Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thung lũng silicon là gì và những điều có thể bạn chưa biết!

Tác giả: Hồng Nguyễn

Ngày cập nhật: 10/08/2021

“Thung lũng silicon” có lẽ là cái tên còn khá xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên đối với giới công nghệ thông tin thì đây lại là nơi mà bất cứ ai cũng muốn đặt chân tới một lần trong đời. Vậy hiểu thung lũng silicon là gì? Cơ hội dành cho những start – up Việt Nam tại thung lũng silicon như thế nào? Cùng theo dõi những thông tin thú vị qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thung lũng silicon là gì?

“Thung lũng silicon” hay còn được gọi là “Silicon Valley” – là thung lũng điện tử chỉ những khu thương mại công nghệ cao với các công ty hàng đầu về công nghệ đột phá, sáng tạo như Apple, Google, Facebook, Netflix. Thung lũng silicon nằm ở khu vực phía Bắc của California, phía Nam vùng vịnh San Francisco tại Mỹ.

Thung lũng silicon gồm có bộ phận phía Bắc của lung lũng Santa Clara và một số các cộng đồng xung quanh miền Nam bán đảo San Francisco cùng vịnh Đông. Địa phận của thung lũng kéo dài khoảng từ Menlo Park và Fremont tại Vịnh Đông xuống đi qua San Jose và điểm trung tâm của của nó là ở khoảng Sunnuvale ở California.

Thung lũng silicon là gì
Thung lũng silicon là gì?

Điểm nổi bật nhất tại thung lũng silicon chính là có số lượng các công ty, tập đoàn về công nghệ thành lập cũng như đặt trụ sở chính tại đó. Thuật ngữ này xuất hiện từ năm 1970 và chỉ sự phát triển của các khu vực và áp dụng công nghệ vào bóng bán dẫn silicon, sử dụng trong hầu hết các bộ vi xử lý hiện đại. Đây là một trong những khu vực giàu có nhất trên thế giới và được biết đến như một trung tâm đổi mới về công nghệ toàn cầu.

Tính đến nay, đã có rất nhiều các công ty nổi tiếng được thành lập và phát triển mạnh mẽ tại thung lũng silicon, phải kể đến chính là Alphabet ( Google), Chevron, Systems, Apple, Facebook,... Tính đến năm 2019, đã có gần 40 công ty trong danh sách Fortune 1000 có trụ sở chính đặt tại thung lũng silicon.

2. Tại sao thung lũng silicon lại phát triển như vậy?

2.1. Thung lũng silicon – miền đất hứa của dân IT

Thung lũng silicon - miền đất hứa của dân IT
Thung lũng silicon - miền đất hứa của dân IT

Thung lũng silicon được xem như miền đất hứa dành cho ngành công nghệ thông tin với những tên tuổi hàng đầu trên thế giới về công nghệ cao như: Adobe Systems, Apple Computer, Cisco Systems, Google, Facebook,... Tại đây, bạn sẽ được trả mức lương vô cùng hậu hĩnh nếu có trình độ và khả năng đáp ứng được những yêu cầu về công nghệ thông tin, những itwork khủng, đó cũng chính là điều mà giới IT đặc biệt quan tâm. Cụ thể, bạn có thể xem Instagram, thâm nhập vào thị trường với nhóm nhân viên chỉ với 13 người, một nửa trong số đó chính là các nhà phát triển sản phẩm, tạo ra các ứng dụng để chia sẻ với mọi người những hình ảnh đơn giản và sau đó Facebook đã mua lại với muwacs giá là 1 tỉ USD vào năm 2012. Một minh chứng nữa chính là WhatsApp với 32 kỹ sư xây dựng nên các ứng dụng về gửi tin nhắn, và điều đó cũng được Facebook mua lại với mức giá lên đến gần 20 tỉ USD vào năm 2014. Đây chính là lý do các phần mềm này luôn được săn đó hiện nay tại thung lũng silicon và tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty, tập đoàn lớn. Tuy nhiên, vấn đề không phải họ muốn chiếm lấy thị phần mà lại chính là việc tuyển dụng những nhân viên xuất sắc, có trình độ với mức lương lên đến sau con số (tính bằng đơn vị USD), kèm theo đó là rất nhiều các chính sách hỗ trợ, học bổng,... hấp dẫn dành cho những ai làm việc tại đây.

2.2. Thung lũng silicon là tiêu chuẩn hình thành các hạt giống công nghệ

Với sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của nền tảng công nghệ, đã tạo ra sự bùng nổ lớn tại thung lũng silicon. Tính đến năm 2000, chỉ có khoảng hơn 400 triệu người trên thế giới truy cập vào Internet, tuy nhiên đến nay con số đó đã vượt qua ngưỡng hơn 3 tỷ người. Thực tế, Internet đã, đang và sẽ là một phần trong đời sống của tất cả mọi người và ngành công nghệ đã có hơn 40 năm bùng nổ, phát triển mạnh mẽ, tạo nên sức ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội toàn thế giới. Tuy nhiên, khi công nghệ bùng nổ và phát triển ở mọi nơi nhưng chưa có nơi nào đạt được tiêu chuẩn về trí tuệ và kinh nghiệm cũng như tiền bạc như tại thung lũng silicon. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng giá trị mà các công ty, tập đoàn công nghệ ở đây đã đạt tới con số hơn 3 nghìn tỷ USD. Chính vì vậy, đâu chính là tiêu chuẩn để hình thành nên các hạt giống về công nghệ và là niềm khát khao mãnh liệt của giới IT từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thung lũng silicon - tiêu chuẩn hình thành các hạt giống
Thung lũng silicon - tiêu chuẩn hình thành các hạt giống công nghệ

Có thể thấy, công nghệ là lĩnh vực đang dần soán ngôi và vươn lên vị trí được quan tâm nhiều nhất của các bạn trẻ hiện nay. Đây cũng là điều tất yếu bởi thực chất, nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang ngày càng di chuyển và phát triển theo hướng công nghệ hiện đại. Do đó, không chỉ với những bạn mới tốt nghiệp mà ngay cả những bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề, môi trường học tập cũng cần phải xem xét thật kỹ lưỡng để có thể chọn cho mình một ngành học cũng như môi trường học tập phù hợp nhất.

3. Cơ hội nào cho start – up Việt Nam tại thung lũng silicon hiện nay?

Việc tạo cũng như nắm bắt cơ hội được phát triển bản thân tại thung lũng silicon – miền đất hứa dành cho dân công nghệ thông tin là điều bất cứ ai cũng mong muốn và khát khao có được của tất cả mọi người trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và để có thể phát triển được tại thị trường của Mỹ, các start – up Việt Nam bên cạnh việc cần hỗ trợ những kỹ năng, hiểu biết về đặc thù của môi trường thì còn cần phải được kết nối với mạng lưới trong khu vực. Vậy cơ hội nào dành cho các start – up Việt Nam ở thung lũng silicon hiện nay?

3.1. Đưa start – up Việt Nam tiếp cận với quốc tế

Để có thể tiến xa hơn và chạm đến thung lũng silicon, trước hết cần phải đưa start – up Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với quốc tế. Và trong ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia – Techfrst Vietnam diễn ra vào năm 2018 tại thung lũng silicon – Mỹ đã có khoảng 200 trí thức, chuyên gia và các nhà đầu tư, các đại diện quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo giữa hai nước cùng trao đổi, thảo luận và tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, làm bàn đạp giúp start – up Việt Nam có cơ hội được vươn xa hơn đến với môi trường làm việc tại thung lũng silicon.

Và đây cũng chính là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình làm việc tại Mỹ dưới sự dẫn dắt ông Trần Văn Tùng – thứ tưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Việt Nam. Trước đó, đoàn cũng đã làm việc trực tiếp với nhiều đối tác quan trọng tại đây để có thể kết nối mạng lưới quốc tế cho start – up Việt Nam, mở ra cơ hội được làm việc và phát triển tại thung lũng silicon.

3.2. Kết nối hệ sinh thái thung lũng silicon – Việt Nam

Cơ hội dành cho start - up Việt Nam tại thung lũng silicon
Cơ hội dành cho start - up Việt Nam tại thung lũng silicon

Cũng tại ngày hội khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, diễn đàn kết nối hệ sinh thái thung lũng silicon đã diễn ra – nơi để các đại diện, nhà đầu tư quan trọng giữa hai nước có thể trao đổi với nhau, thảo luận về những cơ hội phát triển và kết nối giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ đó tạo điều kiện để phát triển và đầu tư cho hệ sinh thái này.

Theo nhận định của các chuyên gia trên thị trưởng tại Mỹ thì các start – up Việt Nam không chỉ cần hỗ trợ để trau dồi, tích lũy thêm những kỹ năng chuyên môn cũng như đặc thù về môi trường làm việc tại thung lũng silicon mà còn cần phải được kết nối các mạng lưới trong toàn khu vực thì mới có thể dễ dàng đi đến thỏa thuận hợp tác giữa đôi bên. Tại đây, đại diện của Việt Nam cũng đã đưa ra những đề xuất cho Việt Nam để có thể thúc đẩy sự phát triển của thung lũng silicon và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư lớn, chuyên gia chất lượng trên thế giới về Việt Nam. Từ đó, cũng mở ra nhiều cơ hội có các start – up Việt Nam mở rộng phạm vi, quy mô và tầm ảnh hưởng của mình trên thế giới.

4. Kinh nghiệm start – up tại thung lũng silicon

4.1. Phần mềm đang dần “ăn thịt” thế giới

Thực tế có thể thấy, phần mềm đúng là đang dần dần đi sâu và “ăn thịt” thế giới. Chúng ta khó có thể sống nếu thiếu đi Internet hay các ứng dụng công nghệ trong thời đại hiện nay. Và phần mềm đang dần phá vỡ đi cũng như định dạng lại hoàn toàn mô hình cạnh tranh của hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực trên thế giới. Vậy câu hỏi đặt ra cho các start – up hiện nay là liệu có cần thiết phải chiêu mộ ngay những lập trình viên máy tính có kiến thức chuyên môn, trình độ cao, hiểu biết sâu rộng trong một lĩnh vực nào đó hay là đi tìm kiếm một nhà đồng sáng lập? Câu trả lời là nên tìm một người có đủ trình độ và khả năng chuyên môn để cùng sáng lập công ty và định hướng sự phát triển đó theo một mục tiêu nhất định. Và chắc chăn rằng, chỉ những người có hiểu biết về lĩnh vực cũng như nhìn thấy được tương lai của chúng ra sao mới quyết định đầu tư và phát triển.

4.2. Niềm đam mê hay sự thất bại sớm?

Niềm đam mê hay sự thất bại
Niềm đam mê hay sự thất bại?

Với khối lượng công việc của ngành công nghệ thông tin nói chung và tại môi trường thung lũng silicon nói riêng thì chắc chắn rằng sẽ không có khái niệm làm việc 40 giờ / tuần hay cân bằng được công việc với cuộc sống. Để có thể khởi nghiệp tại đây thì bạn sẽ phải đánh đổi rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí là làm việc 24/7 cũng như đối mặt với vô vàn những thử thách khắc nghiệt. Do đó, nếu muốn thành công, điều chắc chắn là phải có niềm đam mê, yêu công việc thì mới có thể vượt qua được những trở ngại, nguy hiểm trong quá trình gây dựng sự nghiệp.

4.3. Start – up không thể phát triển nếu thiếu vốn

Hầu hết nguyên nhân khiến các start – up hiện nay rơi vào thất bại chính là thiếu vốn. Thực tế nếu bạn chỉ đầu tư và khởi nghiệp bằng chính số vốn mình có thì rất khó để đạt đến thành công, không đủ nguồn vốn thì chắc chắn sẽ không thể tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô của doanh nghiệp được. Minh chứng rõ nhất chính là đa số các công ty, doanh nghiệp kể cả các tập đoàn lớn như Facebook, WhatsApp,... khi mới bắt đầu thành lập cũng đều phải dựa vào vốn đóng góp từ các thành viên cùng với việc kêu gọi đầu tư từ bên ngoài mới có thể phát triển được như ngày hôm nay.

4.4. Trải nghiệm của người dùng là điều quan trọng nhất

Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của mọi người trong đời sống xã hội. Quan tâm đế trải nghiệm của người dùng chính là điều rất quan trọng để tạo ra động lực phát triển cũng như gắn kết và mang lại khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình. Và đây cũng chính là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho các tên tuổi lớn hiện nay như Iphone, Uber, Tivo,...

4.5. Muốn phát triển, phải tạo ra sự khác biệt

Khác biệt là chìa khóa mở cửa thành công
Khác biệt là chìa khóa mở cửa thành công

Có một điều chắc chắn rằng bạn sẽ không thể thành công nếu như chọn đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực mà đã có quá nhiều người lựa chọn nhưng lại không mang đến những nét độc đáo, riêng biệt. Bạn không thể cho ra mắt một phần mềm ứng dụng giống với các phần mềm trước đó và đòi hỏi mọi người phải bỏ ra một số tiền lớn tương tự để mua và sử dụng ứng dụng chưa chắc đã tốt hơn. Việc khởi nghiệp đã là một khó khăn khá lớn khi thương hiệu cũng như sự uy tín chưa cao, chưa mang lại cho người dùng sự an tâm, tin tưởng. Do đó, nếu bạn cũng lại xuất phát với một điều quá quen thuộc, không có sự khác biệt thì chắc chắn sẽ không thể mang đến sự thành công và mở rộng quy mô phát triển được.

Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ thung lũng silicon là gì cũng như cơ hội và kinh nghiệm dành cho start – up tại đây. Hy vọng đây sẽ là những thông tin thú vị và hữu ích dành cho các bạn trong việc lựa chọn và theo đuổi đam mê của bản thân nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý