Tác giả: Phạm Diệp
Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 06 năm 2024
Tâm lý học quản trị kinh doanh là gì? Nhiệm vụ và đối tượng mà loại hình này hướng đến là gì? Tâm lý học quản trị kinh doanh quyết định gì đến tâm lý khách hàng khi đi mua hàng? Tham khảo bài viết dưới đây để có cho mình một câu trả lời tổng quan nhất về chủ đề này nhé.
Tâm lý học quản trị kinh doanh là một khóa học liên ngành giữa tâm lí học với nhiều khoa học tổ chức và quản trị con người với kinh tế, chính trị ,quân sự,sản xuất kinh doanh, văn hóa nghệ thuật.
Tâm lý học quản trị kinh doanh được phân thành 2 loại là tâm lý học quản trị kinh doanh cá nhân và tâm lý học quản trị kinh doanh tập thể trong các hoạt động kinh doanh của các đơn vị doanh nghiêp. Nói một cách khác thì tâm lý học quản trị kinh doanh chính những thông tin liên quan đến bầu không khí của cả mọt tập thể, là kết quả trung gian của chính những hoạt động quản trị và có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình hoạt động và hiệu quả của các hoạt động kinh doanh đó.
Về mặt lý thuyết thì tâm lý học quản trị kinh doanh có vai trò khá quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị xây dựng được một hệ thống lí luận logic về các quy luật về quản trị con người, hay trong các hoạt động đối nhân xử thế thường ngày trong vai trò là người quản trị, lãnh đạo quần chúng, và giảm thiểu được tối đa những sai lầm của bản thân đưa ra các quyết định trong việc tuyển chọn cán bộ, các sai lầm trong giao tiếp, trong cách ứng xử với nhân viên cấp dưới và cũng có thể trong các hoạch định trong các chiến dịch quản trị.
Nhưng về mặt thực tiễn thì tâm lý học quản trị kinh doanh lại là nền tảng đem đến nhiều lợi ích cho con người trong các công tác quản trị, lãnh đạo, phát triển xã hội ngày càng trở lên văn minh, giàu đẹp hơn, đưa các hoạt động sản xuất ngày càng phát triển lên cao và bay xa hơn nữa, trong đó nó có thể tóm gọn trong các hoạt động sau:
Đối tượng mà tâm lý học quản trị kinh doanh hướng đến được phân thành 2 loại, thứ nhất là các đối tượng là những người có đời sống tâm hồn tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh bao gồm như: tâm tư, tâm can, tâm huyết, tâm trí, tâm tình, tâm khí… của những người mua hàng, người buôn bán, người bán hàng, hay người lao động… Đối tượng thứ 2 mà loại hình tâm lý này hướng đến đó chính là những hành vi, cử chỉ, việc làm và lời nói của con người diễn ra trong quá trình tham gia vào trong các hoạt động kinh doanh đó, có thể như trong thương mại, trong sản xuất, trong dịch vụ,...
Tâm lý học quản trị kinh doanh sẽ bao gồm những nhiệm vụ như sau:
- Động cơ dẫn đến các hoạt động mua bán hàng hóa, các hoạt động sản xuất sản phẩm.
- Các xu hướng về thị hiếu, gu thời trang, cạnh tranh, đầu cơ tích trữ trong kinh doanh.
- Tâm lý lí lựa chọn hàng hóa, các sản phẩm, quảng cáo trong kinh doanh.
Hiểu rõ đối tượng của tâm lý học quản trị kinh doanh, chúng ta sẽ có nền tảng ứng dụng cho rất nhiều lĩnh vực. Đặc biệt những bạn đang muốn tìm việc kinh doanh và thành công trong lĩnh vực này thì nắm vững nhu cầu của khách hàng sẽ gia tăng thêm cơ hội bán được hàng đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, từ đó thăng tiến trong sự nghiệp.
Ở mỗi khách hàng, dù họ là ai, là người nhiều tiền hay người ít tiền, sản phẩm họ mua có giá trị thấp hay giá trị cao, thì một điểm chung của những người mua hàng này đó là họ mua hàng theo những mệnh lệnh của ý thức. Trong đó các ý thức này sẽ được kết nối từ 4 yếu tố cơ bản là nhu cầu của khác hàng, mục đích mua hàng, kinh nghiệm mua hàng và tư duy. Cụ thể thì:
Nó có nghĩa là trạng thái mất cân bằng tinh thần hay cũng có thể là mất cần bằng về thể chất diễn ra trong mỗi người. Nghe mới đầu thì chúng ta thường sẽ cảm thấy khá vô lý, vì việc mất cân bằng này thì liên quan đến nhu cầu của khách hàng cơ chứ, nhưng từ chính trạng thái mất thể chất này nó sẽ tạo ra một cảm xúc khó chịu buộc mỗi người phải hoạt động nhiều hơn nữa để thực sự thỏa mãn được cảm xúc và lấy lại sự cần bằng đó. Khái niệm này được hiểu trên khá nhiều phương diện khác nhau, tuy nhiên thì ở đây chúng chỉ bàn về khía cạnh những nhu cầu mong muốn chính đáng và được xã hội, công đồng công nhận, không xét đến các nhu cầu mang tính chất thiếu đạo đức hay “bệnh hoạn”.
Hiểu một cách đơn giản thì nó có nghĩa là những suy nghĩ mà người mua đã được người mua đặt ra từ trước khi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa, hay nó cũng có thể hiểu là sự thể hiện các nhu cầu cụ thể của con người. Chính những mục đích này sẽ trở thành động cơ thúc đẩy dẫn con người đến các hoạt động mua bán hàng hóa. Tuy nhiên trong quá trình mua bán hàng hóa thì các nhu cầu, mục địch này cũng có thể có sự thay đổi hoặc xuất hiện thêm những nhu cầu, mục đích mới dẫn đến những quyết định mới của người mua hàng. Bởi thế mà để có thể khiến khách hàng chọn sản phẩm của mình, thì chính mỗi đơn vị bán hàng cần phải nắm lòng được quy tắc này và có cách xử sự thích hợp để không chỉ nắm bắt được những mục đích và động cơ của khách mà hơn cả là việc biết cách làm chiều lòng được những mục đích và động cơ đó và bán thêm được nhiều hàng mới.
Nó có nghĩa là trình độ, kỹ năng nhận biết của mỗi khách hàng về từng loại hàng hóa, từng loại sản phẩm, dịch vụ, hay các vấn đề về giá cả, thông tin về các vấn đề xã hội, cách đối nhân xử thế,… Kinh nghiệm có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ học hỏi ở những người đi trước hay nó cũng có thể từ những chiêm nghiệm của chính họ trong cuộc sống. Đây vừa là nguyên nhân tạo nên các động cơ, mục đích, nhu cầu của người mua, mà nó cũng cong vừa là hình ảnh tâm lý để điều khiển hành vi mua hàng của họ. Bởi vậy một điều dễ hiểu và thường thấy là đối tượng mua hàng là người lớn tuổi thường sẽ có nhiều kinh nghiệm, thành thạo việc mua bán hàng hóa hơn những người trẻ và tỷ lệ lúng túng, hay có thể bị nhầm lẫn thường diễn ra rất thấp
Là một trong những thành tố quan trọng và chiếm giữ vai trò cốt lõi nhất trong việc đưa đến những ý thức, hành động của con người. Nhiều người thường tưởng lầm rằng tư duy cũng chính là kinh nghiệm mua hàng, tuy nhiên thực tế thì đây lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác xa nhau, người có kinh nghiệm chưa chắc đã phải là người có tư duy tốt, những người có tuy duy tốt thì chẳng cần kinh nghiệm thì họ vẫn mua được những sản phẩm, những món hàng tốt nhất, vì 1 điều đơn giản là họ luôn biết cách thay đổi tình thế hoặc biết cách thay đổi bản thân để phù hợp với tình thế đó. Bởi vậy mà để có thể bán được hàng thì bản thân mỗi người bán cần phải chiều được theo ý của khách hàng mà không chỉ lấy suy nghĩ của mình làm chuẩn mực và áp đặt nó nên mọi khách hàng khác.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Tâm lý học quản trị kinh doanh là gì”, hy vọng rằng thông qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã có thể đem đến cho bạn một góc nhìn tổng quan nhất về chủ đề này và hiểu được tầm giá trị mà tâm lý học quản trị kinh doanh mang đến trong cách hoạt động kinh doanh là gì, để từ đó dễ dàng tìm ra được những công thức kinh doanh thành công cho mình. Cảm ơn vì đã luôn dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết của chúng mình trên timviec365.vn nhé, mọi ý kiến thắc mắc hay đóng góp của các bạn xin được gửi về hòm thư timviec365.vn@gmail.com hay cũng có thể để lại bình luận bên dưới, đội ngũ chuyên viên của timviec365.vn sẽ tiếp nhận và gửi phản hồi đến bạn trong khoảng thời gian nhanh nhất. Chúc các bạn thành công và đừng quên đón đọc những tác phẩm tiếp theo của chúng mình nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc