Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 07 năm 2024
Thi thăng hạng giáo viên là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là những ai đã, đang và có ý định theo đuổi sự nghiệp “trồng người”. Vậy thì hôm nay, hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu về những quy định mới nhất liên quan đến chủ đề thi thăng hạng giáo viên qua bài viết sau nhé!
Làm giáo viên có bắt buộc phải thi thăng hạng hay không? Đây có lẽ là mối quan tâm rất lớn của khá nhiều người hiện nay. Vậy thì hãy để timviec365.vn giải đáp giúp các bạn!
Theo quy định của Bộ Giáo dục thì thăng hạng chỉ là một điều kiện đủ, không bắt buộc đối với các giáo viên hiện nay. Việc tham gia thi thăng hạng về chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên chỉ được thực hiện trong các trường hợp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn đã quy định hoặc là theo mong muốn, mục tiêu của mỗi người.
Như vậy, nếu một giáo viên từ khi bắt đầu vào nghề cho đến khi nghỉ hưu mà không tham gia thi thăng hạng, vẫn chỉ ở hạng thấp nhất thì cũng không ảnh hưởng. Còn những ai có nhu cầu thăng hạng cao hơn để được thăng tiến hay hưởng các chế độ tốt hơn thì sẽ cần đảm bảo được đầy đủ các điều kiện đối với thứ hạng mà họ mong muốn, một trong số đó chính là có chứng chỉ thăng hạng.
Tuy nhiên, vấn đề thi thăng hạng giáo viên từ xưa đến nay vẫn luôn được khuyến khích, nhằm củng cố đội ngũ giáo viên chuyên môn tốt, làm việc chất lượng và đào tạo ra thế hệ nhân tài tương lai của đất nước. Vậy để có thể thi thăng hạng giáo viên sẽ cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để có thể tham gia thi thăng hạng giáo viên, theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 20/2024/TT – BGDĐT thì các giáo viên sẽ cần đảm bảo được các điều kiện như sau:
- Các cơ sở giáo dục khi có nhu cầu về vị trí việc làm của các chức danh nghề nghiệp thuộc hạng đăng ký dự thi thì sẽ được cấp quyền cử giáo viên đi thi.
- Giáo viên được cấp thẩm quyền được đánh giá là đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trở lên trong quá trình công tác (3 năm liên tục tính đến thời điểm dự thi), đồng thời giáo viên cũng cần có đầy đủ phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp và không vi phạm, bị kỷ luật trong quá trình làm việc.
- Tham gia thi thăng hạng, giáo việc cần có đủ trình độ chuyên môn, được đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp hạng dự thi theo đúng quy định của Bộ Giáo dục bao gồm các thông tư sau:
+ Thông tư liên tịch số 20/2024/TTLT – BGDĐT – BNV được đưa ra ngày 14/9/2024 quy định về mã số, tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non.
+ Thông tư liên tịch số 21/2024/TTLT – BGDĐT – BNV được đưa ra ngày 16/9/2024 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học thuộc hệ công lập.
+ Thông tư liên tịch số 22/2024/TTLT – BGDĐT – BNV được đưa ra ngày 16/9/2024 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THCS thuộc hệ công lập.
+ Thông tư liên tịch số 23/2024/TTLT – BGDĐT – BNV được đưa ra ngày 16/9/2024 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THPT thuộc hệ công lập.
- Ngoài ra, các giáo viên dự bị đại học khi tham gia thi thăng hạng và áp dụng theo các thông tư trên cũng cần đảm bảo có đủ trình độ đào tạo, được bồi dưỡng năng lực chuyên môn và các nghiệm vụ liên quan theo đúng quy định của Bộ Giáo dục.
Đối với nội dung và hình thức thi thăng hạng giáo viên hiện nay, theo quy định tại các điều 4, 5, 6 Thông tư số 20/1017/TT – BGDĐT sẽ bao gồm như sau:
Thi từ hạng II lên hạng I
- Nội dung thi:
+ Cần kiểm tra các kiến thức, năng lực và sự hiểu biết của các giáo viên liên quan đến luật viên chức. Lượng kiến thức trong đề thi cùng nội dung về pháp luật sẽ chiếm 30%, còn lại lĩnh vực giáo dục, đào tạo sẽ chiếm 70%.
+ Nội dung thứ 2 trong hạng này đó là các giáo viên sẽ cần xử lý các tình huống thực tế tùy theo cấp học và phù hợp với chức danh của giáo viên hạng I.
- Hình thức thi thăng hạng từ II – I: người đứng đầu trong các cơ quan có thẩm quyền sẽ lựa chọn 1 trong 3 hình thức để thi như sau:
+ Thi tự luận trong thời gian là 150 phút
+ Thi trắc nghiệm trong thời gian là 45 phút
+ Thi kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong thời gian là 120 phút
Thi từ hạng III lên hạng II
- Nội dung:
+ Kiểm tra các kiến thức và năng lực hiểu biết của các giáo viên liên quan đến pháp luật viên chức với lượng nội dung là 30%, còn lại 70% sẽ là lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
+ Tham gia thi ứng xử các tình huống thực tế bằng việc vận dụng các kiến thức đã học đưa vào thực tiễn đời sống.
- Hình thức thi sẽ được lựa chọn 1 trong 3 phương án sau:
+ Thi tự luận trong 120 phút
+ Thi trắc nghiệm trong 40 phút
+ Thi kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm trong 90 phút
Thi từ hạng IV lên hạng III
- Nội dung:
+ Tham gia thi các kiến thức, năng lực hiểu biết của giáo viên có liên quan đến luật viên chức và lượng nội dung này chiếm 30%, còn lại 70% sẽ là thuộc kiến thức về giáo dục, đào tạo.
+ Vận dụng các kiến thức, lỹ thuyết vào thực tiễn các tình huống cụ thể để kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn.
- Hình thức cũng bao gồm có 3 phương án:
+ Lựa chọn thi tự luận trong 90 phút
+ Thi trắc nghiệm trong 30 phút
+ Thi kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận trong 60 phút
Thi từ hạng II lên hạng I
- Nội dung thi:
+ Thí sinh sẽ cần phải trình bày tổng quan về các kết quả dạy học và giáo dục học sinh của mình trong suốt quá trình làm việc.
+ Tham gia cuộc thi vấn đáp về chuyên môn thuộc lĩnh vực mà mình đang đảm nhiệm.
- Hình thức sẽ bao gồm như sau:
+ Thuyết trình trong thời gian tối đa là 15 phút
+ Vấn đáp trong thời gian tối đa là 15 phút
Thi từ hạng III lên hạng II
- Nội dung:
+ Tham gia thi kiểm tra về sự hiểu biết của giáo viên liên quan đến các nhiệm vụ thuộc hạng II.
+ Kiểm tra về trình độ, năng lực chuyên môn và các nghiệp vụ theo yêu cầu, tiêu chuẩn của các giáo viên hạng II.
+ Đưa ra các đề xuất và giải pháp để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn đời sống.
- Hình thức thi bao gồm:
+ Thi trắc nghiệm trong thời gian là 45 phút
+ Thi vấn đáp trong thời gian là 30 phút (thời gian chuẩn bị là 20 phút và vấn đáp 10 phút).
Thi từ hạng IV lên hạng III
- Nội dung:
+ Thi kiểm tra về hiểu biết của giáo viên tham gia dự thi đối với các nhiệm vụ thuộc hạng III.
+ Kiểm tra về trình độ, năng lực chuyên môn và các nghiệp vụ của giáo viên theo các yêu cầu, tiêu chuẩn của hạng III.
+ Đưa ra các đề xuất để xử lý các vấn đề đặt ra trong thực tiễn đời sống.
- Hình thức thi sẽ lựa chọn 1 trong 2 phương án:
+ Thi trắc nghiệm trong thời gian là 45 phút
+ Thi vấn đáp trong thời gian là 30 phút (thời gian chuẩn bị tối đa 20 phút và thi vấn đáp 10 phút).
Việc làm Giáo dục - Đào tạo tại Hồ Chí Minh
Đối với việc thi thăng hạng giáo viên, thông thường sẽ phải thi kèm theo các môn ngoại ngữ tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt sẽ được đặc cách và miễn thi ngoại ngữ bao gồm như sau:
- Các giáo viên tính đến ngày 31/12 trong năm tổ chức thi thăng hạng mà có độ tuổi từ 55 trở lên với nam và 50 tuổi trở lên với nữ.
- Các giáo viên thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi xa xôi, các trường học nội trú/bán trú và có các chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc đã được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp giáo viên đã tham gia học tập, nghiên cứu toàn thời gian tại nước ngoài, có bằng đại học trở lên tại nước ngoài và có sử dụng một trong các ngôn ngữ là Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc trong quá trình đào tạo, các văn bằng đã được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Các giáo viên có bằng tốt nghiệp đại học thứ 2 và là bằng thuộc các ngành ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc.
- Giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo đúng quy định tại Việt Nam.
Theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục về việc đưa ra các điều kiện xét trúng tuyển thi thăng hạng giáo viên tại Thông tư số 03/2024/TT – BNV và được bổ sung, sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 như sau:
- Các giáo viên thi thăng hạng đạt từ 50 điểm trở lên là đủ điều kiện để xét trúng tuyển.
- Các thí sinh phải tham gia đầy đủ các bài dự thi theo quy định (trừ các môn được miễn thi).
Như vậy, so với mức điểm 55 điểm/môn thi trước đây thì điều kiện xét trúng tuyển thi thăng hạng giáo viên hiện nay đã có sự điều chỉnh theo hướng giảm dần, tạo cơ hội lớn hơn cho các giáo viên khi tham gia.
Để tham gia thi thăng hạng giáo viên thì các thí sinh sẽ cần nộp lệ phí dự thi theo đúng quy định của Bộ Giáo dục đối với từng mức như sau:
- Thi lên hạng I:
+ Số lượng dưới 50 thí sinh thì mức lệ phí sẽ là 1.400.000
+ Số lượng từ 50 – dưới 100 thí sinh thì mức lệ phí sẽ là 1.300.000
+ Số lượng trên 100 thí sinh thì mức lệ phí thi sẽ là 1.200.000
- Thi lên hạng II và III:
+ Số lượng thí sinh dưới 100 thì mức lệ phí thi sẽ là 700.000
+ Số lượng từ 100 – dưới 500 thí sinh thì mức lệ phí thi sẽ là 600.000
+ Số lượng trên 500 thí sinh thì mức lệ phí thi sẽ là 500.000
+ Trường hợp thi phúc khảo thì lệ phí thi sẽ là 150.000
Riêng về vấn đề mức lương, phụ cấp của giáo viên thay đổi sau khi được thăng hạng thì Bộ Giáo dục có quy định tại Thông tư số 02/2024/TT – BNV như sau:
- Trường hợp giáo viên chưa được hưởng hoặc đang được hưởng các phụ cấp thâm niên vượt khung thì sẽ xếp vào hệ số lương bằng/cao hơn gần nhất so với ngạch mới được quy định.
- Trường hợp giáo viên có hệ số lương và phụ cấp thâm niên đã vượt khung so với mức đang hưởng ở ngạch cũ và lớn hơn bậc cuối cùng ở ngạch mới thì sẽ xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới. Bên cạnh đó, các giáo viên cũng được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu.
Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp với các mức hưởng phụ cấp thâm niên và hệ số lương hiện đang hưởng của các giáo viên mà mức lương sẽ được tăng lên theo quy định của Bộ Giáo dục.
Thông qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã nắm được những thông tin cơ bản, quan trọng nhất về thi thăng hạng giáo viên mới nhất 2024, từ đó có thể áp dụng chính xác nhất vào thực tế công việc của mình và đạt được mục tiêu như mong muốn nhé!
Bảng mô tả công việc Giáo viên tiểu học hoàn chỉnh nhất
Trong hệ thống giáo dục, tiểu học là bậc học đầu tiên nên đóng vai trò nền tảng quan trọng nhất. Do vậy, giáo dục tại bậc tiểu học có những đặc trưng riêng, phương thức sư phạm riêng nhằm kiến tạo bệ phóng cơ bản bước đầu về kiến thức, đạo đức, nhân cách cho các em học sinh. Và để nắm rõ hơn về nhiệm vụ của một người giáo viên tiểu học như thế nào, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc