Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Những sai lầm bạn hay mắc phải trong quá trình tìm việc

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 03 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Thiếu tự tin, thiếu kỹ năng và cách ứng xử vụng về đều sẽ khiến cho các bạn trẻ mất điểm trong mắt nhà tuyển việc làm. Không biết tự lượng sức mình và đặt tham vọng quá cao chúng chính là những sai lầm nghiêm trọng mà các ứng viên thường mắc phải. Nếu tâm lý tìm việc làm quá nôn nóng muốn tìm kiếm công việc tốt đi làm ngay sẽ chính là những chường ngại vật cản bước vác bạn thực hiện mục tiêu to lớn trong sự nghiệp của chính mình. Tìm hiểu nay những sai lầm khi tìm việc làm mà chúng ta thường mắc phải để có giải pháp khắc phục.

Kiếm việc làm

1. Những sai lầm phổ biến khi tìm việc làm các bạn thường mắc phải

1.1. Lỗi CV xin việc

CV chính là một trong những yếu tố hình thành nên những ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về bất cứ ứng viên nào. Bản cv xin việc cũng được coi là cầu nối giúp bạn tiến gần hơn với cuộc gặp gỡ nhà tuyển dụng trong tương lai gần.

Cần soát lại cẩn thận CV xin việc trước khi gửi tới nhà tuyển dụng

Cần soát lại cẩn thận CV xin việc trước khi gửi tới nhà tuyển dụng

Do đó, việc chuẩn bị CV xin việc là việc hết sức quan trọng, bạn cần chắc chắn rằng cv xin việc của bạn phải thật hoàn hảo và đáp ứng được những gì nhà tuyển dụng cần. Cho dù bạn tự viết bản cv xin việc, tham khảo cách làm cv xin việc hoàn hảo hay nhờ vào sự tư vấn của người khác thì hãy chắc chắn cv xin việc của bạn không gặp phải bất cứ lỗi cơ bản nào.

Bên cạnh CV xin việc bản cứng thì khi bạn gửi CV xin việc bản mềm qua email cho nhà tuyển dụng cũng cần được trau chuốt, cẩn thận, tỉ mỉ soát lại kĩ càng các lỗi có thể mắc phải trong bản CV xin việc.

1.2. Không có mục tiêu rõ ràng

Nếu như bạn gửi đơn xin việc đến qúa nhiều nhà tuyển dụng thì ngay đến bản thân bạn cũng khó có thể nhớ nổi tên công ty, vị trí công việc và lĩnh vực của các công ty đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang làm lãng phí thời gian quý báu của mình. Ít nhất thì bạn cũng phải xác định được công việc mà bạn yêu thích, xác định vị trí làm việc lý tưởng mà bạn theo đuổi… Nếu bạn đang trên cuộc hành trình tìm kiếm việc làm không có mục đích, không xác định được mục tiêu và chỉ tìm việc làm vì bản thân bạn đang thất nghiệp thì hãy dừng ngay cuộc hành trình này lại.

>>> Tìm việc làm tại Nam Định mới nhất với những cơ hội việc làm được cập nhật nhanh chóng trên kênh tuyển dụng hàng đầu Timviec365.vn để nắm bắt cơ hội việc làm tốt và phù hợp dành cho bạn.

Không xác định được mục tiêu khi đi tìm việc làm đồng nghĩa với việc bạn tự chuốc lấy thất bại khi chưa kịp hành động

Không xác định được mục tiêu khi đi tìm việc làm đồng nghĩa với việc bạn tự chuốc lấy thất bại khi chưa kịp hành động

Bạn cần ngồi xuống và bình tĩnh suy nghĩ kỹ càng hơn, hãy chắc chắn rằng đâu mới thực sự là công việc mà bạn yêu thích. Từ đó bạn có hướng đi đúng đắn hơn, giới hạn đúng hơn về những gì bạn muốn. Nhờ vậy mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm một cách tập trung hơn, dễ dàng điều chỉnh CV xin việc theo một định hướng phù hợp nhất với mình.

>>> Xem thêm những thông tin Nestle tuyển dụng nếu bạn đang nhắm một trí tại đây. Áp dụng để xin việc thành công ngay nhé!

1.3. Không biết sử dụng tốt mối quan hệ

Những mối quan hệ xung quanh bạn như: Người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… có thể chính là những trợ thủ đắc lực giúp bạn dễ dàng tìm việc làm Kiên Giang hay bất kỳ đâu một cách hiệu quả. Những mối quan hệ đáng tin cậy này của bạn có thể sẽ giới thiệu cho bạn những công việc phù hợp với bạn nhất, bởi họ có thời gian hiểu về bạn và biết được công việc nào thực sự phù hợp với bạn.

Nếu bạn không biết tận dụng những mối quan hệ này thì quả là điều đáng tiếc. Bên cạnh đó, nếu như bạn đang chú ý tới một công ty nào đó, quan tâm tới vị trí công việc của công ty đó thì tốt hơn hết bạn hãy tới trực tiếp công ty đó để nộp hồ sơ xin việc hoặc là để hỏi rõ ràng thông tin tuyển dụng của họ. Biết đâu bạn lại có cơ hội được các nhà tuyển dụng chú ý.

1.4. Thụ động ngồi chờ lời mời phỏng vấn

Một số ứng viên nghĩ rằng, sau khi gửi lá đơn xin việc tới nhà tuyển dụng thì việc còn lại của họ là ngôi nhà đợi tin tốt lành đến từ nhà tuyển dụng. Với suy nghĩ đó, rất nhiều người đã bỏ bê không quan tâm, không cập nhật tình hình tuyển dụng của công ty mà họ đang ứng tuyển. Khi đó, bạn cũng chỉ đóng vai trò như một người xuất hiện thoáng qua trong tầm mắt của nhà tuyển dụng mà không có gì là ấn tượng cả, trong khi có biết bao nhiêu ứng viên khác đang không ngừng tương tác và thể hiện được sự quan tâm chân thành của họ đối với nhà tuyển dụng và đối với công việc mà họ đang ứng tuyển.

>> Tìm hiểu thêm: Tìm việc làm cuối năm – chuyện thật như đùa

1.5. Thiếu chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn

Nhiều người ứng viên khi đi phỏng vấn không tiết chế hành động và thói quen thiếu chuyên nghiệp của mình như:

  • Dáng ngồi gù lưng, hoặc ngồi bắt chéo chân dõng dạc thái quá
  • Cơ thể ngọ nguậy không yên trên ghế
  • Cắn móc tay, hất tóc liên tục
  • Mắt không nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng khi giao tiếp

Đó là những hành động thiếu chuyên nghiệp, là những dấu hiệu đang tố cáo bạn không tập trung, thiếu tự tin. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu kỹ càng hơn về những ngôn ngữ cơ thể để có thể thể hiện tốt nhất có thể trong buổi phỏng vấn.

Người tìm việc thường không biết cách tiết chế những thói quen xấu và thiếu chuyên nghiệp của mình

Người tìm việc thường không biết cách tiết chế những thói quen xấu và thiếu chuyên nghiệp của mình

1.6. Tinh thần xuống dốc

Cho dù bạn đang thất nghiệp hay đang đi làm, bạn cũng hãy dành thời gian để refresh lại tinh thần và sức khỏe của mình, mang đến một thần thái tốt nhất trên gương mặt. Hãy giữ gìn sắc vóc, kết nối thường xuyên với bạn bè và tham gia nhiều nhóm xây dựng với những mạng lưới quan hệ tích cực. Bên cạnh đó, các bạn cần học thêm nhiều kỹ năng mới để có thể bổ sung cho CV xin việc của bạn trở nên có giá trị hơn.

2. Những sai lầm của sinh viên khi đi tìm việc

2.1. Ỷ nại quá nhiều

Các bạn sinh viên gần tốt nghiệp, nếu thuộc vào hàng gia đình có điều kiện, con ông cháu cha thì sẽ yên chí vì được các bậc cha mẹ luôn lo lắng, bận rộn để lo cho con một công việc ổn định dựa vào nhiều mối quan hệ của mình. Điều này sẽ khiến các bạn sinh viên coi đó là chuyện bình thường, sẽ có việc ngay sau khi ra trường và không còn phải lo lắng bất cứ điều gì nữa cả.

Thế nhưng, những sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì đều phải học được tính tự lập, tự thân vận động để làm chủ những hành động, làm chủ cuộc sống của mình theo hướng tích cực. Điều đó hoàn toàn tốt cho các bạn, các bạn sẽ có đủ kỹ năng để ứng phó được với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Nếu các sinh viên sống trong sự êm ấm quá nhiều, được bố mẹ lo cho từ A – Z thì sẽ hình thành cho các em tính ỷ nại ngay trong quá trình học tập, khiến các em không coi trọng việc tích lũy kiến thức và rèn luyện bản thân mình.

2.2. Kỹ năng ứng xử còn kém

Những vấn đề thường gặp trong cách ứng xử của sinh viên mới ra trương đi xin việc được thể hiện ở rất nhiều vấn đề. Đó chính là trang phục không phù hợp khi đi phỏng vấn, ngồi rung chân, đảo mắt liên tục, nói cười quá hồn nhiên vô tư. Bên cạnh đó, các bạn học sinh vẫn còn duy trì những thói quen xấu khi còn là sinh viên như: Đi muộn giờ phỏng vấn, luôn cúi gằm mặt vào điện thoại, nghịc bút..

Những lỗi này đều là những lỗi nhỏ, nhưng lại là vấn đề lớn để nhà tuyển dụng có thể đánh giá, nhận xét không tốt về văn hóa ứng xử cũng như tính cách của các ứng viên này. Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm hoặc có ít lại thường hay ảo tưởng về sức mạnh của bản thân. Khi năng lực của các bạn có giới hạn nhưng các bạn lại luôn ứng tuyển vào vị trí cao so với khả năng thực của mình, hoặc là đề xuất một mức lương không phù hợp với năng lực.

Sinh viên mới ra trường có kĩ năng ứng xử kém khiến nhiều nhà tuyển dụng lắc đầu

Sinh viên mới ra trường có kĩ năng ứng xử kém khiến nhiều nhà tuyển dụng lắc đầu

2.3. Thiếu sự tự tin

Khi dược hỏi câu hỏi: Hãy nói một vài điều về bản thân”. Hầu hết các bạn sinh viên sẽ ngay lập tức giới thiệu tên, tuổi,… của mình mà không nghĩ rằng, điều nhà tuyển dụng muốn nghe ở đây chính là những sở trường của bạn, những hoạt động mà bạn từng thực hiện, nói lên điều gì và giúp bạn rút được những kinh nghiệm như thế nào.

Lợi thế của các sinh viên đó chính là những lớp trẻ, năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn, ham học hỏi, có sức khỏe… đó chính là yếu tố mà các doanh nghiệp cần ở các ứng viên trong thời buổi nền kinh tế đầy cạnh tranh và hội nhập như hiện nay. Tuy nhiên, các lớp trẻ tuổi này cần được tham gia và đào tạo về kỹ năng tìm việc làm, tham gia những hoạt động xã hội… để có thể gia tiếp tự tin hơn.

2.4. Hồ sơ xin việc thiếu chuyên nghiệp

Các bạn sinh viên mới ra trường có suy nghĩ hạn hẹp về tầm quan trọng của CV xin việc. Họ thường lơ là và không chú trọng tới việc trình bày một bản CV/hồ sơ xin việc một cách chỉn chu, đầu tư thời gian và tâm huyết để có thể tạo ra một bản cv xin việc hoàn chỉnh, có khả năng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bộ hồ sơ thiếu tính chuyên nghiệp của các ứng viên được thể hiện rõ từ những chi tiết nhỏ nhất. Chẳng hạn ngay từ tấm ảnh thẻ chụp để dán vào phần gắn ảnh của hồ sơ xin việc/CV, các bạn sinh viên cũng nghĩ rằng phải chụp kiểu ảnh nào đó thật ấn tượng có thể gây được sự chú ý tới nhà tuyển dụng. Điều này đương nhiên là suy nghĩ sai lầm, bởi vì bạn có thể tạo được ấn tượng qua đơn xin việc của mình hoặc là tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng chứ không chỉ đơn giản là qua tấm ảnh thẻ. 

Việc làm hành chính - văn phòng

CV xin việc thiếu chuyên nghiệp ngay từ những chi tiết nhỏ nhất

CV xin việc thiếu chuyên nghiệp ngay từ những chi tiết nhỏ nhất

2.5. Không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Phần lớn các bạn sinh viên đang trong tâm thế như ngựa non háu đá, ra trường chỉ muốn xin ngay công việc vì quyền lợi của bản thân mà ít có để ý nhiều tới công việc, chưa thực sự đặt tâm huyết vào công việc.

Nếu như các bạn không có định hướng nghề nghiệp ngay trong những kế hoạch phát triển tương lai thì các bạn sẽ hoàn toàn thất bại trước những cơ hội nghề nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ không tuyển dụng người không thể hiện được niềm đam mê và tâm huyết đối với công việc, lúc nào cũng chỉ chăm chăm tới lợi ích mình sẽ nhận được gì khi làm việc này.

3. Những niềm tin sai lầm khi đi tìm việc làm

Nhiều ứng viên rất tự tin khi xin việc. Họ tin vào khả năng cũng như quan điểm của mình. Nhưng niềm tin của họ không phải bao giờ cũng đúng.

3.1. Nếu NTD thích CV của tôi, họ sẽ gọi tôi

Một công việc sẽ không tự nhiên đến với bạn khi bạn chỉ ngồi ở nhà và chờ những cuộc điện thoại tới. Cho dù CV của bạn đã được gửi đi một cách dễ dàng và nhanh chóng, nhưng nhiều người đã lầm tưởng, chỉ cần gửi CV xin việc đi là sẽ có cuộc gọi đến từ những nhà tuyển dụng. Mỗi ngày, nhà tuyển dụng sẽ nhận được rất nhiều CV xin việc, vì vậy, rất có thể CV của bạn đã bị trôi rất xa và bị lãng quên. Vậy, bạn cần nhấc điện thoại lên, hoặc gửi email cho họ để hỏi thăm về tình hình xem xét hồ sơ của bạn.

sai lầm khi tìm việc làm

3.2. Không đăng tin tuyển dụng tức là không cần tuyển thêm nhân viên mới

Trong nhiều công ty, ngoài những cơ hội việc làm được đăng trên báo đài, trang website tuyển dụng hay các trang mạng xã hội thì còn rất nhiều vị trí công việc khác mà các công ty không đăng tuyển. Có thể là do nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm các ứng viên thông qua những bộ hồ sơ ứng tuyển cho nhiều vị trí khác nhau. Hoặc cũng có thể do họ đang chông chờ vào sự giới thiệu của các mối quan hệ khác.

Vậy, bạn hãy tích cực ghé thăm những quảng cáo tuyển dụng, bạn cần phải chủ động gọi điện cho nhà tuyển dụng để hỏi han về những vị trí mà công ty họ đang trống, hỏi bộ phận nhân sự của công ty về tình hình nhân sự có đang trống các vị trí như thế nào hay không. Đừng sợ vô duyên, nếu bạn biết cách tương tác, biết cách nói chuyện và đặt vấn đề thì sẽ không có việc gì là khó khăn cả. Bạn nên thường xuyên theo dõi các thông tin việc làm Quảng Ninh trên trang tuyển dụng Timviec365.vn nếu bạn thực sự đang tìm kiếm một công việc này.

3.3. Lá thư xin việc không quan trọng bằng CV xin việc

Thực tế, nhiều người đang nghĩ rằng chỉ cần có bản CV xin việc thôi là quá đủ cho hành trình tìm việc mà không cần phải gửi thêm lá thư xin việc đến nhà tuyển dụng. Thế nhưng, bạn biết không. Lá thư xin việc có thể là đòn bẩy giúp bạn tạo ra lợi thế cho riêng mình. Thông qua lá thư xin việc, nhà tuyển dụng sẽ thấy được sự tận tâm, nhiệt huyết và mong muốn của bạn đối với công việc của công ty. Đồng thời lá thư xin việc còn thể hiện được sự quan tâm, chuyên nghiệp lịch sự của bạn đối với nhà tuyển dụng, điều này sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá rất tốt đối với bạn. 

sai lầm khi tìm việc làm

3.4. Giải trình công việc cũ trong CV xin việc

Bản CV của bạn cần mang đến một sắc thái tốt đẹp về những vị trí mà bạn đã nắm giữ để phục vụ cho công việc sẽ đảm nhiệm. Đó không phải là một bản mô tả việc làm mà bạn đã từng làm, bởi vì nhà tuyển dụng không cần thiết phải biết được bạn đã làm những gì, làm như thế nào từ những công việc cũ. Hơn nữa, nếu bạn mô tả công việc cũ thì sẽ khó có diện tích trang giấy để trình bày những kỹ năng tốt đẹp của bạn khi đã bị những dòng mô tả kia chiếm hết diện tích.

Tham khảo thêm những tin tức mới nhất từ các nhà tuyển dụng về việc thiết kế website tại Hà Nội.

3.5. Gửi càng nhiều CV càng tốt

Gửi càng nhiều CV xin việc đến các nhà tuyển dụng khác nhau có lẽ chính là cách mà các bạn sinh viên thường cho rằng là điều có lợi. Nhưng thực tế là lợi bất cập hại. Các bạn trẻ cho rằng đây là một chiến lược tìm việc thông minh, hoàn hảo khiến các nhà tuyển dụng nghĩ rằng có thêm nhiều cơ hội việc làm tốt nhất. Nhưng trong thực tế, bạn cần tìm việc dựa vào chất lượng chứ không phải số lượng. Bạn cần phải nghiên cứu thật kĩ càng để có thể chọn ra được những vị trí ứng tuyển mà bạn thực sự ưng ý để có thể đầu tư công sức và tâm huyết để tạo nên bản cv chuyên nghiệp và đánh trúng trọng tâm công việc. Cụ thể hơn, nếu bạn muốn tìm việc làm tại Bắc NinhThay vì rải CV một cách ngẫu hứng, bạn nên đầu tư thời gian và công sức để tạo ra một bản CV ấn tượng, giúp tăng cơ hội thành công khi nộp hồ sơ cho nhà tuyển dụng.

Sai lầm khi tìm việc làm

3.6. Kinh nghiệm trong cv xin việc cần được trình bày theo thứ tự thời gian

Đối với cách trình bày cv xin việc ở phần kinh nghiệm: trình bày theo thứ tự thời gian thực sự sẽ rất hiệu quả và phù hợp đối với những người đã có kinh nghiệm và thâm niên làm việc. Còn đối với những bạn sinh viên mới ra trường thì cách trình bày kinh nghiệm này là không phù hợp. Các bạn hoàn toàn có cách trình bày khác phù hợp hơn. Bạn chưa có kinh nghiệm nào hoặc cực kì ít để có thể trình bày teho thứ tự thời gian. Vì thế, các bạn hay tự chọn cho mình những cách phù hợp nhất.

Trên đây là những chia sẻ về những sai lầm khi tìm việc làm đối với tất cả mọi người nói chung và đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp nói riêng. Hi vọng các bạn có thể hiểu hết được những vấn đề đang tồn tại ngay trong chính bản thân mình để có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc một cách thành công, mĩ mãn.

CV online

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý