Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tiên trách kỷ hậu trách nhân là gì? Trách mình có trách người?

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 09 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhắc đến ca dao tục ngữ thì có lẽ ông cha ta có cả một kho gồm vô vàn các câu nói đủ mọi lĩnh vực cũng như phản ánh được mọi mặt của đời sống hiện nay. Và một trong số đó thì “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” có lẽ là câu mà đã có rất nhiều bạn đã từng được nghe đến. Vậy, hiểu Tiên trách kỷ hậu trách nhân là gì? Câu nói này muốn nhắn nhủ điều gì tới chúng ta? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Hiểu “Tiên trách kỷ hậu trách nhân là gì?”

Trước khi tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của câu nói trên thì ta có thể hiểu một cách đơn giản về mặt từ ngữ của câu nói này. “Tiên” có ý nghĩa là trước, “kỷ” có ý nghĩa là bản thân, là chính mình, “hậu” là sau và “nhân” có nghĩa là người.

Tiên trách kỷ hậu trách nhân
Tiên trách kỷ hậu trách nhân

Thông qua việc giải thích về mặt từ ngữ trên thì ta có thể hiểu “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” ở đây chính là việc khi gặp một vấn đề gì đó có thể là trong công việc, trong các mối quan hệ xung quanh thì trước khi trách móc hay đổ lỗi cho người khác thì hãy nên xem xét và nhìn nhận về bản thân mình trước đã. 

Thực tế, xét về mặt ý nghĩa, câu nói này hoàn toàn không hề sai. Công việc không thuận buồm xuôi gió, chúng ta thất bại, điều này đầu tiên chính là phải trách bản thân mình vì đã chuẩn bị không kỹ lưỡng, chưa thực sự dồn công sức vào trong công việc. Bởi cho dù có những điều gì hay nhân tố nào tác động vào sau đó khiến cho mọi chuyện không thuận lợi thì chỉ có thể trách bản thân mình chưa thực sự bao quát được mọi việc mà thôi.

Mục đích mà ông cha ta nói ra câu này, có lẽ là để khuyên nhủ cũng như răn dạy con cháu đời sau phải biết nhìn nhận lại chính bản thân mình trước tiên khi gặp vấn đề không tốt, rồi sau đó mới hãng suy nghĩ và đánh giá những người khác có liên quan. Tức là thay vì trực tiếp đổ lỗi cho người khác tại sao bản thân không thử nhìn lại chính mình xem mình đã thực sự làm đúng và làm tốt hay chưa. Nếu bản thân chưa thực sự tròn trách nhiệm thì liệu có đủ căn cứ để trách hay không?

Hiểu như thế nào?
Hiểu như thế nào?

Đây thực sự là một câu nói, một lời khuyên, một bài học mà bất cứ chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ phải suy ngẫm. 

Tham khảo thêm: Cám dỗ là gì? Cách vượt qua cám dỗ trong cuộc đời

2. Khi việc đổ lỗi cho người khác đã trở thành một thói quen

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hiện nay chúng ta đang quá quen với việc đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác mà quên đi rằng chính bản thân mình có lẽ là nhân tố chính gây ra hậu quả đó. Nếu như hồi bé, bạn vấp vào đồ chơi do mình bày ra, bạn ngã, lúc này các bà các mẹ sẽ vội vàng chạy lại xuýt xoa và “đánh chừa” món đồ chơi, “đánh chừa” cái sàn nhà đã làm bạn đau. Từ đó, dần dần vô tình bạn nhìn nhận mọi chuyện đều không phải lỗi của mình, vì thế, với bạn mọi thứ đều là “trách nhân” mà thôi.

Thế nhưng, bây giờ bạn đã trưởng thành, là chàng trai, cô gái có công ăn việc làm, có suy nghĩ và có quyền tự quyết định bản thân mình. Vậy, liệu bạn cũng sẽ “đánh chừa” tất cả những người, những điều khiến bạn vấp ngã, thất bại như hồi bé hay sao? Như vậy, liệu bạn có thực sự trưởng thành? Có thực sự là một người tài giỏi và có năng lực? Hay chỉ là một con người chỉ biết đổ lỗi cho người khác khi không thể hoàn thành nhiệm vụ?

Đổ lỗi trở thành thói quen
Đổ lỗi trở thành thói quen

Thế nhưng, có lẽ, việc thừa nhận bản thân mình sai không phải là điều mà ai cũng có thể làm cũng như thừa nhận một cách khẳng khái được. Bạn là một leader, bạn dẫn dắt một team và rồi team của bạn không đạt chỉ tiêu, bị sếp khiển trách. Bạn sẽ quay lại nạt nhân viên của mình, mắng nhiếc họ và đổ lỗi cho họ vì đã không làm tốt công việc của mình hay là nhẹ nhàng nói chuyện, hỏi vấn đề của các thành viên là gì và rồi tự bản thân mình suy nghĩ lại những điều được chia sẻ đó? 

Thực tế thì khi làm việc nhóm, nếu như thất bại hay thành công thì người leader bao giờ cũng sẽ được lôi ra nói đầu tiên. Vì thế, thay vì trách cứ khiến mọi người mệt mỏi và căng thẳng thì hãy nên trách bản thân mình tại sao không hướng dẫn và sát sao công việc với các thành viên của mình hơn. Vì cho dù thế nào thì bạn cũng vẫn sẽ là người cần chịu trách nhiệm tất cả mà thôi.

Nhất là khi việc trách cứ và đổ lỗi cho người khác khiến bạn thực sự bị quấn trong một vòng luẩn quẩn. Hãy thực sự nghĩ xem liệu việc “trách nhân” có thực sự khiến bạn cảm thấy thoải mái và trở nên tốt hơn? Nếu như gặp một sự việc mà bạn không có ai để đổ lỗi và trách cứ thì bạn sẽ như thế nào?

Bạn có thực sự thoải mái
Bạn có thực sự thoải mái?

Đây sẽ là một câu hỏi mà bạn cần đặt ra cho chính bản thân mình và chỉ có bạn mới thực sự có thể đưa ra được câu trả lời chính xác mà thôi.

Tìm hiểu thêm: Muốn thành công hãy tìm kiếm những sai lầm

3. Tự xem xét bản thân giúp bạn tăng giá trị cho chính mình?

“Tiên trách kỷ hậu trách nhân” quả thực là một bài học, một câu nói mà bạn phải luôn ghi nhớ và khắc ghi ở trong đầu. “Trách kỷ” là rất tốt, nhìn nhận bản thân mình, thấy mình sai ở đâu thì bạn sẽ có thể biết được mình cần phải thay đổi, phải sửa chữa ở chỗ nào. Như vậy, bạn mới có thể phát triển hơn nữa, cả về năng lực cũng như nhân cách, đạo đức của bản thân giống như câu nói của Bác Hồ “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. 

Tự nhìn lại chính bản thân mình, đó là cách sẽ giúp bạn có thể bình tĩnh và suy nghĩ vấn đề một cách sáng suốt hơn. Đồng thời, đây cũng sẽ là cơ hội giúp bạn có thể tự giải quyết được khó khăn của mình. Bạn tự vấn lại bản thân, cảm nhận từ chính trong sâu thẳm tâm hồn mình, và tự hỏi rằng: “Mình thực sự đã làm gì? Điều này có tác động gì đến kết quả đó? Và những người khác đã có sự đóng góp ra sao?” 

Nhìn nhận bản thân?
Nhìn nhận bản thân?

Với điều này, bạn sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều bởi vì bạn đã tìm ra được nguyên nhân của chính mình, điều này khiến bạn không còn cảm thấy muộn phiền nữa. Mà thay vào đó chính là một động lực cho những sự thay đổi một cách tích cực hơn. 

Sâu xa hơn thì bạn có thể nghĩ tới vấn đề phê bình và tự phê bình vẫn được triển khai trong các cuộc họp tổng kết. Việc phê bình được thực hiện khá tốt và có thể nói là phê bình một cách chính xác. Thế nhưng vấn đề tự phê bình lại còn khá hạn chế. Trong khi, tự phê bình mới là điều cốt lõi bạn cần nhận thức và tìm hiểu ở chính mình để có thể trở thành một phiên bản hoàn hảo và toàn diện hơn.

Việc tự suy xét lại bản thân cũng như những vấn đề xảy ra với mình giúp bạn có thể tránh cho việc đổ lỗi cũng như trách cứ người khác một cách oan uổng, đồng thời, giúp bạn có thể dùng cái tâm thiện lành của mình để đối xử với những người khác. Như vậy, bạn chắc chắn có thể thanh thản hơn trong chính tâm hồn mình, thoát được vòng luẩn quẩn oán trách cũng như có thể phát triển với hướng tích cực nhất bằng cách thay đổi những thói, quen, hành vi chưa thực sự đúng của mình.

Tăng giá trị bản thân?
Tăng giá trị bản thân?

Tăng giá trị cho chính bản thân mình, tức là bạn cần biết nhìn nhận vấn đề ở chính mình, sau đó mới tính đến những vấn đề hay yếu tố bên ngoài tác động đến nó. Bởi mọi chuyện xảy ra với bạn, dù là may mắn hay thất bại, thì điều đó hoàn toàn do bạn tạo nên và bạn đóng vai trò chủ đạo. Khi biết “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, bạn đã phần nào trở thành một người xứng đáng để người khác ngưỡng mộ, nể phục cũng như là một người có giá trị về nhân cách.

CV xin việc

4. Tiên trách kỷ, hậu có nên trách nhân?

Nhìn nhận vấn đề ở chính mình là tốt, nhưng sau đó, liệu có nên trách nhân? Bạn trách cứ bản thân mình xong rồi nên bạn quay ra ăn vạ làng xóm giống như Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao hay sao?

Nói như vậy không có nghĩa câu nói của ông cha ta “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” là sai. Mà thực tế thì việc trách kỷ là điều nên làm, còn việc trách nhân sau đó có thực sự cần thiết hay không? 

Có nên trách nhân?
Có nên trách nhân?

“Trách nhân” có thực sự giúp thay đổi kết quả của cục diện vấn đề? Khi mọi thứ đã được định đoạt và đi đến hồi kết, bạn tự nhìn nhận lại lỗi lầm ở bản thân mình thế rồi bạn lại tiếp tục quay ra “trách nhân” để rồi tình cảm tan vỡ chỉ vì những câu trách vô ý? Thực tế thì việc “trách” ở đây chỉ thực sự phù hợp với bản thân mình mà thôi, bởi “trách” sẽ thường đi theo là “móc”, liệu những lần sau bạn cứ “trách” rồi lại “móc” lại những vấn đề cũ? Tại sao không thay việc “trách” ấy bằng những lời dặn dò, khuyên nhủ cũng như một sự hướng dẫn tận tình và sát sao hơn để vấn đề đó không bị lặp lại lần sau trong những trường hợp tương tự?

Nếu như bạn thực hiện được điều đó thì với bạn, trong những trường hợp lần sau đó, việc trách cứ người khác không còn là điều mà bạn quan tâm cũng như chú ý hay muốn thực hiện nữa. Bởi việc “trách kỷ” giúp bạn có thể phát triển toàn diện hơn, “trách nhân” đôi khi lại khiến bạn gặp những vấn đề đau đầu hơn rất nhiều. Và thay vì “trách nhân” thì hãy là những lời tâm sự và sự hướng dẫn kỹ càng sẽ đem lại một hiệu quả tích cực hơn rất nhiều. 

Là một người toàn vẹn thì bạn cần biết trách kỷ, như vậy là rất tốt. Còn với việc trách nhân, thực sự là không cần thiết. Giống như Menis Yousry - Tiến sĩ tâm lý học nổi tiếng đã viết trong cuốn sách “Tìm lại chính mình” của mình: “Những người luôn đổ lỗi cho người khác là những người không bao giờ thành công, bởi bạn sẽ không thể biết mình thất bại ở điểm gì để lần sau còn rút kinh nghiệm.” Thực sự điều này rất đúng, bởi khi bạn lựa chọn việc đổ lỗi cho người khác thì đồng nghĩa với việc bạn “từ chối” cho mình cơ hội để phát triển theo hướng tích cực hơn.

Có thực sự cần thiết?
Có thực sự cần thiết?

Ai trong đời cũng sẽ đều phạm những sai lầm của riêng mình. Thế nhưng, điểm khác biệt giữa những người thành công và thất bại đó chính là việc biết tự nhận lỗi của chính mình hay không. Những người thành công khi gặp thất bại họ luôn cho rằng đó là tại mình và mình chưa thực sự tốt nên dẫn đến điều này. Đây là một sự khác biệt hẳn về cách suy nghĩ cũng như hành vi giữa người sẽ có thể vươn tới những chân trời mới và người chỉ có thể ngồi mãi ở đáy giếng mà thôi.

Hơn hết, việc tự nhận lỗi và trách nhiệm ở chính mình còn cho thấy bạn là một người can đảm khi dám thừa nhận lỗi lầm. “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”, biết tự nhìn nhận những sai lầm ở bản thân là một sự dũng cảm để bạn thay đổi chính mình, có một thói quen và văn hóa ứng xử văn mình hơn. Và đặc biệt, đó cũng sẽ là một cơ hội mới được mở ra cho sự dũng cảm mà bạn đã có được.

Chiến thắng chính mình
Chiến thắng chính mình

“Tiên trách kỷ hậu trách nhân” có lẽ sẽ là một bài học đáng để các bạn suy ngẫm và tự nhìn nhận lại chính mình mỗi khi nhắc tới câu nói này. Mong rằng, với những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu được Tiên trách kỷ hậu trách nhân là gì và qua đó có thể hình thành cho mình một văn hóa ứng xử cũng như một thói quen văn minh, tốt đẹp hơn. Việc phát triển bản thân trở thành những phiên bản tốt hơn mỗi ngày là điều mà ai cũng mong muốn, vì thế, đừng từ bỏ cơ hội thay đổi chính mình chỉ vì mải mê “trách nhân” hay “hờn dỗi” và “đổ lỗi”với những điều xung quanh mình nhé!

Bí quyết giúp người lãnh đạo quản lý nhân viên khó tính

Chắc chắn bạn sẽ phải khó chịu dài dài với những nhân viên có tính cách phức tạp, cứng đầu. Nếu như bạn không chỉ rõ vấn đề cho họ thấy, họ sẽ tiếp tục cư xử không đúng với bạn và với công việc. Với cương vị là một quản lý, bạn cần thay đổi điều này. Vì vậy hãy học ngay những cách sau để quản lý nhân viên khó tính.

Bí quyết giúp người lãnh đạo quản lý nhân viên khó tính

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý