Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

​Biến kỹ năng giao tiếp thành nghệ thuật, thành công sẽ đến với bạn

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Kỹ năng giao tiếp luôn được coi là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển toàn diện của con người, có giá trị quan trọng đối với sự nghiệp của chúng ta.

Không phải ngẫu nhiên trong hàng ngàn hàng vạn những lý lẽ cương thường đạo lý cần phải học thì từ xa xưa, ông cha ta đã đặc biệt lựa chọn sự giao tiếp, ứng xử “Học ăn, học nói, học gói, học mở” trở thành điều ưu tiên số một. Những tiếng lòng vọng về từ một thời xưa cũ ấy nói cho chúng ta biết được rằng, con đường sự nghiệp hay rộng hơn thế nữa là đường đời có thành công hay thất bại đều được quyết định bởi kỹ năng giao tiếp.

Là một người sinh ra và lớn lên trong một gia đình vốn nghề nông chân chất, từ nhỏ Bích Phượng đã được cha mẹ dạy rằng, giàu có không được tính bằng tiền tài địa vị mà nó được đo bằng cách mà con người ta sống và đối xử với nhau. Thiết nghĩ, chúng ta không thể trưởng thành một cách toàn diện chỉ bằng “gác tía son vàng” mà điều quan trọng hơn hết đó là cách người ta gắn kết với nhau như thế nào để tạo dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trải qua những năm tháng rèn luyện trưởng thành, Phượng đã dần hiểu điều răn dạy quý giá ấy và xác định được rằng, kỹ năng giao tiếp sẽ là chiếc chìa khóa vàng để chúng ta mở ra cánh cửa của tất thảy sự thành công – thành công trên đường đời và thành công cả trong sự nghiệp. Khao khát góp một chút sức lực nhỏ bé của mình để làm đẹp cho đời, Bích Phượng sẽ sẻ chia đến độc giả những suy nghĩ sâu xa về giao tiếp trong cuộc sống cũng như bí quyết giúp bạn có thể sử dụng giao tiếp như một thứ vũ khí lợi hại để tìm thấy thành công trong sự nghiệp của mình và tim viec hiệu quả nhất!

Vậy, điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu hiểu đó chính là bản chất sâu xa của giao tiếp.

1. Hiểu sâu hơn về kỹ năng giao tiếp

Dựa vào phát ngôn của giới khoa học, giao tiếp  hay kỹ năng trong giao tiếp chính là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong tổ hợp các kỹ năng mềm (trong tiếng anh là soft skills)mà con người nên “bắt buộc” cần phải có cũng như với kỹ năng sống, kỹ năng quan sát, kỹ năng nói, kỹ năng giải quyết vấn đề,... Nói một cách thực tế hơn, kỹ năng được dùng trong các hoạt động giao tiếp chính là một tập hợp bao gồm toàn bộ yếu tố như quy tắc, cách ứng xử, nghệ thuật cho đến lối đối đáp giữa người với người. Nếu như có thể vận dụng khéo léo và thuần thục các kỹ năng đó, ắt hẳn cuộc giao tiếp của chúng ta sẽ đạt được hiệu quả như mong đợi.

Thế nào là kỹ năng giao tiếp

Câu cụ của người xưa "nói ra hoa ra ngọc" đã thể hiện rằng, kỹ năng truyền đạt thông điệp không chỉ đơn thuần là một phương tiện kết nối mọi người với nhau qua các vấn đề hoặc câu chuyện, mà còn là một loại hình nghệ thuật. Những người “dụng tâm hữu ý” ắt sẽ biết cần làm gì để tìm ra và vận dụng đúng bản chất nghệ thuật có trong kỹ năng giao tiếp để đưa cuộc giao tiếp của mình thành công và đạt được đúng mục đích giao tiếp.

Vậy nên thay vì hiểu một cách quá sơ sài rằng giao tiếp chỉ trò chuyện, trao đổi với nhau thì tôi và bạn nên hiểu đó là nghệ thuật. Chúng ta sẽ phải trở thành những người nghệ sĩ thực thụ mới có thể thấu hết các giá trị mà nghệ thuật giao tiếp mang lại. Vậy làm thế nào để biến mình trở thành người nghệ sĩ của cuộc giao tiếp? Đó là vấn đề mà chúng ta sẽ cùng nhau lý giải ở những nội dung bên dưới, ngay sau khi bạn hiểu thật chính xác và rõ ràng tầm quan trọng của kỹ năng trong hoạt động giao tiếp bạn nhé!

>> Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì

2. Bạn có biết kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng như thế nào trong công việc?

Vốn dĩ giao tiếp là thuật ngữ chỉ hoạt động diễn ra thường nhật và liên tục, nó chính là chiếc cầu nối giữa người nói và người nghe. Bất kể lúc nào, hoàn cảnh nào giao tiếp cũng sẽ thực hiện vai trò kết nối ấy, và khi nói riêng đến môi trường việc làm của chúng ta, giao tiếp sẽ tham gia vào việc xây dựng hoặc phá vỡ các mối quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp.

Các Mác đã từng nói rằng, con người chính là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội mà trong đó các môi quan hệ xã hội lại được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp. Vậy nên nếu không giao tiếp khéo léo, chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng nhận ra các mối tổng hòa này có được gắn kết chặt chẽ với nhau hay không. Đó là lý do vì sao chúng ta lại coi giao tiếp là cả một nghệ thuật và phải thừa nhận rằng, kỹ năng giao tiếp nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công việc và nhiều hoạt động sống khác.    

Từ bao đời nay cái chuyện học ăn học nói vốn đã ngầm được quy ước trở thành điều kiện tiên quyết để xây dựng nên hệ thống các chuẩn mực trong nền văn hóa. Dù bạn ở trời Tây hay trời Ta, ở nơi có nền văn hóa mở hay quá đỗi khắt khe đi chăng nữa thì giao tiếp vẫn giữ nguyên một giá trị, đó là giá trị quyết định sự thành công hay thất bại của các mối quan hệ và mở rộng hơn nữa, giao tiếp còn là chiếc thước đo thiên cổ cho sự nghiệp của con người đi được bao xa.

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong công việc

Trong môi trường doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp hay còn gọi là communication skills được thể hiện mọi lúc mọi nơi và luôn đòi hỏi con người phải thể hiện một cách chuyên nghiệp từ lời nói, cử chỉ, cách cử xử giữa đồng nghiệp với nhau, từ cấp quản lý cho đến bậc nhân viên. Sợi dây gắn kết và tạo ra một khối đại đoàn kết trong doanh nghiệp chính là cách mà người ta vận dụng sự giao tiếp có chuyên nghiệp hay không.

Quả chẳng sai khi người ta ví von rất hay rằng:

“ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

“Tiếng dịu dàng dễ nghe” ấy chính là cách chúng ta vận dụng hiệu quả nghệ thuật giao tiếp để tự mình gây dựng nên thương hiệu và hình ảnh cho chính cá nhân mình để tạo nên vẻ đẹp trong mắt người khác. Bạn hãy thử hình dung xem, trong một doanh nghiệp mà tất cả các nhân viên đều là “người khôn” như thế, khi đó chẳng phải doanh nghiệp của bạn chính là một khối thống nhất của biết bao giá trị tốt đẹp và uy tín trong mắt khách hàng và đối tác hay sao!

Có lẽ bàn về tầm quan trọng của giao tiếp không có lời lẽ nào có thể giới hạn hết. Tất cả mọi thứ bạn nên biết về nó chỉ cần ngắn gọn như vậy thôi – “lời lẽ tử tế chính là điệu nhạc của thế gian” và quyền lực mà lời nói có thể tạo ra là vô biên. Bạn hãy thật khéo léo để tận dụng sức mạnh này vào trong cuộc sống và trong chính công việc của mình để luôn chạm tới những ranh giới mà bạn mong đợi. Muốn vậy, việc học hỏi nghệ thuật sẽ trở thành điều cần thiết hơn bao giờ hết.

>>> Mẹo hay để làm việc hiệu quả và thành công trong công việc mà bạn không thể bỏ qua, tìm hiểu thêm qua bài viết Cách vượt qua chính mình để trở thành người thành công!

3. Để rèn luyện và trau dồi kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả, chúng ta cần gì?

Không ai có thể phủ nhận giá trị hiệu quả mà kỹ năng giao tiếp mang đến cho con người. Tôi nhớ có ai đó từng nói rằng: Người khéo ăn khéo nói sẽ có cả thiên hạ này. Vâng sự diễn tả có phần phóng đại ấy lại đang nói lên một thực tế rằng, giao tiếp chính là chìa khóa của mọi sự thành công, nhất là thành công trong công việc. Nhưng không phải ai cũng biết cách giao tiếp hiệu quả để “có được cả thiên hạ”  cho đến khi bạn đọc được những chia sẻ của Bích Phượng dưới đây, tôi tin chắc, nhiều người sẽ chậc lưỡi mà rằng “thì ra, để giao tiếp khéo léo cũng đơn giản đến như vậy” nhưng chính những điều đơn giản thế ấy chẳng mấy người quan tâm để ý trong cuộc sống thường ngày.

Ngay dưới đây, Bích Phượng sẽ bật mí cho bạn một vài bí quyết hay để rèn luyện kỹ năng giao tiếp đạt hiệu quả nhất và nắm bắt trọn vẹn thành công trong công việc của mình bạn nhé!

3.1. Từ lắng nghe đến thấu hiểu, lời nói dễ đi vào trái tim

Học cách lắng nghe là điều cần thiết nhất để có được cuộc giao tiếp thành công. Việc lắng nghe không chỉ là chuyện nghe đơn thuần để biết về nội dung được nói tới mà nó còn là câu chuyện nghe như thế nào và nghe theo cách nào, quan trọng hơn là bạn có thể nghe được những thông điệp gửi gắm trong lời nói đó hay không.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Vậy thì để xác định chính xác dụng ý lời nói của đối phương và đảm bảo không có bất cứ sự nhầm lẫn nào xảy ra thì tốt hơn hết, bạn hãy tập trung lắng nghe xem họ nói điều gì thay vì cứ chăm chăm suy nghĩ xem phải nói gì với họ tiếp theo. Có như vậy, bạn mới nắm được chắc chắn thông điệp chính xác mà đối phương mang tới. Điều này cực kỳ quan trọng trong kinh doanh khi giao tiếp với khách hàng và đối tác. Nếu không tập trung nghe họ nói, bạn sẽ chẳng bao giờ biết được khách hàng, đối tác của mình mong muốn điều gì. Vậy thử hỏi, nguyên tắc “khách hàng là thượng đế” liệu có đang được thực hiện đúng với giá trị của nó thể hiện hay không? Luôn tôn vinh khách hàng như những người thượng đế tôn quý ấy vậy mà những tâm tư, thông điệp mà họ mong muốn bạn lại chẳng hề hay biết. Đây quả thực là một thiếu sót lớn trong quá trình giao tiếp.

>> Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm là gì

3.2. Giao tiếp bằng cm xúc

Ẩn sau một cuộc trò chuyện thông thường, có thể là cuộc đối thoại giữa bạn với đồng nghiệp hay giữa bạn với khách hàng hoặc với sếp luôn chất chứa những cảm xúc khó diễn tả thành lời. Nếu như bỏ qua yếu tố cảm xúc trong giao tiếp có nghĩa là chúng ta đang làm lãng phí chính cuộc giao tiếp đó và thời gian dành cho cuộc giao tiếp. Bạn có biết, giao tiếp cũng sẽ mang tới cho con người những bài học quý giá, nhất là bài học nhìn người. Bởi thế mà nếu đến với cuộc giao tiếp bằng thái độ bâng quơ, ngoài việc bạn không nắm bắt được tinh thần của cuộc trò chuyện đó mà đồng thời còn tự biến mình trở thành một con rối trong câu chuyện của chính mình hay của những người khác.

Không ai ưa nghe những lời vu vơ không rõ ràng, cũng chẳng ai muốn nói chuyện với một người có thể hiểu lầm hoặc biến tấu ý kiến của họ. Vậy nên, nếu không muốn trở thành đối tượng khiến đồng nghiệp phải “kiệm lời” thì tốt nhất bạn nên học ngay cách giao tiếp bằng chính ngọn nguồn của cảm xúc.

Bài học về kỹ năng giao tiếp này thực chất chẳng hề khó. Chỉ cần bạn luôn cố gắng thông cảm trước những khó khăn mà đồng nghiệp chia sẻ và khơi gợi những mặt tích cực trong họ thì chắc chắn bạn chẳng những giúp họ đi qua được khó khăn trước mắt mà còn tạo cho chính mình một cơ hội được rèn luyện kỹ năng giao tiếp đạt đến trình độ nghệ thuật và bài học về sự thấu cảm. Khi tạo ra được niềm tin cho người khác, bạn sẽ tự tạo niềm vui cho bản thân mình và sẽ được nhiều người ủng hộ trên con đường sự nghiệp mà đang đi.

>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp

4. Đôi lời tản mạn – kỹ năng giao tiếp nên là một nghệ thuật!

Còn vô vàn những điều muốn nói nhưng có lẽ những gì mà Bích Phượng muốn kết đọng lại nhất trong tâm tưởng của bạn đọc đó chính là việc phải làm sao để chúng ta có thể tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp bằng chính những lời hay ý đẹp. Ở bất cứ đâu, lời nói cũng có sức mạnh tựa như gươm như giáo, nó có thể trở thành vũ khí giúp con người chiếm lĩnh mọi thành công nhưng đồng thời, nó cũng sẽ là mũi đao chọc thủng mọi sự cố gắng của bạn.

Vận dụng kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc

Trong công việc, nếu không khéo léo trong ứng xử và không biết kỹ năng giao tiếp thực sự là một nghệ thuật thì có lẽ bạn sẽ chẳng thể tiến đến sự thành công. Có thể bạn là người nhận thức việc cần làm rất nhanh nhưng điều đó không khẳng định bạn là người thông minh nếu như chính bạn không tự tin về kỹ năng giao tiếp của mình. Bởi lẽ, người thông minh sẽ biết rằng cần phải học cách hỏi hợp lý, cách nghe chăm chú và cách trả lời thông minh và ngừng nói khi không còn gì nữa.  

Có vô vàn những cách hay để đạt đến nghệ thuật trong kỹ năng giao tiếp, mỗi người sẽ lựa chọn những cách riêng phù hợp với chính mình. Với riêng Bích Phượng, những chia sẻ trên chính là cách riêng mà Phượng cho là phù hợp với con người, phong cách của bản thân để giao tiếp hiệu quả. Đó cũng chính là bí quyết mà lâu nay đã dẫn lối  giúp tôi, giúp bạn và nhiều người khác đến với thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Tôi rất mong chờ những lời chia sẻ của bạn đọc, những người có cùng suy nghĩ như tôi rằng – kỹ năng giao tiếp cần là một nghệ thuật. Sự sẻ chia của bạn và tôi sẽ góp phần lan tỏa những thông điệp hay nhất về bài học giao tiếp để chúng ta cùng nhau tạo nên một cộng đồng văn hóa ứng xử tuyệt vời và nắm bắt trọn vẹn thành công trên con đường sự nghiệp bằng chính những bài học về kỹ năng giao tiếp ấy.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;