
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Sinh thời, loài người vốn đã đam mê phiêu lưu và chinh phục. Để có được những tài nguyên màu mỡ như ngày hôm nay là thành quả từ những cuộc viễn chinh không quản hiểm nguy của ông cha ta từ hàng ngàn năm về trước. Cho tới nay, loài người vẫn còn một khoảng không chưa thể khám phá được hết, đó là vũ trụ. Không gian lặng lẽ, bóng tối bao trùm đầy chết chóc của vũ trụ đã và đang là chủ đề bất tận cho giới khoa học về sự sống và nguồn năng lượng mới. Để có được những chuyến du hành vào vũ trụ, Cơ quan Hàng không & Vũ trụ Hoa Kỳ đã chi ra hàng tỷ đô la để viện trợ cho những cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành những nhiệm vụ không gian. Một vài phi vụ đã thành công rực rỡ như chuyến tàu bắt tay Liên Xô - Hoa Kỳ Apollo Soyuz, nhưng NASA sẽ không bao giờ quên những thảm họa không ai mong muốn đã xảy ra trong lịch sử. Hãy cùng Timviec365.vn tìm hiểu về NASA - những thảm kịch kinh hoàng trong lịch sử khai phá vũ trụ.
Thảm họa diễn ra ngay trên mặt đất của NASA này đã gần như đình chỉ mọi kế hoạch của dự án đầy tham vọng Apollo, và nếu thực sự không tiếp tục thì chúng ta sẽ không thể chứng kiến một Neil Armstrong đầy kiêu hãnh trên mặt trăng vào năm 1969.
Vào năm 1961, cố tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã từng tuyên bố một quyết định táo bạo: đưa con người lên mặt trăng và đưa họ trở về Trái đất an toàn vào cuối thập niên 60. NASA đã có những chuyến bay Mercury và Gemini, phần nào đã có được những dữ liệu về hành vi của loài người trên vũ trụ sẽ như thế nào; và dự án Apollo có tham vọng sẽ đưa con người bay tới thẳng mặt trăng nhằm thực hiện những nhiệm vụ liên quan tới quỹ đạo không gian. Nhiệm vụ đầu tiên của chiến dịch Apollo được dự kiến kéo dài trong 4 tuần, bắt đầu trong năm 1967. Những thành viên tham gia Apollo 1 bao gồm những cá nhân xuất chúng đều có kinh nghiệm làm phi công chuyên nghiệp, như Virgil “Gus” Grissom, người trong chuyến tàu Mercury 7; trung úy Không Quân Ed White - người đã có những “bước đi” đầu tiên trong không trung trên con tàu Gemini 4 vào năm 1965. Tuy nhiên, những sai sót về mặt kỹ thuật ngay trong lần chạy thử của Apollo 1 trên mặt đất đã dẫn tới thảm họa vô cùng đau thương.
Vào ngày 27/1/1967, NASA tổ chức công cuộc chạy thử, thực hiện đếm ngược dự án Apollo 1. Tuy nhiên, một loạt sự cố đã xảy ra, như các phi hành gia không thể giao tiếp với nhau qua bức tường dày, trang phục bảo hộ gặp sự cố và cánh cửa có vấn đề. Quan trọng hơn nữa là, bộ phận kỹ thuật bên NASA vẫn sửa chữa con tàu, và mô-đun cũng chưa được hoàn thành nhưng chuỗi đếm ngược của Apollo 1 vẫn được tiếp tục. Vào lúc 6:31 chiều, một tín hiệu cấp cứu từ thành viên Roger Chaffee, “Có lửa”, tiếp tục là của Ed White, “có cháy trong buồng lái” khiến bên kỹ thuật NASA cố gắng hết sức tới hiện trường để cứu chữa tình hình nhưng đã quá muộn. Bi kịch diễn ra trong đúng 17 giây tử mệnh. Nguyên nhân được chỉ ra là do dây điện trong cabin là những vật liệu dễ cháy cùng với không khí nhiều oxygen nguyên chất đã khiến cháy lan nhanh dữ dội như vậy. Sau sự cố này, NASA đã có những điều chỉnh hợp lý cho những chuyến du hành sau đó như thay đổi khí oxygen bằng hỗn hợp nito-oxygen, sử dụng nguyên vật liệu tự dập cháy.
Sau chuyến hành trình thành công mỹ mãn của Neil Armstrong trên con tàu Apollo 11, NASA nhanh chóng tiến hành chuyến du hành thứ hai của loài người lên mặt trăng, mục tiêu là tới chính xác tới điểm là tàu thăm dò không người lái Surveyor. Ngày khởi hành Apollo 12 là một ngày mưa rét bão bùng, có thể nói là không hề an toàn cho cả phi hành gia lẫn trung tâm điều khiển trong khu vực Trung tâm nghiên cứu Vũ trụ Kennedy. Có thể nói về mặt kỹ thuật, thì tàu Apollo 12 là một trong những sản phẩm gần như hoàn hảo của NASA. Tuy nhiên, mọi chuyện dần biến chuyển xấu đi khi con tàu không chỉ bị một mà hai lần sét đánh, dẫn tới sự hỗn loạn không hề nhỏ trong phía buồng lái và cũng là một phần nguyên nhân của sự đình trệ hoạt động của khoang chứa nhiên liệu. Chất thải nhiên liệu cùng với thời tiết cực kỳ xấu hôm đó đã biến Apollo 12 vô tình trở thành nơi “hứng sét”, tuy nhiên không có quá nhiều hư hại xảy ra.
Rất có thể Apollo đã trở thành một tai họa tiếp theo của NASA, sau 36 giây kể từ khi cất cánh thì khoang nhiên liệu và hệ thống điện trên tàu đều không hoạt động, gây náo loạn các phi hành gia. Nhờ một sinh viên trẻ và một chiếc nút bấm, mọi chuyện mới được cố định, quay trở về trạng thái an toàn để có thể hạ cánh tuyệt đẹp như dự kiến, rất gần mục tiêu được xác định từ trước. Đây cũng là dự án Apollo đầu tiên được các đài truyền hình chiếu trực tiếp, tuy chất liệu kém và sau này thường được mô phỏng lại.
Chỉ vài tháng sau Apollo 12, thì con tàu thứ 3 có dự định lên mặt trăng tiếp theo của dự án Apollo có tên Apollo 13 chính thức được khởi hành vào tháng 4 năm 1970. Đây có thể nói là một chiến dịch gặp sự cố chết người nhưng do có sự chuẩn bị về kỹ năng và chuyên môn cùng với rất nhiều sự may mắn mà các phi hành gia đã quay trở về Trái đất an toàn. Trong hành trình tới mặt trăng, bình oxy trên tàu đã phát nổ sau 56 tiếng bay, khiến Apollo 13 gặp nạn khiến họ không thể đi tới đích đến là mặt trăng. Thế là các kỹ sư, chuyên gia của NASA dưới mặt đất đã có những kế hoạch kết hợp với các phi hành gia để đưa họ trở về Trái đất an toàn bằng những cách như tiết kiệm pin nhiên liệu, tính toán những phương án khả thi nhất có thể. Trong nhiều giờ liền, các phi hành gia phải sống trong điều kiện thiếu nước uống, đồ ăn và oxygen ngày càng suy giảm. Cuối cùng, họ quyết định dùng hệ thống hạ cánh xuống mặt trăng và hệ thống đầu não điều khiển để làm phi thuyền cứu hộ, và họ đã đáp xuống mặt biển Nam Thái Bình Dương an toàn. Dù là một chiến dịch thất bại, nhưng họ cũng đã thu thập được những bức hình quý giá như ảnh địa chất mặt trăng, hay bức ảnh Trái đất cách hơn 200.000 dặm như thế nào. Sự cố Apollo 13 sau này đã được chuyển thể thành một tác phẩm điện ảnh nổi tiếng cùng tên.
Đây là thảm họa tàu con thoi đầu tiên, và cũng là thảm họa kinh khủng nhất trong lịch sử của NASA khi tàu con thoi Challenger nổ tung trên bầu trời trước sự chứng kiến của hàng triệu người dân Mỹ. Thảm họa đã làm thay đổi vĩnh viễn NASA về chính sách an toàn và yêu cầu kỹ thuật không gian, đồng thời được gọi là “chương đen tối nhất” trong lịch sử NASA nói riêng và ngành hàng không vũ trụ nói chung.
Từ những năm 1969, NASA đã sở hữu những ý tưởng đầu tiên về một hệ thống chuyên chở con người, hàng hóa… có khả năng tái sử dụng lên không gian. Thế là vào năm 1981, tàu con thoi đầu tiên Columbia đã hoàn thành công cuộc bay thử vào vũ trụ sau hàng năm trời nghiên cứu và tiêu tốn ngân sách nước Mỹ hàng tỷ đô la. Về con tàu Challenger, có thể nói ngay từ những lần bay đầu tiên, con tàu đã gặp vài sự cố kỹ thuật khiến trận bay đầu tiên vào năm 1983 bị hoãn lại nhiều lần. Lần đầu tiên, NASA phát hiện ra khí hydrogen rò rỉ trong buổi diễn tập vào tháng 12 năm 1982. Vào lần kiểm tra tiếp theo vào tháng 1, 1983, NASA đã phát hiện ra vết nứt gây nên tình trạng rò rỉ. Sau vài tháng nâng cấp, Challenger cuối cùng cũng được lên không gian thành công vào ngày 4/4/1983. Có thể nói, nhờ phát minh này mà nước Mỹ có thể lên vũ trụ như “cơm bữa” với những chiếc tàu có khả năng tái sử dụng. Bên cạnh đó, tàu con thoi Challenger cũng hiện diện cho nhiều “lần đầu tiên” trong lịch sử khi nữ phi hành gia và phi hành gia da đen đầu tiên được bay lên vũ trụ, đồng thời là chuyến bay vào ban đêm đầu tiên thành công. Challenger hứa hẹn sẽ là tương lai mới cho ngành hàng không vũ trụ, cho đến khi thảm họa xảy đến.
Vào ngày 28/1/1986, tàu con thoi Challenger đã quyết định ngày khởi phóng, sau nhiều lần trì hoãn. Đây là một sự kiện quan trọng của NASA vì trong hàng ngũ tham gia có một phi hành gia dân sự Christa McAuliffe, người đã vượt qua hơn 11.000 thí sinh để trở thành ứng cử viên tham dự chuyến bay vào không gian của Challenger với mục đích giáo dục theo chương trình mới của NASA. Phi hành gia của con tàu Challenger năm ấy cũng đa dạng sắc tộc, với Ronald McNair người Mỹ gốc Phi, Ellison Onizuka gốc châu Á. Tất cả đều hy vọng rằng chuyến bay quan trọng này của Challenger sẽ diễn ra tốt đẹp, như hàng chục hành trình tàu con thoi trước đó của Mỹ.
Tuy nhiên, đã có những cảnh báo về nhiệt độ ngày cất cánh xuống thấp kỷ lục (2.2 độ C), gây cản trở quá trình lưu thông và ảnh hưởng tới vòng đệm O-ring ngăn chặn rò rỉ. Thế nhưng, con tàu vẫn được phóng lên vào lúc 11:38 trưa ngày 28/1/1986. Chỉ đúng sau 73 giây trên không trung, Challenger phát nổ trước sự chứng kiến của hàng triệu người dân nước Mỹ, lao xuống biển Đại Tây Dương, khiến cho cả 7 phi hành gia trên con tàu tử nạn. Rất lâu sau đó NASA mới phát hiện những mảnh vỡ con tàu trôi dạt khắp Đại Tây Dương, và người thân cũng không thể nhận dạng nổi thi thể của những người đã mất. Tai nạn này trở thành khủng hoảng ngành hàng không vũ trụ, và khiến NASA phải dừng vô thời hạn mọi hoạt động liên quan tới tàu con thoi. Mãi tới năm 1988, tàu con thoi Discovery mới được phóng trở lại, và tới năm 2007 thì phi hành gia dân sự mới được một lần nữa quay lại trên tàu con thoi.
“Cơn sốt” lên vũ trụ của nước Mỹ tưởng chừng như không thuyên giảm sau thảm họa Challenger, khi chương trình tàu con thoi tái sử dụng vẫn được đưa vào hoạt động sau thời gian dài khắc phục các sự cố. Như trên đã đề cập, Columbia là tàu con thoi đầu tiên được bay vào quỹ đạo vào năm 1981, sau 21 cuộc hành trình thành công thì vào năm 2003, theo kế hoạch nó sẽ đi vòng quanh quỹ đạo Trái đất 16 ngày - nhưng Columbia đã không quay trở lại nguyên vẹn. Toàn bộ phi hành đoàn gồm 7 người và tàu con thoi Columbia bị khí quyển thiêu cháy rụi. Bộ phận chống nhiệt của tàu đã bị hư hỏng nặng sau khi miếng bọt cách nhiệt bị vỡ ra khỏi thùng nhiên liệu nhưng không được chú ý rõ ràng do 4 lần trước đều xảy ra nhưng không để lại hậu quả gì. Nhưng lần này đã khác. Sự kiêu ngạo của NASA đã khiến họ phải trả cái giá cực đắt khi tiêu hủy hoàn toàn tàu con thoi có giá trị hơn tỷ đô la cùng với sự hy sinh của 7 người trên tàu, tạo nên thảm họa tàu con thoi kép Challenger - Columbia mà không ai sau này muốn nó xảy ra lần nữa.
Trên đây là những thông tin về những thảm kịch kinh hoàng của NASA trong lịch sử khai phá vũ trụ. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.
Stan Lee - Người khai sinh ra vũ trụ Marvel
Nếu bạn muốn tìm hiểu về Stan Lee - người đã khai sinh ra vũ trụ siêu anh hùng, hãy tham khảo bài viết sau nhé:
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận