Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thương thuyết là gì? Chân dung người thương thuyết giỏi như nào?

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Ngày cập nhật: 08/07/2021

Thương thuyết là gì mà lại có vai trò quan trọng trong cuộc chiến thảo luận và thương lương đến vậy? Bạn đã bao giờ phải thương thuyết với chính bản thân mình chưa? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết để có được toàn bộ câu trả lời về nghệ thuật thương thuyết nhé!

1. Lý giải thương thuyết là gì?

Khi sống trong môi trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay thì mỗi kỹ năng đều giúp bạn thành công trong công việc, chuyện làm ăn. Và nghệ thuật thương thuyết, chiếm vị trí rất quan trọng đối với kết quả của mỗi cuộc thảo luận, đàm phán giữa nhà kinh doanh với đối tác kinh doanh, hay đôi khi chỉ là sự tranh luận giữa những ý kiến bất đồng. Thậm chí là trong chính bản thân bạn, mỗi khi phải đấu tranh vấn đề gì đó cũng cần phải có sự trợ giúp của thương thuyết để thuyết phục bản thân mình nên nghe theo lý trí hay con tim. Vậy nghệ thuật thương thuyết là gì?

Lý giải thương thuyết là gì?
Lý giải thương thuyết là gì?

Thực ra, thương thuyết được hiểu rất đơn giản, là kỹ năng tối quan trọng, được các nhà kinh doanh, nhà lãnh đạo sử dụng thường xuyên để đưa tình thế của cuộc họp, cuộc thương lượng nghiêng về phía của mình. Hoặc trong một cuộc làm ăn bạn dễ dàng tạo ấn tượng và thu hút sự quan tâm của đối tác, khách hàng thông qua kỹ năng thương thuyết. Hiểu một cách đơn giản hơn, thì thương thảo là kỹ năng được hội tụ đầy đủ cả khả năng thuyết phục, đọc vị người đối diện rồi kết hợp với tư duy, sự sáng tạo để đưa ra những hướng xử lý, giải quyết sao cho để đi đến được một thỏa thuận nhất định giữa những người có liên quan.

Có thể nói rằng, thương thuyết là thuộc nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao, nhưng không phải ai sinh ra cũng tự nhiên mà được sở hữu kỹ năng này, chúng ta cũng hoàn toàn có thể rèn luyện được. Thông tin này sẽ được gợi ý trong phần nội dung bên dưới nhé.

>> Tham khảo thêm: Đạo đức kinh doanh là gì

2. Chân dung của một người thương thuyết giỏi được vẽ bởi yếu tố nào?

Bạn đã từng nghe đến câu “khi ta muốn thì ta tìm cách, khi không muốn ta sẽ tìm lý do” chưa? Bạn có biết rằng đằng sau mỗi hành động hay cử chỉ của mình đều được xây dựng dựa trên cảm tính (trái tim) và lý trí (não bộ), đôi khi chúng ta cần phải đấu tranh để đưa ra quyết định.

Khi lý trí của mình muốn hành động một điều gì đó trái ngược với cảm tính thì khi đó não bộ sẽ “biện minh” ra đủ lý do để cảm tính phải nghe theo lý trí. Dù cũng có trường hợp cảm tính đã chiến thắng lý trí, nhưng điều đó chiếm bao nhiêu phần trăm? Câu trả lời vẫn nằm ở khả năng thương thuyết của lý trí hoặc cảm tính của mỗi người. Vậy chúng ta cùng vẽ chân dung của một nhà thương thuyết tài ba, lý trí luôn chiến thắng được cảm tính nhé!

Chân dung của một người thương thuyết giỏi được vẽ bởi yếu tố nào?
Chân dung của một người thương thuyết giỏi được vẽ bởi yếu tố nào?

2.1. Sự nhẫn nại, kiên nhẫn

Những chuyên gia đàm phán đình đám toàn cầu chỉ ra rằng, sự kiên nhẫn có thể sẽ cùng bạn đến được cái đích mà mình muốn. Khi bạn giải quyết mọi vấn đề bằng sự nóng vội thì kết quả nhận được sẽ khó được như ý muốn, một người thương thuyết thành công luôn là người kiên nhẫn xác định vấn đề và tìm hiểu được tâm lý của người đối phương. Từ đó để đưa ra những hướng giải quyết cũng như xử lý được vẹn đôi đường các tình huống đàm phán trong kinh doanh cũng như trong đời sống.

2.2. Luôn đặt niềm tin vào bản thân của mình

Một nhà thương thuyết tài ba là một người luôn biết mình ở đâu, và phải tin tưởng chính mình trước khi lấy được sự tin trưởng của người khác. Vậy nên, mọi vấn đề được đưa ra đều cần được xuất phát từ chính niềm tin của mình, biết cách điều tiết cũng như làm chủ của buổi đàm phán đề đi đến cái kết viên mãn hơn. Vận dụng kinh nghiệm thất bại và thành công của mình để dẫn dắt cuộc đàm phán, để rồi mang lại lợi ích cho cả hai bên.

>> Xem thêm: Vai trò của giao tiếp trong kinh doanh

2.3. Tư duy sáng tạo

Nếu bạn đã hiểu được phần nào về “Nghệ thuật thương thuyết là gì?” thì có lẽ cũng đã phần nào hiểu được rằng ngoài việc nhìn ra được vấn đề thì một người giỏi thương thuyết cũng cần phải đưa ra được những hướng giải quyết cũng như xử lý hoàn hảo và tối ưu nhất đối với cả hai phía.

Chân dung của một người thương thuyết giỏi
Chân dung của một người thương thuyết giỏi

2.4. Sẵn sàng “vươn mình ra chiến trường”

Mỗi cuộc đàm phán là một chiến trường, cần phải thực chiến thì mới biết được mỗi cuộc chiến đều cần vận dụng đến những tư duy logic và sự sáng tạo khác nhau để đưa ra được những hướng giải quyết phù hợp nhất. Từ đó những kinh nghiệm mới được hình thành và giúp bạn vượt qua được mọi “súng đạn” của thương trường kinh doanh đầy khắc nghiệt.

Việc làm quản trị kinh doanh tổng hợp

3. Vậy làm thế nào để trở thành một nhà thương thuyết trăm trận trăm thắng?

Từ trước đến nay người Trung Hoa và người Do Thái luôn nổi tiếng giỏi giao thương, buôn bán là nhờ vào tố chất thương thuyết của họ. Nhưng người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay với bản chất cần cù, chịu khó nên những thủ thuật thương thuyết cũng đã được rèn luyện công phu. Nên khi thời đại kinh tế mở cửa hội nhập đa quốc gia như hiện nay, thì các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sme, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã có nhiều cơ hội được tiếp cận cũng như giao thoa nhiều nền kinh tế và phong cách kinh doanh hơn. Nên nhiều doanh nghiệp cũng dần khẳng định được vị thế trên trường đua xuất nhập khẩu và nâng cao được khả năng thương thuyết của mình. Vậy bạn có muốn được tôi luyện kỹ năng để trở thành một nhà thương thuyết tài ba không?

3.1. Xây dựng sự tin tưởng với đối phương

Để thành công khi thương thuyết cũng giống như việc bạn phải xây dựng một bức tường thành kiên cố về chính sự uy tín của bạn vậy. Khi giao tiếp với người tin tưởng mình bao giờ cũng dễ dàng hơn nhiều so với một người xa lạ còn hoài nghi về những lời nói, hành động của bạn. Vậy nên, không hề thừa nếu như bạn khiến cho đối phương tin tưởng mình.

Vậy làm thế nào để trở thành một nhà thương thuyết trăm trận trăm thắng?
Xây dựng sự tin tưởng với đối phương

Và để làm được điều này thì bạn cần phải tìm được điểm tương đồng với người đối diện để dễ tiếp cận. Đồng thời vận dụng được “nói có sách mách có chứng”, nghĩa là mọi lời nói ra đều cần phải thể hiện được những căn cứ có thực, được xác minh rõ ràng. Điều này khá lợi thế với những bạn có kiến thức sâu rộng, sẽ dễ ứng biến và cung cấp thông tin hơn khi được đối phương đặt câu hỏi ngược lại.

3.2. Duy trì mục tiêu của cuộc đàm phán, thương lượng

Cũng giống như việc bạn đi tìm việc làm, bạn cần phải thể hiện được rõ mục tiêu nghề nghiệp thì kết quả mới thực sự thỏa mãn được bản thân của mình. Và trong quá trình thương lượng cũng vậy, nếu bạn không xác định trước được mục tiêu cũng như kết quả tối thiểu cần đạt được thì thật khó để thương thuyết thành công. Vậy nên, hãy xác định mục tiêu và cố gắng duy trì được mục tiêu đó cho đến cuối của cuộc thương thảo.

Tuy nhiên việc này cũng cần phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, nên khi này mới cần sử dụng đến kỹ năng thương thuyết. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, thì cần phải dựa vào tình hình của cuộc thảo luận, phải phân tích từ nhiều hướng và hai mặt của vấn đề (mặt được và mặt mất) để đặt ra mục tiêu ít hơn.

>> Xem thêm: Thương vụ là gì

3.3. Luôn quan tâm đến lợi ích của người đối diện

Thương thuyết là biết Tạo tính khẩn cấp và cảm giác khan hiếm rồi đòn bẩy thuyết phục
Luôn quan tâm đến lợi ích của người đối diện

Thương thuyết là gì? Là kỹ năng giúp bạn chinh phục mọi cuộc thảo luận để thu về được lợi ích về mình. Nhưng Win – win (đôi bên cùng có lợi), cũng chính là cái đích mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng mong muốn đến được sau mỗi cuộc thương thảo, tuy nhiên để làm được điều này thì các chuyên gia cũng chia sẻ rằng, cần phải nắm rõ được lợi ích của người đối diện. Bởi khi không ai mong muốn nhận phần thiệt về mình và mình cần xác định được lợi ích mà đối phương mong muốn để đưa ra được hướng xử lý thích hợp nhất. Vậy nên, hãy lắng nghe thật nhiều và đừng nói nhiều khi chưa thực sự hiểu được đối phương.

Việc làm quản trị kinh doanh tại Hà Nội

3.4. Nắm mấu chốt nội dung công việc trước khi chuyển sang chủ đề khác

Là một nhà thương thuyết tài ba sẽ không thể thiếu được kỹ năng này, cần phải làm chủ được buổi đàm phán, thương lượng. Và điều tiết được cái đích cũng như mong muốn mà mình đang có hướng đến, khi đó bạn vừa dễ khiến cho đối phương lung lay về sự kiên quyết của mình vừa có thể cho nội dung đàm phán được thống nhất.

Tốt nhất, để rèn luyện được kỹ năng này thì bạn nên tóm tắt cũng như note lại những vấn đề mấu chốt của nội dung đã được thỏa thuận trước đó rồi mới sang chủ đề khác. Chính vì vậy, đến cuối của cuộc thương lượng bạn vẫn có thể nói lên chính xác những gì đã được thỏa thuận và đối phương cũng sẽ tin tưởng hơn vào bạn.

3.5. Tạo tính khẩn cấp và cảm giác khan hiếm rồi đòn bẩy thuyết phục

Người thương thuyết là người biết sử dụng đòn bảy thuyết phục
Người thương thuyết là người biết sử dụng đòn bảy thuyết phục

Một trong những nghệ thuật bán hàng mà không phải ai cũng biết. Chúng ta cùng nhau liên tưởng đến một ví dụ, khi bạn đến một cửa hàng thời trang và chiếc áo đó chỉ còn một nhưng bạn vẫn còn phân vân vì giá cả của nó hơi cao so với tài chính cho phép của mình. Nhưng bạn lại gặp đúng với nhân viên bán hàng kinh nghiệm dày dặn, họ sẵn sàng tư vấn bạn rằng chiếc áo đó là hàng độc, phiên bản giới hạn để tác động đến mặt tâm lý muốn sở hữu đó của bạn.

Khi người bán hàng đó cảm nhận được sự lung lay trong bạn, thì sẽ quyết định “tung chiêu” cuối cùng rằng chiếc áo đó sẽ không được sản xuất nữa, nghĩa là không về thêm nữa đâu nếu không mua luôn thì sẽ không còn cơ hội nào khác để mua áo đó nữa. Rồi chỉ sau vài phút bạn đã quyết định “quẹt thẻ”.

Như vậy đồng nghĩa với việc người bán hàng đó đã vận dụng rất tốt kỹ năng thương thuyết, biết cách đánh vào tâm lý của khách hàng bằng cách tạo cảm giác khan hiếm và nghệ thuật đòn bẩy thuyết phục trong bạn. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào cũng nên vận dụng kỹ năng này, bạn cần phải lựa chọn “thời thế để tung chiêu” nhé.

Việc làm nhanh

Với những kinh nghiệm về “thương thuyết là gì?” được chia sẻ ở trên có lẽ các bạn cũng đã tự tin và có nhiều động lực hơn để trở thành một nhà thương thuyết đầy tài ba!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý