạt chuẩn sẽ được phân loại và đóng vào từng lô để xuất đi, đối với những sản phẩm không đạt chuẩn sẽ được bàn giao lại cho tổ trưởng để bố trí thời gian và nhân lực sửa sản phẩm và báo lịch kiểm hàng để gửi trả khách hàng đúng hạn.
Là bộ phận trung gian giữa sản xuất và quản lý, kiểm hàng vừa phải hoàn thành thật tốt nhiệm vụ rà soát, kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình đồng thời phải phối hợp với bộ phận sản xuất để chỉ ra những lỗi trong sản phẩm và đề xuất các phương án sửa cho công nhân vừa tối ưu được nhân lực và thời gian cho công ty.
Trường hợp đã trải qua kiểm thử và xuất nhưng vẫn bị khách trả về, không ai khác nhân viên KCS may mặc sẽ là người đừng ra làm rõ nguyên nhân lỗi sau đó báo cáo lại với cấp trên, đồng thời phối hợp với công nhân lên phương án tái chế hàng một cách quy củ. Ngoài ra, đối với những công nhân mới được nhận vào xưởng, nhân viên KCS sẽ là người trực tiếp hướng dẫn công nhân những kỹ thuật đúng tiêu chuẩn bắt buộc phải đảm bảo khi tiến hành may các sản phẩm.
Tham khảo thêm: Quy trình hoạch định nhu cầu vật tư trong sản xuất?
Với những nhân viên KCS may mặc có thâm niên sẽ có thêm một nhiệm vụ mới nữa là hướng dẫn những nhân viên mới những quy chuẩn và quá trình kiểm định chất lượng sản phẩm may mặc thật chi tiết theo yêu cầu của quản lý sản xuất.
Ngoài những nhiệm vụ căn bản trên, trong các xưởng may nhân viên kiểm hàng may mặc sẽ đảm nhiệm thêm một số đầu việc đặc thù khác như tham gia vào đóng góp ý kiến cho trong việc xây dựng quy trình sản xuất chuẩn trong xưởng may hay các dự án phát triển sản phẩm mới của công ty. Như các bộ phận khác, nhân viên KCS may mặc còn nhận các nhiệm vụ hằng ngày của quản lý sản xuất để triển khai đồng thời báo cáo các công việc của mình theo chu kỳ. Dĩ nhiên, sẽ có những công việc nằm ngoài kế hoạch và thuộc về những đầu việc đột xuất cần ưu tiên, những đầu việc này cần phải chủ động và báo lại cụ thể trong file báo cáo.
Là một ngành nghề yêu cầu chuyên môn và nghiệp vụ thuần thục, để trở thành một nhân viên KCS may mặc chuyên nghiệp với những quyền lợi hấp dẫn, bạn cần phải “bỏ túi” cho mình một vài lưu ý trọng về yêu cầu tuyển dụng được timviec365.vn đề cập ngay sau đây.
Nhân viên KCS may mặc là vị trí tuyển dụng với số lượng lớn trong các doanh nghiệp ngành may, ngành hàng nhiều năm liền đứng đầu trong tốp có giá trị xuất khẩu lớn nhất. Tuy rằng, trong nhiều đơn tuyển dụng không đề cập đến kinh nghiệm song để có thể hoàn thành tốt những đầu việc của một nhân viên KCS bạn cần là người có am hiểu nhất định về những sản phẩm may mặc lẫn quy trình và kỹ thuật may của từng loại trang phục. Bên cạnh đó, một số yêu cầu khác cần phải đáp ứng khi mong muốn đầu quân cho vị trí này đó chính là:
Thứ nhất khía cạnh tuổi tác, hiện nay các doanh nghiệp may đang đưa ra yêu cầu về độ tuổi cho nhân viên KCS nằm trong khoảng từ 22 - 44 tuổi và ưu tiên các ứng viên từng tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến may mặc. Về chuyên môn, ứng viên cần là người có am hiểu về ngành may, các kỹ thuật may cho các loại trang phục đặc thù cùng với đó là nắm vững các phần sản xuất trong lĩnh vực may mặc. Cùng với đó là sự chăm chỉ, nhanh nhẹn, trách nhiệm với công việc. Vậy sau khi chuẩn bị đầy đủ những yêu cầu này thì chúng ta sẽ xem nhân viên KCS sẽ nhận về những quyền lợi gì nhé?
Tùy vào từng đơn vị tuyển dụng và kinh nghiệm của từng nhân viên mà mức lương bạn nhận được sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mặt bằng chung hiện này thù lao đang được chi trả để tuyển dụng vị trí này dao động trong khoảng từ 9 - 13 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên sẽ được định kèm thêm những quyền lợi của người lao động được đảm bảo bởi pháp luật và theo quy định của công ty như bảo hiểm xã hội cùng với các khoản phụ cấp như xăng xe, chỗ ở…
Trên đây chính là toàn bộ những thông tin cơ bản giúp bạn có thể giải mã được câu hỏi nhân viên KCS may mặc là gì? và thấu hiểu được nhưng mô tả công việc của vị trí này. Hi vọng rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.
Kỹ năng làm tổ trưởng sản xuất
Bên cạnh khám phá về câu trả lời về nhân viên KCS may mặc, bạn có thể tham khảo ngay những kỹ năng làm tổ trưởng sản xuất ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Kỹ năng làm tổ trưởng sản xuất
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc