Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Những nguyên tắc kiểm soát ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 09 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc là một trong những yếu tố đem tới sự thành công trong một cuộc phỏng vấn xin việc. Vậy làm sao để có thể kiểm soát ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong cuộc phỏng vấn. Mời bạn đọc dành chút thời gian theo dõi thêm bài viết của dưới đây nhé.

Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc

Theo nghiên cứu mới nhất của quá trình phỏng vấn xin việc, ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% giá trị của việc người sử dụng lao động quyết định chọn ứng viên này hay không. Trong khi đó câu trả lời của ứng viên chỉ chiếm được khoảng 7%.

Nguyên tắc kiểm soát ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc đóng một vai trò rất lớn trong việc giúp con người tạo nên những ấn tượng tốt đẹp trong buổi phỏng vấn. Vì khi chúng ta tham gia vào các buổi phỏng vấn xin việc làm thì ngôn ngữ cơ thể sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Bạn có biết vì sao chúng tôi lại khẳng định như vậy hay không? Bởi vì hầu hết chúng ta chỉ có một quỹ thời gian khá ngắn để có thể tạo nên ấn tượng tích cực về hình ảnh của bản thân trong mắt của nhà tuyển dụng.

Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc

Chúng ta vẫn thường có cảm  giác lo lắng nhiều và điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố của ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, như tư thế. Khi những yếu tố này nhận về một áp lực nào đó thì đa số nó sẽ gửi đi những tín hiệu sai lầm trong nhận thức của nhà tuyển dụng. Nếu như biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn thì bạn sẽ nhận được tin tốt. Bởi vì ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp cho mọi người thể hiện được bản thân mình chính là một người ứng viên có sự tự tin, có lòng nhiệt huyết và một người đáng để nhà tuyển dụng trao cho sự tin tưởng.Ngôn ngữ cơ thể là một yếu tố rất quan trọng trong buổi phỏng vấn xin việc ngoài yếu tố về một bản cv xin việc ấn tượng khi bạn gửi cho nhà tuyển dụng.Bạn có thể tham khác các mẫu cv đẹp tại Timviec365.vn để cv của bạn thật ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng

Giá trị của ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc

Khi bàn tới nhiều vấn đề về mặt tính cách, về phẩm chất cũng như các xu hướng ứng xử của con người đôi khi không phải lời người ta nói ra đã thể hiện được con người thật của họ mà thông qua những biểu cảm, hành vi ứng xử của họ thì mới có được những đánh giá đúng đắn nhất về bản chất ở sâu bên trong. Và đối với việc giao tiếp trong phỏng vấn cũng không nằm ngoài trường hợp đó.

Đây cũng chính là một trong những cách giúp cho người tuyển dụng nắm bắt được ứng viên một cách nhanh chóng mà không cần phải thông qua hoàn toàn những lời họ nói hay những điều họ thể hiện ở trong bản CV xin việc.

Khi một ai đó sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc kém thì đồng nghĩa với việc họ gửi đi những thông điệp cho rằng bạn chính là người không có năng lực, bạn khiến cho nhà tuyên dụng không hài lòng. Và nhà tuyển dụng có thể nhìn ra những dấu ấn không đẹp trong lối ứng xử của bạn mặc dù bạn chẳng hề tiết lộ chúng ra thông qua lời nói thừa nhận.

Nhà tuyển dụng có thể không chấp nhặt nếu bạn có trả lời dài dòng , lan man trong một vài câu trả lời thế nhưng nếu ngôn ngữ cơ thể của bạn không được kiểm soát và chúng chứng minh bạn không thể làm việc tốt khi có áp lực hay bạn không có niềm tin vào bản thân mình thì sẽ rất khó có cơ hội cho bạn nhận được công việc này. Thế nên, chẳng có lý do gì để bạn tự làm suy yếu đi năng lực của bạn thân mình chỉ vì những thói quen xấu trên suốt chẳng đường lập nghiệp. Bạn cần phải rèn luyện thường xuyên để loại bỏ đi những yếu kém và sai sót của mình trong hành vi ứng xử và nhiều điều hơn thế trong khi chúng ta chuẩn bị đối mặt với một cuộc phỏng vấn quan trọng.

Những nguyên tắc kiểm soát ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn hiệu quả

Trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn

Tiêu chí tạo ấn tượng đẹp trong mắt của nhà tuyển dụng cần phải hết sức lưu ý. Và chúng ta cần phải thực hiện điều này ngay từ giây phút đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn thấy bạn. Có thể nói vui rằng đây là quá trình chinh phục trái tim của những người đứng đối diện với mình. Và để có được điều đó bạn cần phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng từ đó có thể tạo nên cho bản thân mình một diện mạo vô cùng chỉn chu và phù hợp. Ngoài yếu tố diện mạo ra thì các bạn cần phải thường xuyên rèn luyện cho mình những thói quen tốt, nhận thức và hạn chế được những thói quen xấu để có thể tỏa sáng nhất trong một hình ảnh, một tư thế đĩnh đạc nhất và chuyên nghiệp nhất.

Trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn

Lựa chọn vũ khí tối ưu nhất

Vũ khí tối ưu có thể mang tới cho các bạn những lợi thế nhất định. Gọi là vũ khí tối ưu nhưng những thứ bạn cần nhất lại không phải là điều gì quá cao siêu mà chính là từ những thứ đơn giản, quen thuộc nhưng lại mang tới một hiệu quả tuyệt vời. Không gì khác, chúng chính là nụ cười. Một nụ cười tự tin, chứa trong đó sự chân thành và lòng cởi mở thì sẽ chiếm được cảm tình nhanh chóng của người đối diện và đương nhiên nó hoàn toàn có thể chinh phục được nhà tuyển dụng một cách hiệu quả.

Bên cạnh nụ cười bạn tuyệt đối tránh những thói quen hay hành động gây nên những khó chịu cho nhà tuyển dụng như là chỉnh lại vớ, cà vạt, kéo lại thắt lưng , sắn ống quần – tay áo, hoặc là thể hiện ra bên ngoài thái độ thiếu tự tin, rụt rè và những ánh nhìn lấm lét, luôn cúi gằm mặt xuống đát. Nói chung mọi công tác chỉnh sửa lại ngoại hình của bạn cần phải được thực hiện ngay từ thời gian trước khi bước vào cánh cửa công ty.

>>> Mách bạn những việc làm quản lý điều hành tại Đà Nẵng hot nhất mà rất nhiều người đang tốn rất nhiều công tìm kiếm.

Nghệ thuật bắt tay khi gặp gỡ nhà tuyển dụng

Bắt tay cũng  chính là một vấn đề cần phải lưu ý của ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc. Tưởng như chỉ là động tác hai bàn tay đan vào nhau là được nhưng chúng cũng cần phải thực hiện một cách vô cùng nghệ thuật đấy bạn nhé. Đôi khi chúng ta còn phải rèn luyện và học hỏi rất nhiều mới có thể có được những kỹ năng bắt tay làm sao cho đúng nghi thức, đúng phép tắc trong ứng xử. Nguyên tắc bắt tay cần thiết nhất chính là một cái bắt tay đủ mạnh mẽ và không mang theo trong đó sự e dè, trạng thái lỏng lẻo hời hợt.

Nó phải đảm bảo được sự tôn trọng của bạn dành cho đối phương, ở đây đối phương là nhà tuyển dụng, chú ý đừng bắt tay quá trớn vì chúng dễ tạo ra cảm giác bị áp đảo. Nói chung, nhớ rằng, trong nguyên tắc bắt tay, bạn cần làm sao để tạo ra được sự chừng mực, cảm giác tử tế và ấm áp. Chúng sẽ hay bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là một người nhân viên đáng tin cậy, bạn hiểu biết những quy tắc ứng xử và biết cách để giao tiếp.

Tiếp xúc bằng mắt - thông điệp quan trọng

Khuôn mặt với biểu hiện linh hoạt là rất quan trọng khi nói. Mắt nhìn thẳng vào người tuyển dụng. Đừng cúi xuống hoặc cười vào những thời điểm không thích hợp. Tuyệt đối không cười khi nhà tuyển dụng nói chuyện  hay nhìn họ bằng cái nhìn soi mói. Ahs mắt nhìn họ với cái nhìn thân thiện và không được ít hơn 10 giây.

Tư thế và trang phục

Tư thế cũng có giá trị riêng. Cho dù bạn đang đứng hay ngồi, nhà tuyển dụng cũng "đọc" được bạn đang suy nghĩ tới điều gì. Cho dù đứng hay ngồi, bạn cũng nên giữ lưng thẳng, hoặc  hai tay chắp phía trước và di chuyển  hay vận động nhẹ nhàng và dứt khoát.

Vào mùa hè hoặc mùa thu, có thể bạn không cần phải nói nhiều về trang phục, bạn biết phải mặc gì. Nhưng vào mùa đông, bạn đi ra ngoài trong cái lạnh, nhưng phòng phỏng vấn sẽ rất ấm áp. Vì vậy, thay vì mặc một chiếc áo khoác lớn, hãy mặc một chiếc áo khoác nhẹ, thanh lịch.

Bạn có thể cởi áo khoác và treo nó trong phòng chờ. Không xuất hiện trước mặt người phỏng vấn với một túi xách to đùng,  khăn, mũ, áo khoác, cặp, ... Cũng đừng mặc quá nóng khi bên trong bạn chỉ mặc một chiếc áo bó sát, nhàu nhỏ.Hãy cố gắng chuẩn bị kỹ lưỡng cho trang phục của bạn, vì đấy là một yếu tố nhà tuyển dụng đánh giá quan trọng trong quá trình tìm việc làm thêm của bạn.

Tư thế và trang phục

Học cách "đọc" ý nghĩ của nhà tuyển dụng

Học cách hiểu ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc để điều chỉnh cơ thể của mình một cách hợp lý. Ví dụ, khi bạn nói chuyện, bạn thấy nhà tuyển dụng đang dướn người, mắt mở to, nghĩa là bạn đang nói về những gì họ quan tâm và lúc này bạn nên tiếp tục. Bạn bước vào và ngồi trên chiếc ghế gần họ, bạn thấy họ cau mày, đứng dậy và tìm một chiếc ghế phù hợp hơn nhé.

Gật đầu là đồng ý và khuyến khích; hay dướn người lên phía trước chứng tỏ các nhà tuyển dụng đang rất thích thú với câu trả lời của bạn. Trong họ vòng tay, đặt ngón tay lên mũi, hay vắt chéo chân là những thứ mà nhà tuyển dụng không muốn nghe từ bạn. Ngón tay cái quay nhẹ, các ngón tay khác gõ vào bàn, là những dấu hiệu chứng tỏ họ không để ý tới những thứ bạn đang nói.

Làm sao để thể hiện ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn hiệu quả nhất?

Thể hiện sự cởi mở và thân thiện trong thái độ

Trong các buổi phỏng vấn, sự tương tác với nhà tuyển dụng một cách hợp lý là một điều quan trọng. Thông qua những sự tương tác cần thiết đó thì bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn chính là một người ứng viên hết sức cởi mở, dễ gần gũi và rất trung thực. Những dạng ngôn ngữ mang theo biểu cảm của sự thận trọng và đề phòng sẽ tiết lộ rằng bạn đang có cảm xúc của sự sợ hãi hoặc bạn đang cố gắng che giấu điều gì đó và sợ mọi người biết. Phong thái của sự tự tin sẽ phụ thuộc vào một vài đặc điểm mang tính then chốt.

Đầu tiên, thông qua sự chào hỏi. Bạn có thể chào hỏi nhà tuyển dụng bằng cách bắt tay đủ chặt và đủ tạo ra sự tin tưởng, kèm theo đó là một nụ cười thân thiện. Hãy nhìn vào đôi mắt của họ một vài giây để ngầm nói cho họ biết rằng bạn là người thẳng thắn như thế nào, bạn cũng không phải là người thích ra vẻ ta đây, mọi thứ đang diễn ra chỉ là bạn thể hiện rõ ràng phong thái tự tin của mình mà thôi.

Thứ hai, bạn vẫn có thể giữ tư thế cởi mở trong cả quá trình phỏng vấn. Hãy đan hai tay vào với nhau ở phía trước, giữ cánh tay thả lỏng và có thể để trên đùi hoặc để khoanh trên mặt bàn. Tránh việc khoanh tay ở trước ngực hoặc đưa tay lên xoa cằm vì như thế sẽ tạo ra một tư thế rất trưởng giả và hách dịch.

Chân để làm sao cho thoải mái, tránh việc ngồi bắt chân chữ ngũ. Ngay cả khi bạn đang mặc váy thì cũng nên cố gắng vắt chéo mắt cá chân với nhau. Nói chung tư thế cởi mở nên ngồi đúng mực, thẳng lưng và có cảm giác thoải mái, không bị cứng nhắc, gò bó.

Một gợi ý nhỏ nhỏ nữa đó là mang theo mình một cuốn sổ tay để có thể tốc ký những điều quan trọng cần thiết khác. Nhưng đừng bị xao nhãng, tốc ký nhưng vẫn phải dành sự chú ý thường xuyên cho nhà tuyển dụng.

Việc làm chăm sóc khách hàng

Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc thông qua sự tập trung

Nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang rất hào hứng và đặt nhiều hy vọng vào buổi phỏng vấn cũng như vị trí ứng tuyển này. Muốn thể hiện được điểu đó thì bạn nên thể hiện qua một thái độ chăm chú. Vì sự chăm chú có thể giúp bạn gửi đi những tín hiệu tích cực, nói cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang thực sự lắng nghe những điều nhà tuyển dụng nói. Chính điều này sẽ khiến cho bạn trông thực sự nổi bật và tương tác tốt hơn với nhà tuyển dụng.

Mục tiêu của sự tập trung vào vấn đề mà nhà tuyển dụng nói chính là cách để bạn khiến cho họ có cảm giác họ chính là một nhà tuyển dụng thông minh và đầy cuốn hút. Sự tập trung của bạn là nhờ sức nặng và sự cuốn hút của lời nói. Muốn vậy, hãy chú tâm đến những câu hỏi của nhà tuyển dụng bằng cách hơi ngả người ra phía trước một chút thôi, không bày tỏ sự nôn nóng, không nghịch tóc hay bút hoặc bất cứ thứ gì khiến mất tập trung.

Nếu như nhà tuyển dụng nói quá lâu, có lẽ bạn không đủ kiên nhẫn để có thể giữ trạng thái hơi ngả người về phía trước hay để một bộ mặt quá đỗi chú tâm. Nhưng nếu thay đổi và theo chiều hướng tích cực thì lại có thể mang tới những biểu cảm không hay, gây mất đi sự hào hứng của người tuyển dụng. Vậy thì cách tốt nhất là bạn nên giữ tương tác bằng ánh mắt hết sức tự nhiên, thi thoảng hãy gật đầu nhẹ nhằm ra dấu cho người nói biết rằng bạn vẫn đang rất chú tâm để nghe họ trình bày. Đồng thời cũng hưởng ứng một cách tích cực nếu như có bất cứ câu hỏi đan xen hay đặt vấn đề nào đó của nhà tuyển dụng.

Loại bỏ tất cả cảm xúc tiêu cực

Khi chúng ta thảo luận về những  công việc cũ, những người đồng nghiệp cũ hay sếp cũ, lúc đó thường thì người ta rất dễ bị mất kiểm soát trong cảm xúc và thái độ. Bởi vì nhiều người ra đi khỏi công ty cũ thường mang theo những hậm hực hay sự bất mãn nào đó. Nên khi nhắc lại những dấu viết chẳng hay ho gì đó thì chẳng tránh được thái độ tiêu cực. Nhưng bạn có thể thể hiện điều đó với gia đình hoặc bạn bè như một sự chia sẻ. Còn nên nhớ rằng, bản thân mình đang ở trong cuộc phỏng vấn. Mọi cảm xúc và thái độ tiêu cực sẽ là con dao hai lưỡi làm “hỏng” sự nghiệp mới mà bạn đang ấp ủ.

Khi nhà tuyển dụng nhắc tới dấu vết cũ của bạn, dù thực tình đó có là điều đáng buồn đi chăng nữa thì bạn cũng không nên có những biểu hiện như đảo mắt, có nét mặt , động tác tỏ ý rằng mình không muốn đề cập tới.

Bạn nên nhớ một điều này, nói ra những điều không hay về vị sếp cũ hoặc những bất đồng với nền văn hóa của công ty cũ chỉ khiến cho bạn đang chứng tỏ rằng mình chính là một người nhân viên luôn mang thái độ tiêu cực và là người có tật “buôn dưa lê”. Vì ngồi ở đây hay ở đâu bạn cũng có thể dễ dàng chê bai hay trách móc công ty cũ thì một ngày nào đó, doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển vào cũng bị bạn nói sau lưng với những điều tiêu cực như vậy. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ tới điều đó và cân nhắc, cảnh giác về con người bạn nhiều hơn. Vậy thì chẳng có lý do gì để họ tuyển về một người như vậy.

Loại bỏ tất cả cảm xúc tiêu cực

Điều tốt nhất bạn cần làm đó là phải nhấn mạnh những điều tích cực của mình. Vậy nhấn mạnh như thế nào? Hãy luôn cố gắng giữ cho gương mặt của mình, cơ thể và giọng nói của mình được tự nhiên nhất khi mà bạn buộc phải đối mặt và thảo luận về những vấn đề, chủ đề nhạy cảm. Đây chẳng phải là mộ chuyện dễ để đối mặt đâu vì chẳng ai muốn khởi lại lý do vì sao mình bị sa thải nếu như nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi đại loại như thế.

Nghĩ lại chuyện cũ không vui thì chúng ta thường vẫn dễ bộc lộ ra những cảm xúc tiêu cực. Nhưng đang trong buổi phỏng vấn, bạn hãy giữ bình tĩnh và nhìn nhận vấn đề theo một chiều hướng khác để làm sao thể hiện được mình là một con người chính chắn, khéo léo và luôn sẵn sàng đón nhận những công việc mới

Bạn không nên phòng thủ

Cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc để hiệu quả thì chúng ta còn cần phải giữ cho tâm thế của mình không rơi vào trạng thái phòng thủ. Nói như vậy có nghĩa là sao? Thông thường, khi tham gia vào phỏng vấn, bên cạnh tiềm năng mà bạn có thì những người sếp tương lai của bạn sẽ cố gắng “soi” ra những khuyết điểm cũng như nhược điểm của bạn. 

Chẳng hạn như họ sẽ tìm kiếm những lỗ hỏng từ bộ hồ sơ xin việc của bạn, Vào trường hợp vị nêu ra khuyết điểm hay vị soi nhiều thứ, bạn vẫn cần phải giữ được một tâm thế vững vàng, tự tin và bình tĩnh.

Chớ nên tỏ ra một tâm thế phòng thủ. Khi đưa ra một câu trả lời có tính phòng vệ thì sẽ khiến cho nhà tuyển dụng quan tâm hơn không phải là câu trả lời mà là điều đằng sau mà họ cảm thấy người ứng viên đang cố tình che giấu. Những phải ứng thái quá của bạn sẽ khiến cho bạn giống như đang tự thừa nhận lỗi lầm nào đó. Do vậy mà lúc này nhà tuyển dụng quan tâm tới lời giải thích nhiều hơn. Đương nhiên, những lời nói hay lời giải thích quanh co sẽ khiến cho các bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng là chắc chắn.

Bí quyết giúp nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên thông qua ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn

Đánh giá đúng mức vẻ bề ngoài

Ấn tượng ban đầu bao giờ cũng là điều khá quan trọng, nhưng nếu không muốn bỏ sót nhân tài thì bạn không nên đánh giá họ ngay từ lúc ban đầu này. Có thể trang phục của họ không đẹp, vẻ ngoài của họ không nổi bật nhưng biết đâu tài năng của họ lại khiến các nhà tuyển dụng không thể phủ nhận. Cũng như vậy đừng nên đánh giá ai ở những giây phút đầu tiên, trong bất kì một dịp quan trọng nào mà mình để ý thì cũng không thể tránh khỏi sự lo lắng và căng thẳng vậy nên nếu ứng viên của bạn có chút căng thẳng đừng nên thẳng tay loại họ.

Bên cạnh đó, những người có khả năng giao tiếp giỏi cũng có thể đánh lừa nhà tuyển dụng bởi sự tự tin thần sắc thoải mái và ánh mắt chân thành nếu nhà tuyển dụng không tinh ý.

Tìm việc làm online

Đánh giá đúng mức vẻ bề ngoài

Kiểm tra hành vi và tính cách

Khi đã nắm bắt được những tin tức chính mình cần các nhà tuyển dụng nên kiểm tra con người cũng như tính cách của ứng viên thông qua câu hỏi hành vi để xem cách ứng xử tình huống hoặc tạo những cơ hội để họ bộc lộ tính cách của mình. Thường thì những câu hỏi phỏng vấn như bạn cảm thấy thế nào khi tôi... hoặc nếu... thì bạn sẽ xử lý như nào.

Đây là cách khiến bạn thấy rõ nhất khả năng ứng xử trước các tình huống bất ngờ, độ nhanh nhậy và check được suy nghĩ của ứng viên có sắc bén hay không. Ngoài ra một cách trực tiếp hơn để hiểu thêm về họ là qua các hành động ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc.

Nếu khi nói chuyện với bạn họ nhét tay vào túi thì chắc hẳn họ không mặn mà lắm với công việc này, nếu họ năm hai tay và nghe thì bạn đang có một ứng viên chăm chỉ và thật thà sáng giá. Nếu họ gõ tay lên một mặt phẳng chứng tỏ họ đang suy nghĩ về câu trả lời hãy quan sát thêm ứng viên này nếu bạn thích câu trả lời của họ. Nếu không, có một cách cũng khá hay cho nhà tuyển dụng là thử sự tự tin của họ bằng một cái bắt tay cuối buổi. Nếu đã ưng ý ứng viên rồi bạn cũng có thể ngỏ lời mời họ đi thăm quan nơi làm việc để đánh giá về thái độ của họ.

Nếu muốn biết họ có phải người xu nịnh hay không hãy giới thiệu cho họ những người có chức vụ khác nhau và bạn sẽ thấy ngay tác dụng của tình huống này.

Trên đây là một số gợi ý về việc kiếm soát cũng như thể hiện ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn xin việc hiệu quả nhất cho ứng viên tìm việc. Chúc bạn có thể nhận được nhiều thông tin hữu ích từ bài viết. Đừng quên việc ghé thăm chuyên mục thường xuyên để nhận được nhiều thông tin hữu ích nhất từ nhà tuyển dụng.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý