
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Hà Ngọc Ánh
Sản phẩm cốt lõi chính là linh hồn của sản phẩm và cũng là linh hồn của doanh nghiệp. Sản phẩm cốt lõi đem lại giá trị doanh nghiệp. Vậy sản phẩm cốt lõi là gì?
Người tiêu dùng thường nghĩ rằng khi họ mua một sản phẩm thì sản phẩm đó chỉ đơn giản là một vật phẩm mà họ mua. Họ chỉ nhìn thấy cấu trúc vật lý của sản phẩm, thấy được hình thức bên ngoài nhưng bản chất bên trong sản phẩm đó mang nhiều giá trị hơn thế, là giá trị cốt lõi của sản phẩm. Với các doanh nghiệp cũng vậy, yếu tố tinh tế bên trong mà mục đích cuối của sản phẩm mang lại mới là yếu tố quan trọng nhất. Đó chính là sản phẩm cốt lõi. Vậy sản phẩm cốt lõi là gì? Hãy cùng Ngọc Ánh tìm hiểu khái niệm này nhé!
Ngành công nghiệp sản xuất ngày càng phát triển đa dạng, các sản phẩm trong đó cũng vì thế mà phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó đa dạng từ hình thức cho đến vai trò, giá trị của sản phẩm. Trong thực tế, nhắc đến khái niệm sản phẩm là những đồ vật, đồ dùng,… mà con người có thể nhìn thấy, chạm, cầm nắm hay cảm nhận nó. Những sản phẩm này sẽ được đóng gói, sản xuất và trình bày một cách hoàn hảo, được kiểm duyệt, xem xét, chấp nhận và sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Trong mỗi sản phẩm này để mang trong mình một giá trị khác, ngoài những yếu tố vật lý mà chúng ta dễ dàng cảm nhận được đó gọi là sản phẩm cốt lõi. Bản chất của sản phẩm cốt lõi không phải là sản phẩm, sản phẩm cốt lõi là khái niệm dùng để mô tả những tiện ích mà người tiêu dùng có được khi sử dụng sản phẩm đó. Sản phẩm cốt lõi chính là khả năng thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm đó. Ví dụ như sản phẩm cốt lõi của chiếc xe hơi đó chính là lợi ích mà nói đem lại, đó là khả năng di chuyển với tốc độ nhanh, độ an toàn được đảm bảo,…
Sản phẩm thực tế sẽ mang trong mình giá trị của sản phẩm cốt lõi nhưng đồng thời nó cũng có thể chính là sản phẩm tăng cường. Sản phẩm tăng cường cũng giống như sản phẩm cốt lõi đó là giá trị phi vật lý của sản phẩm, là tất cả những tính năng về giá trị gia tăng hoặc lợi ích và dịch vụ bổ sung mà bạn nhận được khi mua sản phẩm đó. Khái niệm về sản phẩm tăng cường khá mông lung, nó không phải đặc điểm vật lý (sản phẩm thực tế) mà ta nhìn thấy và cảm nhận được, cũng không phải những tiện ích như sản phẩm cốt lõi.
Để dễ hiểu hơn về đặc điểm sản phẩm này, bạn hãy nhớ đến chiếc ô tô mà nãy chúng ta vừa ví dụ. Khi bạn mua chiếc xe hơi đó, các đại lý thường cung cấp cho bạn rất nhiều lợi ích và một trong số đó là liên kết với các ngân hàng trong việc tính lãi xuất sản phẩm thấp hơn điều này khiến cho giá thành sản phẩm thấp hơn, bạn mua sản phẩm và trả tiền qua ngân hàng sẽ mua được chiếc ô tô đó với giá thấp hơn trên thị trường. Ngoài ra họ cũng chung cấp cho bạn các dịch vụ bảo hành trong khoảng thời gian xác định.
Đối với doanh nghiệp, sản phẩm cốt lõi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây chính là linh hồn của doanh nghiệp, là nhân tố, tác động đến sự phát triển cũng như sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong thời buổi hiện nay, công nghệ sản xuất ngày càng phát triển, chưa kể tới công nghệ “nhái” cũng phát triển không kém. Điều này kéo theo hiện thực phũ phàng rằng rất nhiều sản phẩm nhái có giá thành rẻ hơn, kiểu dáng đẹp hơn sản phẩm chính hãng. Vậy lý do gì để người tiêu dùng chấp nhận bỏ ra số tiền nhiều hơn để sở hữu sản phẩm tương tự? Câu trả lời đó là sản phẩm cốt lõi. Vì lẽ, hàng nhái chỉ có thể làm giả được hình dáng bên ngoài nhưng không thể đảm bảo được chất lượng như hàng chính hãng.
Hay như giữa hai sản phẩm với nhau, có kiểu dáng, giá thành và chất lượng tương đương. Vậy tại sao người tiêu dùng lại chọn sản phẩm này mà không phải sản phẩm kia? Câu trả lời vẫn là sản phẩm cốt lõi. Giống như việc cũng là dòng điện thoại di động nhưng có người tích hệ điều hành đóng của Iphone nhưng có người lại thích hệ điều hành mở của các hãng khác như Samsung, Oppo,…
Giá trị cốt lõi của sản phẩm tạo nên khác biệt của sản phẩm đồng thời đem lại sự đặc biệt, giá trị đặc trưng nhất của sản phẩm. Để làm sao cho sản phẩm này sẽ không giống hay đôi khi là khác hoàn toàn với những với sản phẩm kia. Sản phẩm này phù hợp với đối tượng này, sản phẩm kia phù hợp với đối tượng khác.
Sản phẩm cốt lõi của công ty là thứ số 1 mà công ty bán hầu trên hầu hết các kênh bán hàng của mình. Ví dụ, sản phẩm cốt lõi của Kentucky Fried Chicken là thịt gà. Tất cả các sản phẩm khác như khoai tây chiên, ngô chiên, hamburger không phải là sản phẩm cốt lõi, mà là các sản phẩm bổ sung. Chúng ta thấy một điều rằng sản phẩm cốt lõi chính là linh hồn của doanh nghiệp!
Từ những cấp độ của sản phẩm, nhà sáng chế, doanh nghiệp hay những nhân viên bán hàng sẽ biết cách tư vấn sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Một trong những cấp độ đầu tiên mà những người thiện hiện công tác bán hàng hay nhà sản xuất cần nắm và hiểu rất rõ đó là giá trị cốt lõi của sản phẩm. Để làm được điều này trước tiên họ cần trả lời được câu hỏi: Người mua thực sự muốn mua gì? Từ nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp sẽ phát hiện ra giá trị cốt lõi của sản phẩm cần có.
Sản phẩm cốt lõi rất đa dạng vì giá trị cốt lõi của nó đa dạng và vì nhu cầu của con người ngày càng trở nên đa dạng. Nếu bạn mua một chiếc xe hơi giá trị cốt lõi mà bạn cần là để di chuyển, để vận chuyển. Những với người khác điều họ cần ở chiếc xe đó là sự hiện đại trong nội nhất, sự quyến rũ ở kiểu dáng,… Tương tự nhiên vậy, nếu bạn mua điện thoại thông minh, sản phẩm cốt lõi mà bạn mong muốn có thể chỉ để giao tiếp, nhắn tin hay nghe gọi. Còn với người khác, họ mua điện thoại thông minh để lướt web, làm việc hay để thỏa mãn niềm đam mê công nghệ. Với phụ nữ mua son cũng vậy, có thể cô ấy không chỉ tìm kiếm về màu sắc mà cô ấy tìm kiếm niềm hy vọng. Đây chính là lý do vì sau các doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng về cả hình thức lẫn nội dung để đưa ra sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu đó.
Giá trị cốt lõi của sản phẩm được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định và chi phối đến tất cả những yếu tố khác của sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh giá trị cốt lõi này doanh nghiệp cũng đặc biệt phải chú ý đến những dịch vụ và tiện ích bổ sung. Ví dụ như cách đóng gói sản phẩm, thiết kế mẫu mã, chất lượng,…
Sản phẩm cốt lõi đề cập đến một phần của sản phẩm có lợi ích cốt lõi và chủ yếu liên quan đến các thành phần cốt lõi của doanh nghiệp. Ví dụ, Honda sản xuất động cơ whihc là sản phẩm cốt lõi của họ. Các sản phẩm Core sau đó được sử dụng để phát triển các sản phẩm cho người dùng cuối. Động cơ của Honda được sử dụng để phát triển xe hơi và máy móc gia dụng. Sự bổ sung này là các yếu tố gia tăng của sản phẩm, mang lại lợi ích hơn nữa cho việc sử dụng sản phẩm cụ thể.
Bóng đèn là một thứ thiết yếu trong mỗi gia đình. Bóng đèn có nhiều hình thức và mức độ sáng. Một số là CFL và một số không phải là CFL. Một số được thắt chặt cách vít và một số vào ổ cắm. Đây là tất cả các thuộc tính vật lý của bóng đèn. Sản phẩm cốt lõi ở đây là gì? Đó là độ sáng được tạo ra bởi bóng đèn. Ánh sáng mà nó tạo ra giúp tầm nhìn của người dùng là sản phẩm cốt lõi ở đây. Chủ cửa hàng viết một ngày trên bóng đèn khi họ đưa nó cho bạn. Đó là để biết khi hết hạn bảo hành. Đây là sản phẩm tăng cường. Đầu tiên một khách hàng sẽ nghĩ về mức độ sáng mà người dùng cần từ bóng đèn. Tùy thuộc vào yêu cầu, công suất “wat” của bóng đèn sẽ được quyết định và việc mua sẽ được thực hiện.
Mục đích chính của máy tính xách tay hoặc PC là gì? Đối với một số người, nó hoàn toàn là giải trí, đối với một số người là chuyên nghiệp và đối với một số người, đó là sự pha trộn giữa sử dụng cá nhân, chuyên nghiệp và giải trí. Số hóa các hoạt động này và dẫn xuất giải trí và niềm vui từ việc sử dụng máy tính xách tay là sản phẩm cốt lõi. Những giá trị cốt lõi của máy tính giúp cho cuộc sống trở nên thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều. Nó làm giảm nỗ lực của con người bằng cách số hóa các quy trình. Tiện ích chính là là sản phẩm cốt lõi của máy tính xách tay. Mức độ đơn giản hóa của quá trình được xác định bởi các tính năng mà nó có. Đây có thể là phần cứng và phần mềm. Các phần cứng như RAM & ROM và pin, vv, thuộc sản phẩm thực tế.
Ban đầu, điện thoại chỉ được sử dụng như một phương thức liên lạc bằng giọng nói. Trong những năm qua, công nghệ đã có nhiều tiến bộ đến mức một chiếc điện thoại di động có thể có mặt ở khắp mọi nơi và cho mọi thứ! Tuy nhiên, sản phẩm cốt lõi trong điện thoại di động là sự dễ dàng trong giao tiếp. Tiện ích bắt nguồn từ việc có thể giao tiếp với tốc độ và hiệu quả là sản phẩm cốt lõi.
Vì vậy, như bạn có thể thấy, sản phẩm cốt lõi bao gồm các tiện ích chính trực tuyến mà nó cung cấp cho người tiêu dùng. Đây là chức năng chính của sản phẩm. Bất kỳ tính năng bổ sung hoặc lợi ích nào mà sản phẩm có thể có, có thể được phân loại là sản phẩm thực tế hoặc sản phẩm tăng cường.
Sản phẩm cốt lõi là sản phẩm đem lại giá trị mang tính cảm nhận, cảm thụ theo sở thích của người tiêu dùng. Sản phẩm cốt lõi cũng chính là linh hồn của doanh nghiệp. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã hiểu về sản phẩm cốt lõi là gì? Cùng với đó là một số góp ý về sử dụng sản phẩm cốt lõi trong kinh doanh thành công cho bạn.
Chia sẻ
Bình luận