Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Symfony là gì? Các kiến thức công nghệ thông tin cần biết

Tác giả: Vi Thúy Nga

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

  Symfony là gì? Đây là câu hỏi không chỉ các lập trình viên nói riêng mà cộng đồng mạng nói chung cũng rất quan tâm. Để hiểu hơn về tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề này thì chúng ta hãy cùng timviec365.vn theo dõi bài viể dưới đây nhé

1. Symfony là gì?

symphony là gì
Symfony là gì?

1.1. khái niệm về Symfony

  Symfony được tài trợ bởi SensioLabs, một nhà phát triển phần mềm và nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của Pháp. Tên đầu tiên là Sensio Framework, sau này khi nó được quyết định khởi chạy nó dưới dạng khung nguồn mở thì đã tạo nên cái tên symfony (được đổi tên thành Symfony từ phiên bản 2 trở đi), phù hợp với tiền tố tên chủ đề và tên lớp hiện có.

  Symfony chính là một framework Open Source giúp phát triển ứng dụng web được thiết kế theo yêu cầu bằng ngôn ngữ lập trình PHP5. Các dự án được phát triển bởi Symfony đã tạo nên một công đồng lớn các lập trình viên, tính linh động, tự do, tiết kiệm chi phí và đảm bảo về khả năng phát triển. Hiện nay, symfony2 đang là một trong những phiên bản hệ thống nội dung mới nhất được viết bằng PHP cùng với các cộng sự của mình như: Drupal, phpBB, ezPublish. Thông qua symfony khách hàng có thể đạt được những mục tiêu mà bản thân mong muốn như: tạo một mã nguồn linh hoạt, tương hợp với Varnish, HTTP accelerator để dễ dàng nâng cấp, bảo trì, tối ưu hóa hiệu suất công việc, giúp người dùng có thể thỏa sức, tự do sáng tạo những điều mình mong muốn,… 

  Symfony nhằm mục đích tăng tốc độ tạo và bảo trì các ứng dụng web, thay thế các tác vụ mã hóa lặp đi lặp lại. Nó cũng nhằm mục đích xây dựng các ứng dụng mạnh mẽ trong bối cảnh doanh nghiệp và nhằm mục đích cung cấp cho các nhà phát triển toàn quyền kiểm soát cấu hình: từ cấu trúc thư mục đến các thư viện nước ngoài, hầu hết mọi thứ đều có thể được tùy chỉnh. Để phù hợp với các nguyên tắc phát triển doanh nghiệp, Symfony được tích hợp các công cụ bổ sung để giúp các nhà phát triển kiểm tra, gỡ lỗi và lập dự án tài liệu. Symfony có chi phí hoạt động thấp được sử dụng với bộ đệm bytecode.

  Symfony quản lý các bản phát hành của mình thông qua một mô hình dựa trên thời gian, một bản phát hành Symfony mới được phát hành sáu tháng một lần: một vào tháng Năm và một vào tháng Mười Một. Quá trình phát hành này đã được thông qua kể từ Symfony 2.2 và tất cả các "quy tắc" này được tuân thủ nghiêm ngặt kể từ Symfony 2.4

Việc làm it phần mềm tại Hồ Chí Minh

1.2. Đối tượng sử dụng symfony

  Symfony là một trong những hình thức lý tưởng để có thể khai thác tiềm năng triệt để của PHP. Như chúng ta đã thấy, hiện nay, gần 80% các trang web lớn được lập trình bằng PHP, thậm chí là những công ty lớn như: Wikipedia hay Facebook rất ưa chuộng, các itwork của PHP cũng rất nhiều.

  Với những điểm cộng, lợi ích cao, symfony đã mang đến cho người dùng những đặc tính vượt bậc mà không đâu có được. Thông qua đó làm tăng tính cạnh tranh, phát triển, trở thành lựa chọn hàng đầu, đáng tin cậy của các công ty tin học lớn như: TF1, M6WEB... Điểm mạnh mà symfony mang lại cho người dùng là:

  - Symfony là một giải pháp hữu hiệu đối với những doanh nghiệp đang tiến hành triển khai hoặc duy trì các dự án có quy mô lớn hoặc vừa bởi cấu trúc đáng tin cậy. 

  - Symfony phù hợp đối với các trang web có traffic cao bởi các dự án phát triển bằng framework Symfony, Sutunam đảm bảo mang đến cho khách hàng những dự án đáng tin cậy, hiệu quả và luôn luôn đổi mới

1.3. Cấu trúc project của symfony

  Symfony được tổ chức code theo mô hình MVC design pattern giống như đại đa số các framework PHP khác. Mô hình này chia ứng dụng ra làm 3 phần thông tin khác nhau: Controller, Model và View, mỗi phần sẽ mang ý nghĩa, nhiệm vụ riêng:

  - Model: bao gồm các class mô tả nghiệp vụ của ứng dụng, đối tượng làm việc trên ứng dụng, database.

  - View: Chứa những gì có thể thực hiện tương tác của con người. Một trong những nhân tố này là template engine

  - Controller: có nhiệm vụ xử lý request đầu vào, tiến hành nhận thông tin input từ người dùng thông qua view, tiếp đó xử lý thông qua model và cuối cùng là truyền dữ liệu đến view để có thể hiện kết quả

  Tóm lại, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng: controller chính là cầu nối liên kết giữa View và Model.

1.4. Cấu trúc làm việc của symfony

  Để có thể tìm hiểu sâu hơn về cách cài đặt và cấu hình của symfony thì chúng ta cần phải biết một số cấu trúc cơ bản như sau:

  ORM: Symfony thực chất là một framework nhằm mục đích hướng tới đối tượng. Thay vì sử dụng các câu lệnh SQL, khi bạn muốn thực hiện các thao tác trong Symfony, bạn hoàn toàn có thể sử dụng objects. Các thông tin database trên Symfony sẽ được tiến hành chuyển hóa thành object model thông qua ORM tool, đây là một cơ chế vô cùng hữu ích. Từ đó tạo khả năng ánh xạ cơ sở dữ liệu sang ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.

  Schema: Muốn thực hiện quá trình ánh xạ cơ sở dữ liệu thì ORM cần một số thông tin để tiến hành tạo class tương ứng, từ đó bạn có thể sử dụng ORM để tạo ra các câu SQL cần thiết thông qua những mô tả về cơ sở dữ liệu trong file Schema.yml

  Routing: Vì tính quan trọng của URL trong symfony mà có hẳn một routing framework riêng để có thể quản lý chúng. Khi xuất hiện một request, URL sẽ được chuyển thành Internal URI do routing tiến hành phân tích và chuyển hóa.

2. Cấu hình và cách cài đặt symfony mà người dùng cần biết

Symfony là gì? Các kiến thức công nghệ thông tin cần biết
Cấu hình và cách cài đặt symfony mà người dùng cần biết

  Để tiến hành sử dụng symfony thì trước hết bạn cần phải nắm rõ một số thao tác cơ bản sau:

  - Cài đặt symfony Installer: Đầu tiên bạn cần sử dụng Symfony Installer để cài đặt một ứng dụng symfony mới. Cụ thể, mỗi cách điều hành sẽ có cách cài đặt khác nhau như sau:

  + Đối với Linux và Mac OS thì bạn cần tiến hành mở cửa sổ dòng lệnh trên máy tính và gõ câu lệnh như sau:

     $ sudo curl –LsS    http://symfony.com/installer -o/usr/local/bin/symfony

     $ sudo chmod a+x /usr/local/bin/symfony

  + Đối với Windows: Tiến hành mở cửa sổ và gõ câu lệnh như sau: 

     c:>php –r “readfile(‘http://symfony.com/installer’);” > symfony

  Tiến hành di chuyển thư mục mà bạn vừa download vào đường dẫn chứa dự án thông qua câu lệnh như sau: 

    c:> move symfony c:projects

    c:projects> php symfony

  - Tạo ứng dụng đối với Symfony: Bạn cần tạo project đầu tiên của mình sau khi tải và cài đặt symfony về máy thành công, thông qua câu lệnh:    

  + Đối với Linux và Mac OS

    $ symfony new my_project_name

  + Đối với Windows

    c:> cd projects/

    c:projects> php symfony new my_project_name

  Sau khi tiến hành thực hiện xong câu lệnh thì trên hệ thống máy tính sẽ xuất hiện một thư mục mới dưới tên là: my_project_name. Trong đó sẽ xuất hiện một dự án trên phiên bản Symphony có sẵn

  - Cách tạo project riêng với một phiên bản Symfony cụ thể: Để có thể tiến hành tạo một project trên phiên bản symfony thì bạn cần thực hiện câu lệnh như sau:

    $ symfony new my_project_name 2.8

    $ symfony new my_project_name 3.1.1

  - Tạo project Symfony với Composer

  Nếu như bạn đang sử dụng PHP 5.3 trở nên thì có thể tạo một dực án symfony dễ dàng dựa trên Composer mà không cần thực hiện Symfony Installer

  + Đầu tiên, nếu như máy tính chưa có thì bạn cần tiến hành cài đặt Composer 

  + Sau đó, tiến hành khởi chạy lệnh:

    $ composer create-project symfony/framework-standard-edition my_project_name

  Thông qua câu lệnh một dự án mới có tên my_project_name sẽ ra đời dựa trên phiên bản symfony mới nhất.

  Trong trường hợp tạo project với phiên bản symfony cụ thể thì bạn cần thực hiện tiến hành gõ câu lệnh như sau:

    $ composer create-project symfony/framework-standard-edition my_project_name "3.1.*"

  - Cách chạy ứng dụng thuộc symfony

  Sau khi cài đặt, để sử dụng symfony thì bạn cần thực hiện câu lệnh như sau: 

    $ cd my_project_name/

    $ php bin/console server:run

  Khi màn hình hiển thị dòng chữ“ Server running on…” kèm thông báo xanh thì quá trình chạy kết thúc.

Việc làm lập trình viên php

3. Sự khác biệt giữa Symfony và Laravel 

Cấu hình và cách cài đặt symfony mà người dùng cần biết
Sự khác biệt giữa Symfony và Laravel 

  Symfony và Laravel thực chất đều là ngôn ngữ lập trình của PHP. Vì thế mà nhiều người cho rằng 2 framework này giống nhau, không có sự khác biệt. Tuy nhiên cách hiểu này là không hề đúng, Symfony và Laravel mang những đặc tính riêng biệt mà bạn cần phải biết như sau:

3.1. Ngôn ngữ lập trình

  - Symfony: bạn có thể chỉnh sửa các cú pháp dễ dàng bởi sử dụng ngôn ngữ PHP phổ thông để tạo ra các ngôn ngữ lập trình khác như Java hay C#

  - Laravel: các câu lệnh code trong Laravel tương đối ngắn so với Symfony và ít bị lặp lại hơn, đồng thời nó sử dụng các cấu trúc PHP đặc biệt một cách thường xuyên.

Việc làm lập trình viên

3.2. Truy cập database

  - Symfony khi truy cập phải sử dụng Doctrine. Mỗi lần thực hiện công đoạn này, bạn phải tạo ra một repository function khá phức tạp

  - Laravel dùng Eloquent để tiến hành truy cập database. Đồng thời, việc truyền dữ thông qua laravel diễn ra linh hoạt và nhanh chóng hơn. Người dùng sẽ không cần phải quá giỏi mà chỉ cần biết biết một số kiến thức cơ bản về SQL là có thể tìm kiếm database một cách dễ dàng, đơn giản

3.3. Template engine

  - Symphony sử dụng template engine và Twig. Vì code trông đẹp mắt, cộng đồng sử dụng lớn, có nhiều từ khóa được bổ sung với các extension khác nhau nên Twig của Symfony có được nhiều ưu thế hơn so với Blade.

  - Trong khi đó Laravel lại sử dụng Blade, bởi đã định nghĩa bất cứ function thì bạn cũng có thể sử dụng trên template mà không hề lo lắng.

3.4. Phần mềm bên thứ 3

  Có rất nhiều team lớn trong cộng đồng lập trình viên đang nghiên cứu và tạo ra các package như Sonata, Liip Imagine, FOS, KnpLabs,… Chính những gói package của bên thứ 3 này đã giúp cho symfony phát triển nhanh chóng hơn so với Laravel, bởi thế mà trong phương diện này thì Symfony lại vượt trội hơn hẳn

  Ngoài ra Symfony và Laravel còn khác nhau ở Middleware, Cache,  perfomance và các công cụ bebug, development. Tùy vào nhu cầu thiết yếu của người dùng mà tiến hành lựa chọn cho phù hợp

  Với những chia sẻ của timvie365.vn trên đây, hy vọng sẽ giúp người dùng hiểu symfony là gì? Cách sử dụng framework này? Từ đó mang lại hiệu quả tối ưu trong việc quản lý công việc 

Kiếm việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;