Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Giải mã] Điều kiện kinh doanh là gì và những thông tin liên quan

Tác giả: Cao Thị Ninh Giang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 23 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Để bắt đầu kinh doanh một lĩnh vực nào đó, các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ không thể không tìm hiểu về điều kiện kinh doanh cùng những thông tin pháp lý. Vậy, điều kiện kinh doanh là gì? Có bao nhiêu ngành nghề thuộc nhóm cần điều kiện kinh doanh? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Kiếm việc làm

1. Giải đáp: điều kiện kinh doanh là gì? 

Trong chế độ pháp định của đất nước ta, để chủ thể kinh doanh có thể bắt đầu cung ứng các sản phẩm dịch vụ ra thị trường cần có những điều kiện nhất định. Điều kiện kinh doanh được hiểu là những yêu cầu của pháp luật đưa ra với các chủ thể kinh doanh. Các điều kiện kinh doanh thường bao gồm: 

Giải đáp: điều kiện kinh doanh là gì?
Giải đáp: điều kiện kinh doanh là gì? 

- Về giấy tờ: Giấy phép kinh doanh/ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh/ giấy phép hoạt động: đây là loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và ra quyết định cấp phát. Loại giấy tờ này có thời hạn nhất định và phải được chủ doanh nghiệp ra hạn định kỳ theo yêu cầu từ cơ quan nhà nước.

Ví dụ: doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn cần phải được cấp phép từ cơ quan thẩm định an toàn vệ sinh thực phẩm, sở công thương, cơ quan hành pháp cấp xã, phường,...

- Về các tiêu chuẩn xã hội, pháp luật: mỗi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hoạt động khác nhau sẽ có những điều kiện và quy chuẩn xã hội pháp luật khác nhau. Nhưng thông thường các doanh nghiệp kinh doanh sẽ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, quy định phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông,... 

Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và bộ máy Chính phủ là 3 cơ quan lập pháp sẽ xây dựng những tiêu chuẩn và điều kiện về giấy tờ cũng như quy định xã hội pháp luật cho mỗi ngành nghề dựa trên sự phát triển của ngành nghề và những đòi hỏi cải cách từ người tiêu dùng và sự phát triển của công nghệ, đời sống hiện đại. Các hộ kinh doanh dù là cá thể nhỏ lẻ hay tập đoàn, tổ chức đều phải dựa trên những văn bản hành pháp quy định của các cơ quan ban ngành kể trên. Trong trường hợp vô tình hoặc cố ý không chấp hành đúng chủ trương của các cơ quan này thì các đơn từ, giấy tờ liên quan đều không có hiệu lực. 

Gợi ý: Danh mục cẩm nang kinh doanh tại đây!

2. Các giấy tờ cần có trong điều kiện kinh doanh

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các giấy tờ trong điều kiện kinh doanh nhé. 

2.1. Giấy phép kinh doanh đóng vai trò như thế nào trong điều kiện kinh doanh? 

Giấy phép kinh doanh là giấy tờ hành chính hành pháp do các cơ quan có thẩm quyền được nhà nước cấp phép xét duyệt cho các doanh nghiệp, cá thể kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh thuộc những lĩnh vực pháp luật được ta quy định. Doanh nghiệp, cá thể có giấy phép kinh doanh sẽ có thẩm quyền tiến hành các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ nói chung. Đây là giấy tờ các doanh nghiệp bắt buộc phải có khi tham gia hoạt động kinh doanh hợp pháp. 

Giấy phép kinh doanh đóng vai trò như thế nào trong điều kiện kinh doanh?
Giấy phép kinh doanh đóng vai trò như thế nào trong điều kiện kinh doanh? 

Trong nhiều trường hợp với những ngành nghề và dịch vụ mang tính nhạy cảm, giấy phép kinh doanh cũng sẽ có những điều khoản, hạng mục hạn chế kinh doanh để chủ thể quản lý doanh nghiệp có những biện pháp, hành động chỉnh lý đúng mực. Hiện nay 4 lĩnh vực được quy định giấy phép là công thương, giao thông vận tải, nông nghiệp và thông tin - truyền thông. 

Với từng ngành nghề khác nhau, giấy phép kinh doanh sẽ bao hàm những nội dung về yêu cầu và quy định khác nhau mà các cá nhân và tổ chức cần nắm được để chấp hành đúng pháp luật. Các hoạt động đầu tư liên quan đến doanh nghiệp và cá thể kinh doanh cũng phải dựa trên những quy định này để xét duyệt. Sau khi kết thúc kỳ hạn trong giấy phép, doanh nghiệp bắt buộc phải gia hạn giấy phép kinh doanh nếu vẫn muốn tiếp tục làm việc trong lĩnh vực đó. Đối với những doanh nghiệp không đủ điều kiện được cấp hoặc gia hạn giấy phép kinh doanh, các cơ quan có thẩm quyền phải gửi văn bản phúc đáp đầy đủ có rõ lý do từ chối. 

Giấy phép kinh doanh sẽ được Sở kế hoạch đầu tư và phát triển xét duyệt
Giấy phép kinh doanh sẽ được Sở kế hoạch đầu tư và phát triển xét duyệt

Giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ phải đăng ký tại sở kế hoạch đầu tư của tỉnh thành phố bạn muốn lập văn phòng đại diện cho công ty và đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày đăng ký chứng nhận doanh nghiệp phải chuẩn bị đủ giấy tờ đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ xin đăng ký kinh doanh. Kết thúc quá trình đăng ký doanh nghiệp có thể xin đăng ký giấy phép thành lập công ty.

Ví dụ: 

Bạn muốn mở công ty kinh doanh mặt hàng bánh xà phòng handmade tại tỉnh Hà Nam, bạn cần làm thủ tục nộp hồ sơ kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam. Đội ngũ cán bộ của Sở sẽ có trách nhiệm kiểm tra xác minh giấy tờ của bạn để từ đó cấp giấy phép kinh doanh

Trong trường hợp bạn chỉ mở hộ kinh doanh cá thể (ví dụ: cửa hàng kinh doanh mặt hàng bánh xà phòng handmade) việc đăng ký kinh doanh sẽ đơn giản hơn. Bạn chỉ cần cung cấp các giấy tờ hồ sơ cho các phòng kinh tế thuộc quận huyện nơi bạn đặt địa chỉ kinh doanh. Trong vòng 4 ngày làm việc, chúng tôi sẽ xác nhận kinh doanh của bạn. 

2.2. Chứng chỉ hành nghề trong điều kiện kinh doanh

Bên cạnh giấy phép kinh doanh, một số vị trí trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề để được tiến hành làm việc. Đây là loại giấy tờ nhằm xác nhận trình độ chuyên môn của người lao động. 

Giấy chứng nhận hành nghề tùy theo lĩnh vực kinh doanhĐiều này sẽ mang lại nhiều lợi ích về nhân sự cho doanh nghiệp thông qua việc thiết lập các quy định pháp luật và trình độ học vấn riêng. Một số vị trí yêu cầu chứng chỉ hành nghề bao gồm: 

Chứng chỉ hành nghề trong điều kiện kinh doanh
Chứng chỉ hành nghề trong điều kiện kinh doanh

- Chứng chỉ hành nghề của các cấp bậc quản trị: giám đốc, quản lý, giám sát… 

- Chứng chỉ về mặt chuyên môn của các cấp bậc quản trị.

- Các bộ phận, ban ngành trong doanh nghiệp dựa theo quy định của thể chế pháp luật hiện hành phải có chứng chỉ hành nghề.

Việc làm nhân viên kinh doanh

3. Những điều kiện kinh doanh khác doanh nghiệp cần lưu ý

3.1. Điều kiện về vốn pháp định của doanh nghiệp và một số lệ phí

Vốn pháp định là một trong những điều kiện cần thiết của các ngành nghề, lĩnh vực yêu cầu doanh nghiệp phải có uy tín, trách nhiệm và đảm bảo về tình hình tài chính doanh nghiệp và tài sản cũng như cơ sở vật chất lớn.

Điều kiện về vốn pháp định của doanh nghiệp và một số lệ phí
Điều kiện về vốn pháp định của doanh nghiệp và một số lệ phí

Đây là cách các cơ quan hành pháp nước ta đảm bảo các doanh nghiệp khác khi giao dịch với doanh nghiệp đăng ký có thể an tâm về nguồn vốn và năng lực hoạt động cũng như đảm bảo được lợi ích tối thiểu của doanh nghiệp trong thời gian đầu tư, hợp tác.

Tìm hiểu: Lĩnh vực kinh doanh là gì?

3.2. Một số điều kiện kinh doanh khác 

Ngoài hai loại giấy tờ đã nêu ở phần hai bài viết, rất nhiều doanh nghiệp khi muốn tham gia kinh doanh ở một lĩnh vực sẽ cần văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc của chủ sở hữu doanh nghiệp và các nhân sự cấp lãnh đạo tại doanh nghiệp đó để đảm bảo hoạt động vận hành của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của ngành nghề và xã hội. 

Một số điều kiện kinh doanh khác
Một số điều kiện kinh doanh khác

Chủ sở hữu doanh nghiệp cũng cần có thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để bắt đầu kinh doanh để mời gọi thêm nhiều nhà đầu tư cùng chung tay phát triển doanh nghiệp. Các cá nhân tham gia đầu tư cũng sẽ cần những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh doanh và pháp lý trước khi tham gia đầu tư. Cùng với đó dựa trên các văn bản quy định từ nhà nước những doanh nghiệp muốn đầu tư, các tổ chức sẽ phải xin cấp những giấy tờ chứng minh tài chính, hoạt động doanh nghiệp nói chung. 

Mong rằng bạn đọc đã có thêm nguồn tư liệu và thông tin để hiểu rõ hơn điều kiện kinh doanh là gì sau khi đọc bài viết trên của chúng tôi. Cùng theo dõi trang blog timviec365.vn để hiểu hơn về các bí mật công sở, mẹo phỏng vấn, hướng dẫn xây dựng các biểu mẫu phục vụ công việc… và nhiều bài viết hấp dẫn khác nhé.

Điểm mạnh, điểm yếu trong CV ngân hàng

Điểm mạnh, điểm yếu là một trong những phần được đánh giá khó viết nhất khi xây dựng CV ngân hàng. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” - câu châm ngôn được cha ông ta răn dạy sẽ được phát huy như thế nào trong bản CV? Cùng đọc bài viết dưới đây để giải mã nhé. 

Điểm mạnh, điểm yếu trong CV ngân hàng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;