Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thương vụ nghĩa là gì? Những thương vụ phổ biến ở một số lĩnh vực

Tác giả: Nguyễn Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 31 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Thương vụ là gì? Đây là thuật ngữ dùng riêng cho lĩnh vực kinh tế và được sử dụng khá nhiều bởi các nhà kinh doanh làm ăn buôn bán lớn. Cùng tìm hiểu về thương vụ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thương vụ là gì? Ý nghĩa của từ thương vụ

1.1. Thương vụ là gì?

Thương vụ là gì? Ý nghĩa của từ thương vụ
Thương vụ là gì? Ý nghĩa của từ thương vụ

Nhiều người vẫn luôn băn khoăn hay chưa biết đến khái niệm của thương vụ, cụ thể là ý nghĩa và bản chất của nó. Vậy hãy để chúng tôi giải thích giúp bạn nhé!

Thương vụ được hiểu là một khái niệm của lĩnh vực chuyên ngành kinh tế, chỉ những vụ làm ăn buôn bán có giá trị và có quy mô rất lớn đổ lên, thậm chí có thể lên đến vài trăm hay vài nghìn tỷ. Tuy nhiên, cụm từ thương vụ cũng có thể được hiểu ở một khía cạnh khác chính là công việc liên lạc kinh tế với nước sở tại. Thế nhưng, nghĩa thứ 2 của từ thương vụ lại được sử dụng rất ít và ít hơn so với ý nghĩa là vụ làm ăn buôn bán lớn.

Bản chất của 1 thương vụ xuất phát từ nhu cầu trao đổi làm ăn giữa bên mua và bên bán, bên đầu tư và bên tìm kiếm đầu tư, sau một cuộc thương lượng và thỏa thuận để đi tới sự thống nhất, 2 bên đã hình thành nên 1 thương vụ có giá trị và quy trách nhiệm về cả 2 bên.

Người tìm việc

>> Xem thêm: Thương thuyết là gì

1.2. Ý nghĩa của thương vụ trong các lĩnh vực

Xét về khái niệm thương vụ, chúng ta phần nào cũng đã làm rõ được ý nghĩa của 1 thương vụ đối với các bên. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi sẽ xét về các lĩnh vực đi kèm với ý nghĩa của từng thương vụ nhé!

1.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế

Thương vụ chắc hẳn sẽ mang nhiều ý nghĩa đối với lĩnh vực kinh doanh, kinh tế hơn là những lĩnh vực khác bởi ngay từ xuất phát cái khái niệm đã cho thấy đây là 1 vụ làm ăn liên quan tới lời nhuận, lợi ích, căn bản là có sự xuất hiện của đồng tiền giữa hai bên, có thể là bên mua và bên bán, bên đầu tư và bên nhận đầu tư.

Chính vì vậy, 1 thương vụ bất kỳ trong lĩnh vực kinh tế sẽ có những ý nghĩa sau đây:

  • Đối với bên A (có thể là bên bán, bên tiếp nhận đầu tư): sẽ là người khơi gợi 1 thương vụ xuất phát từ nhu cầu của chính mình nhiều hơn là bên B. Họ phải thể hiện ra rằng họ có những gì, có thể đem đến những lợi ích gì cho bên B, cần gì và mong muốn từ bên B. Do tính chất là bên cần nhiều hơn nên thường bên A là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần số vốn và lao động cũng như các yếu tố khác như công nghệ, chiến lược,…
  • Đối với bên B (có thể là bên mua, bên đầu tư): ngược lại với bên A, bên B chủ yếu sẽ là những đối tượng có tiền và đang mong muốn sử dụng số vốn mà mình có để đem đi đầu tư và giúp cho các doanh nghiệp khác cùng phát triển. Bên B thường là các doanh nghiệp lớn hoặc là những cá nhân có vị trí đứng vững chắc trên thị trường, có nhiều mối quan hệ và có nhiều vốn đầu tư

1.2.2. Trong lĩnh vực ngoại thương

Mặc dù thương vụ có thể liên quan đến lĩnh vực kinh tế rất nhiều, song đối với khái niệm thương vụ được xét giữa các quốc gia về công việc liên lạc kinh tế và đặt trụ sở tại đất nước sở tại thì nó lại liên quan khá nhiều với lĩnh vực ngoại thương. Đây được coi là mối quan hệ giữa nước bạn và nước sở tại trong việc thông báo, liên lạc kinh tế giữa các nước với nhau. Vì vậy, đối với lĩnh vực ngoại thương, thương vụ cũng góp phần gắn kết các nền kinh tế lại với nhau.

Cần tìm việc làm

1.2.3. Trong các lĩnh vực khác

Đối với một số lĩnh vực khác, có thể là những lĩnh vực ngầm phi pháp thì người ta cũng hay sử dụng tới cụm từ “thương vụ” để chỉ những vụ làm ăn buôn bán lớn nhưng lại phi pháp và vi phạm tới pháp luật. Ví dụ như những thương vụ làm ăn buôn bán liên quan tới các chất kích thích cấm tại Việt Nam như ma túy, cần sa,… hay các vụ liên quan tới bài bạc, vũ khí, buôn bán người, nội tạng,…

Những thương vụ làm ăn phi pháp như này cần phải có sự tham gia của chính phủ và nhà nước nhằm đưa ra các biện pháp ngăn chặn và các chế tài đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện các thương vụ phi pháp này.

2. Thực trạng các thương vụ tại Việt Nam

Thực trạng các thương vụ tại Việt Nam
Thực trạng các thương vụ tại Việt Nam

Các thương vụ làm ăn buôn bán hợp pháp hiện nay xuất hiện và ngày càng có xu hướng mở rộng hơn trên các thị trường kinh tế tại Việt Nam. Song, bên cạnh những vụ làm ăn thương vụ hợp pháp thì cũng có những thương vụ làm ăn bất hợp pháp hay phi pháp mà cần phải lên án và đưa ra các mức chế tài hợp lí.

Trước hết, về những thương vụ làm ăn hợp pháp. Hiện nay, có nhiều người cá nhân và tổ chức doanh nghiệp lớn sẵn sàng đầu tư và sử dụng số vốn của mình để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ hơn và những người kinh doanh có quy mô nhỏ, thậm chí là các cá nhân. startup mới bắt đầu tham gia vào quá trình kinh doanh. Minh chứng rõ nhất chính là các chương trình thực tế về các thương vụ làm ăn ngày càng xuất hiện nhiều trên các tivi, hay các tờ báo tạp chí thời kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế mà nhắc đến các thương vụ làm ăn lớn, có giá trị cao, chúng ta khó có thể bỏ qua các cái tên như Shark Bình, Shark Phú, Shark Linh, Shark Hưng cùng rất nhiều những cái tên doanh nhân nổi tiếng khác trong giới kinh doanh hiện nay.

Việc làm giám đốc kinh doanh

Họ sẵn sàng đem số vốn của mình để đầu tư và hỗ trợ cho các startup hoặc những công ty, doanh nghiệp nhỏ đang muốn phát triển đi lên và đương nhiên, họ cũng sẽ tìm kiếm được nguồn lợi không ít từ các thương vụ bạc tỷ đó. Vì mục đích chính của các giao dịch là tìm kiếm nguồn lợi đã được thống nhất dựa trên các thỏa thuận giữa hai bên, bên A và bên B như đã được nêu ở trên.

Thế nhưng, bên cạnh những thương vụ bạc tỷ đem lại rất nhiều các nguồn lợi cho đôi bên, thậm chí là có vai trò đóng góp và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn thì lại tồn tại những thương vụ làm ăn phi pháp, bất hợp pháp vì liên quan tới việc buôn bán, kinh doanh các mặt hàng, hàng hóa, dịch vụ bị cấm tại Luật của Việt Nam như ma túy, vũ khí, chất cháy nổ, người, thực vật, động vật quý hiếm,…

Vì vậy, chính phủ cần phải tìm các biện pháp răn đe, đưa ra các mức chế tài nghiêm khắc để xử phạt các thương vụ làm ăn phi pháp như này.

>> Xem thêm: Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay

3. Cách để thực hiện một thương vụ có giá trị dành cho các startup

Nếu bạn đang là một cá nhân hay một tổ chức, một nhóm người có dự định và mong muốn khởi nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào: kinh doanh cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cộng đồng xã hội,… thì bạn cũng cần tới 1 thương vụ với số vốn lớn để tạo đà bước tiếp một cách tốt nhất. Vậy, làm thế nào để tìm kiếm được 1 thương vụ có giá trị và biến nó thành 1 thương vụ thành công? Cùng tìm hiểu nhé!

 Cách để thực hiện một thương vụ có giá trị dành cho các startup
 Cách để thực hiện một thương vụ có giá trị dành cho các startup

3.1. Tìm kiếm các nguồn đầu tư lớn

Việc đầu tư khi bạn hay nhóm bạn của bạn có tinh thần khởi nghiệp, hay startup, chính là bạn cần phải tìm kiếm được các nguồn đầu tư lớn. Dẫu biết rằng bất kỳ bạn nào khi muốn khởi nghiệp cũng sẽ có 1 số vốn nhất định, tuy nhiên, việc quay vòng vốn cũng như tìm kiếm được lợi nhuận rất ít, từ đó dẫn tới việc bạn thành công với dự án startup của chính mình mất rất nhiều thời gian và khó có thể thực hiện được. Chính vì vậy, việc đầu tiên mà các bạn cần làm chính là tìm kiếm các nguồn đầu tư lớn cho bản thân mình, vừa là cách tìm kiếm những số vốn lớn, vừa có người giàu kinh nghiệm chỉ bảo, hướng dẫn và tích lũy được kinh nghiệm cho chính mình.

Một số hình thức tìm kiếm đầu tư lớn mà bạn có thể tham khảo chính là”

  • Tìm kiếm thông qua các mối quan hệ thân thiết của mình như bạn bè, bố mẹ, người thân, người quen biết,…
  • Tìm kiếm thông qua các chương trình thực tế lớn như Shark Tank
  • Tìm kiếm thông qua con số 0: đó là tìm kiếm thông qua các doanh nghiệp khác hoặc những cá nhân kinh doanh đơn lẻ

3.2. Chuẩn bị kế hoạch, chiến lược hoàn hảo

Việc tiếp theo mà bạn cần phải làm chính là phải chuẩn bị kế hoạch, chiến lược startup một cách hoàn hảo nhất có thể để có thể trình bày, thể hiện ý tưởng kinh doanh hoặc tình trạng hoạt động của doanh nghiệp của bạn có đem lại lãi hay lỗ, có khả năng phát triển đi lên hay không, có phù hợp với nhu cầu thực tế tiêu dùng hiện nay hay không,…

Đây chính là bước rất quan trọng để 1 nhà đầu tư quyết định đi đến 1 thương vụ kinh doanh thành công với bạn đó.

Việc làm trưởng phòng kinh doanh

>> Xem thêm: Tự kinh doanh riêng là gì

3.3. Thực hiện các thỏa thuận

Sau đó, các startup cần phải thực hiện các thỏa thuận về lợi ích đôi bên với các nhà đầu tư sao cho hợp lí nhất và được họ đồng ý. Vì vậy, bạn cần phải thực hiện được bước tiếp theo.

3.4. Thuyết phục các nhà đầu tư

Đó chính là thuyết phục được các nhà đầu tư đồng ý đầu tư và hỗ trợ cho bạn mà làm sao, ý tưởng của bạn không bị lãnh phí, không bị thiệt thòi mới là điều các bạn cần phải làm được. Việc thực hiện 1 thương vụ không hề dễ dàng, đó là lí do tại sao 10 người tới kêu gọi vốn đầu tư thì chỉ có 1-2 người được chấp nhận đầu tư bởi họ có ý tưởng kinh doanh sáng tạo, độc đáo, hợp thời cùng 1 bản kế hoạch hoàn hảo.

3.5. Kết thúc một thương vụ

Kết thúc một thương vụ mà điều cuối cùng các startup mong muốn có được đó chính là sự thành công. Vì vậy, bạn cần phải làm ngay từ bước đầu tiên để có được 1 thương vụ kết thúc trong thành công.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;