Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Tổng hợp] Những ngôn ngữ khó học nhất: độc đáo và thú vị

Tác giả: Cao Thị Ninh Giang

Theo dõi timviec365 tại google new

Mỗi ngôn ngữ đều có một vẻ đẹp riêng. Việc học một ngôn ngữ mới luôn đem lại nhiều điều bất ngờ, mới lạ cũng như những khó khăn nhất định. Với những ai yêu ngôn ngữ, muốn thử sức bản thân cũng như khiêu khích giới hạn nhận thức của chính mình, chúng tôi xin gửi đến các bạn danh sách những ngôn ngữ khó học nhất. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của timviec365.vn nhé.

1. Những ngôn ngữ khó học nhất sử dụng bảng chữ cái La-tinh

Bảng chữ cái La-tinh được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sự quen thuộc của bảng chữ cái La-tinh cũng không thể khiến người học những ngôn ngữ dưới đây ngừng “khóc thét” khi tiếp cận với vốn kiến thức mới. 

1.1. Tiếng Việt Nam 

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Đây là câu nói nhận định về độ hóc búa của tiếng Việt do bạn bè quốc tế nhận định. 

Những ngôn ngữ khó học nhất sử dụng bảng chữ cái La-tinh
Những ngôn ngữ khó học nhất sử dụng bảng chữ cái La-tinh

Có thể nói, tiếng Việt không có bất kỳ quy tắc ngữ pháp hay công thức chia động từ, phân loại tính từ nào cả. Điều khiến tiếng Việt trở nên khó khăn đối với bạn bè quốc tế nằm ở các thanh âm điệu, chỉ cần sai lệch một thanh nghĩa của từ sẽ hoàn toàn thay đổi. Cùng với đó, các từ đồng âm trái nghĩa, khác âm đồng nghĩa trong tiếng Việt xuất hiện với tần suất vô cùng lớn trong các văn bản. 

Nếu như không thường xuyên giao tiếp và đọc các văn bản tiếng Việt, chính người Việt Nam đôi khi cũng sẽ không thông thạo tiếng mẹ đẻ của mình. Song hành với đó là bộ đại từ nhân xưng từ trong gia đình đến ngoài xã hội vô cùng phức tạp, đòi hỏi người học phải có sự am hiểu nhất định về văn hóa Việt Nam. 

1.2. Tiếng Pháp

Theo tổng kết và đánh giá từ những người học tiếng Pháp lâu năm, tiếng Pháp được liệt vào nhóm ngôn ngữ khó bởi: 

- Khái niệm số ít số nhiều quá mới lạ, khác hẳn với tiếng Anh. Những ai không học tiếng Pháp một cách bài bản từ những bậc tiểu học, phổ thông sẽ dễ bị shock khi đối diện với nguyên tắc thêm số ít số nhiều mới mẻ trong tiếng Pháp.

Những ngôn ngữ này đều có bộ từ vựng và ngữ pháp rất phức tạp
Những ngôn ngữ này đều có bộ từ vựng và ngữ pháp rất phức tạp

- Chia ra đực và cái: Văn phạm trong tiếng Pháp luôn khiến người đọc hoang mang khi chia giới tính cho không chỉ con người, động vật mà còn cả đồ vật. Nếu như những từ như “cái bàn” trong tiếng Việt, “cái” chỉ là phó từ thì trong tiếng Pháp, người học phải phân chia và sắp xếp từ sao cho đúng cột, đúng giới tính. 

- Trên dưới 100 thì trong tiếng Pháp - con số trên gây hoang mang cho những ai mới tiếp cận với tiếng Pháp.

Xem thêm: Việc làm tiếng Pháp

1.3. Tiếng Đức

Nhắc đến những ngôn ngữ khó học, không thể không nhắc đến tiếng Đức - một trong những ngôn ngữ gây ức chế nhất cho những người mới học. Cũng như tiếng Pháp, tiếng Đức phân giới tính cho rất nhiều danh từ: giống đực, giống cái, giống trung. Thêm vào đó là hệ thống từ vô cùng phức tạp. 

Kết hợp với những yếu tố từ vựng trên là bộ ngữ pháp với 2 thì quá khứ, 2 thì hiện tại, 2 thì tương lai trong tiếng Đức.

2. Những ngôn ngữ khó học nhất sử dụng bảng chữ cái khác

Song hành với bảng chữ cái La-tinh không thể thiếu những ngôn ngữ sử dụng các bảng chữ cái tượng hình, tượng thanh. Cùng tìm hiểu những ngôn ngữ khó với bảng chữ cái lạ trong phần tiếp theo nhé. 

2.1. Ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái tượng hình, tượng thanh

Tiếng Nhật Bản

Dù là một ngôn ngữ có độ phổ biến cao với lượng người học tăng dần mỗi năm, tiếng Nhật cũng vẫn được đánh giá là ngôn ngữ có độ khó cao. Với 3 bảng chữ cái Hiragana Katakana và Kanji - đây sẽ là 3 thử thách khó nhằn nếu người học muốn thành thạo sử dụng tiếng Nhật. 

Các ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái tượng hình, tượng thanh cũng gây nhiều bất lợi cho người học
Các ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái tượng hình, tượng thanh cũng gây nhiều bất lợi cho người học

Thêm vào đó, các phát âm và ngữ pháp tiếng Nhật đều khá khó, các cụm từ, câu thường dài khiến người mới học khó nhớ hoặc dễ dẫn đến nhớ sai. Muốn thành thạo tiếng Nhật, người học sẽ phải đầu tư một khoảng thời gian dài cũng như chất xám để nghiên cứu. 

Xem thêm: Phương pháp học tiếng Nhật, làm chủ ngôn ngữ dễ dàng hơn

Tiếng Quan Thoại (Trung Quốc)

Đây là ngôn ngữ được người Trung Quốc sử dụng trong giao tiếp và giảng dạy. Một trong những điều khiến tiếng Quan Thoại khó nằm ở cách phát âm cũng như bộ từ vựng vô cùng phong phú. Là một trong những ngôn ngữ điển hình với bộ chữ tượng hình, tiếng Quan Thoại gây ra nhiều khó khăn cho những người học ngôn ngữ ngay cả khi đã có căn bản học tiếng tiếng Trung.

Ngoài ra không thể thiếu tiếng Quảng Đông với khẩu âm nặng, khá khó nghe đối với người nước ngoài. 

Để nắm được cách vận dụng các ngôn ngữ, người học sẽ phải thuộc lòng các từ mới
Để nắm được cách vận dụng các ngôn ngữ, người học sẽ phải thuộc lòng các từ mới

Tiếng Hàn Quốc

Rất nhiều người học lầm tưởng tiếng Hàn dễ đọc do có bộ chữ cái tượng thanh, tuy nhiên để thành thạo sử dụng ngôn ngữ này thực sự là một thách thức. Nếu so với 2 ngôn ngữ trên, học tiếng Hàn có phần dễ thở hơn nhưng để phát âm tiếng Hàn sao cho đúng, không gây sai lệch về ngữ nghĩa cho người nghe thực sự rất khó ngay cả với những người đã học nhiều năm. 

2.2. Ngôn ngữ sử dụng các bảng chữ cái khác

Những ngôn ngữ này thường không có quá nhiều người học nhưng vẫn khơi gợi được sự tò mò, muốn tìm hiểu của nhiều người. 

Tiếng Hy Lạp

Nếu bạn là người đam mê văn hóa Hy Lạp cổ, đặc biệt là thần thoại Hy Lạp với những truyền thuyết hấp dẫn hẳn tiếng Hy Lạp không còn xa lạ với bạn. Là một ngôn ngữ có tuổi thọ lâu đời, tiếng Hy Lạp luôn được biết đến bởi sự bảo tồn và gìn giữ được nét văn hóa cổ xưa. Tuy nhiên, từ vựng trong tiếng Hy Lạp luôn khiến người học kêu trời vì sự phức tạp cùng với đó là hệ ngữ pháp rắc rối. 

Các bảng chữ cái mới lạ của những ngôn ngữ này khiến người học gặp nhiều khó khăn
Các bảng chữ cái mới lạ của những ngôn ngữ này khiến người học gặp nhiều khó khăn

Tiếng Ả-rập

Tiếng Ả-rập hiện đại đã có nhiều đổi mới so với tiếng Ả-rập cổ điển nhưng thực sự ngôn ngữ này vẫn không vì vậy mà giảm bớt độ khó. Chỉ trong các văn bản Ả-rập cũng đã khiến người đọc hoang mang.

Tiếng Ả-rập hiện được sử dụng bởi 422 triệu người. Thêm vào đó, ngôn ngữ này có sự ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng khi xuất hiện trong văn bản của các tôn giáo. 

Tiếng Nga

Với những người học tiếng Anh, tiếng Nga vẫn là một ngôn ngữ hoàn toàn mới mẻ với độ khó lớn nằm ở phần bảng chữ cái. Nếu so với 2 ngôn ngữ bên trên, tiếng Nga sẽ có phần đơn giản hơn nhiều. 

Tuy nhiên để ghi nhớ và vận dụng thành thạo bảng chữ cái này là một chuyện hoàn toàn khác. Trọng âm, cách phát âm tiếng Nga cũng rất phức tạp, yêu cầu sự nhấn nhá, luyến láy đúng để không gây sai lệch ngữ nghĩa trong giao tiếp. 

Viết cv xin việc

Phần lớn những ngôn ngữ trên đều có ảnh hưởng đối với các nền văn hóa, tôn giáo
Phần lớn những ngôn ngữ trên đều có ảnh hưởng đối với các nền văn hóa, tôn giáo

Tiếng Hindi 

Bộ ngôn ngữ này phổ biến ở Ấn Độ và nằm trong top những ngôn ngữ với độ khó tầm trung. Phải mất 44 tuần người học mới có thể thành thạo ở mức tương đối khi tiếp cận với ngôn ngữ này. Tiếng Hindi chịu ảnh hưởng khá nhiều từ tiếng Ả-rập, bộ chữ của 2 ngôn ngữ có phần khá tương đồng. 

Tiếng Thái Lan

Tuy là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á nhưng tiếng Thái Lan không sử dụng bộ chữ La-tinh hay tượng hình tượng thanh mà lại có bảng chữ cái vô cùng mới lạ. Phát âm trong tiếng Thái cũng được đánh giá vô cùng thú vị. Ngôn ngữ này sẽ khiến người đọc phải mất đến hơn 1000 giờ đồng hồ ôn luyện nếu muốn nắm vững các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng. 

Thực chất, độ khó của các ngôn ngữ rất khó xếp hạng bởi mỗi người học sẽ có năng lực, độ nhạy bén về ngôn ngữ và khả năng tiếp thu riêng. Với danh sách những ngôn ngữ khó học nhất trong bài viết trên, timviec365.vn hy vọng đã gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích và cung cấp cho các bạn thêm những lựa chọn học ngôn ngữ mới để khám phá nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của chúng tôi!

Có thể bạn quan tâm: Việc làm tiếng Thái

Phương pháp dạy học ở tiểu học

Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên trong chương trình giáo dục phổ thông. Làm thế nào để các em học sinh yêu việc học, không ngại học tập và khám phá? Cùng tìm hiểu những phương pháp dạy học ở tiểu học qua bài viết dưới đây nhé. 

Phương pháp dạy học ở tiểu học

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý