Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tìm hiểu chi tiết nhất về bản mô tả công việc thủ quỹ

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bản mô tả công việc thủ quỹ sẽ trở thành căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng tuyển được đúng người phù hợp. Khi ở vai trò ứng viên, tìm hiểu thông tin mô tả công việc thủ quỹ cũng sẽ giúp bạn tìm việc làm hiệu quả hơn vì hiểu được mong muốn của nhà tuyển dụng và cố gắng chuẩn bị đầy đủ mọi thứ theo những gì bản mô tả đã đưa ra.

1. Những thông tin cơ bản nhất liên quan đến vị trí việc làm thủ quỹ

Thủ quỹ - họ là ai? Nếu là một người am hiểu Hán Việt thì chắc chắn không khó để phân tích rạch ròi hàm ý trong từ ngữ này. Tuy nhiên, vì là một vị trí công việc đã quá quen thuộc đối với tất cả mọi người cho nên ngày nay, người ta dễ dàng tiếp nhận được rằng, thủ quỹ chính là người chuyên đảm đương, phụ trách về khoản tài chính trong doanh nghiệp. Họ sẽ kiểm soát tất cả các hoạt động, các vấn đề thu chi trong hoạt động của công ty. Một số nhiệm vụ cơ bản mà mỗi người nhân viên thủ quỹ ở bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ đảm đương đó chính là : kiểm tra các phiếu thu – chi, giao các liên thu – chi, ký xác nhận, tạm ứng tiền cho cá nhân và bộ phận để phục vụ cho các hoạt động của công ty, sau đó lưu trữ lại tất cả các giấy tờ, biên lai liên quan tới những hoạt động vừa liệt kê.

Thông tin cơ bản nhất liên quan đến vị trí việc làm thủ quỹ
Thông tin cơ bản nhất liên quan đến vị trí việc làm thủ quỹ

Mỗi một doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin việc làm cụ thể, chi tiết nhất về nhiệm vụ cần thực hiện cho người thủ quỹ mà họ muốn tuyển. Trong đó có những nhiệm vụ chung và những nhiệm vụ là yêu cầu riêng của đơn vị đó, phải qua trao đổi  trực tiếp trong buổi phỏng vấn hay trong quá trình nhận việc làm thì mới nắm rõ được. Còn nếu như trường hợp để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn ứng tuyển thì tốt nhất, bạn vẫn nên nắm chắc chắn những nhiệm vụ cơ bản mà ở bất cứ đâu, bất cứ doanh nghiệp nào người thủ quỹ cũng sẽ phải đảm đương.

Ngay sau đây là bản mô tả công việc thủ quỹ đầy đủ những yếu tố cơ bản nhất mà Phượng đã tìm hiểu, chắt lọc rất kỹ từ nhiều nhà tuyển dụng lớn trên website timviec365.vn. Chúng sẽ trở thành nguồn tư liệu cần thiết, quan trọng để bạn tự tin tham gia phỏng vấn, đặc biệt, nó cũng có ý nghĩa đối với những nhà nhân sự còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và nhất là mới bước chân vào công ty và được nhận nhiệm vụ tuyển dụng vị trí này thì hãy tham khảo ngay nội dung bên dưới nhé.

Click ngay để: Tìm hiểu chi tiết hơn về lương thu ngân tại đây!

2. Khám phả bản mô tả công việc thủ quỹ

Thực chất, trong mỗi thông tin tuyển dụng chúng ta đều nhìn nhận thấy rằng, mỗi nhiệm vụ mà công ty yêu cầu ứng viên thực hiện khi trở thành nhân viên của họ chỉ được thể hiện qua một dấu gạch đầu dòng khá gọn gàng, đôi khi chỉ cần lướt qua chỉ vài ba giây là bạn có thể nắm được cơ bản số nhiệm vụ sẽ cần phụ trách. Tuy nhiên, Phượng tin rằng, trong tất cả, vẫn sẽ có những người không hiểu rõ nhiệm vụ đó là như thế nào. Vì vậy, dù bạn đọc ở đây có là một ứng viên hay một nhà tuyển dụng đi chăng nữa thì cũng cần phải có những lý giải cần thiết đủ để hiểu mỗi nhiệm vụ cơ bản trong bản mô tả công việc thủ quỹ là như thế nào. Do vậy, Phượng thấy rằng sẽ rất cần thiết để bạn phải đọc hiểu từng nội dung công việc cụ thể cho vị trí này. Đọc ngay những phân tích dưới đây để nắm chắc chắn trong từng nhiệm vụ quan trọng của việc làm thủ quỹ nhé.

Việc làm thủ quỹ

2.1. Nhân viên thủ quỹ với nhiệm vụ thanh toán

Công ty nào cũng sẽ diễn ra những giao dịch, đó có thể là giao dịch mà hầu hết là giao dịch về thanh toán, trao đổi hàng hóa. Lúc này bộ phận thu chi sẽ là người đứng ra lo thu chi, thanh toán cho các đơn hàng mà công ty nhận về. Đơn giản như việc một doanh nghiệp nào đó chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất, dù có cung cấp mặt hàng ra thị trường và thu về lợi nhuận nhưng công ty đó vẫn sẽ phải bỏ ra những khoản tài chính cho việc nhập nguyên liệu. Từ khâu này, người thủ quỹ đã phải tham gia vào với vai trò của một người thanh toán, chi trả tiền mặt cho đối tác cung cấp nguồn nguyên liệu.

Mô tả chi tiết công việc thủ quỹ
Mô tả chi tiết công việc thủ quỹ

Cùng với việc thanh toán, nhân viên thủ quỹ sẽ phải kiểm soát, kiểm tra lại toàn bộ các loại giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến thu chi, thanh toán; đảm bảo mọi yếu tố ràng buộc về giao dịch của doanh nghiệp với các bên tham gia như yêu cầu chữ ký đầy đủ, nắm bắt thông tin chứng minh thư của người trực tiếp tham gia giao dịch, giấy giới thiệu,… Những yếu tố này sẽ giúp người thủ quỹ có căn cứ xác thực để đảm bảo quá trình thanh toán diễn ra đảm bảo, minh bạch.

Việc làm kế toán thanh toán

2.2. Quản lý mọi hoạt động tài chính, thu chi trong công ty

Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc về số tiền quỹ chung của công ty do ai đảm nhận, liệu có phải là do người đứng đầu làm việc đó vì họ mới là người có quyền quyết định. Nhưng không, đơn vị nào cũng sẽ có bộ máy tổ chức riêng với nhiều phòng ban, mỗi phòng sẽ được giao nhiệm vụ khác nhau và trong số đó, không thể thiếu đi bộ thủ quỹ. Nếu như ví doanh nghiệp là một thanh gươm sắc bén thì thủ quỹ có lẽ sẽ khiến người ta liên tưởng tới vị trí đằng chuôi , dù đứng phía sau nhưng lại chính là nền tảng vững chắc cho toàn bộ thanh gươm có thể phát huy độ sắc bén của mình.

Nhiệm vụ trong mô tả công việc nhân viên thủ quỹ
Nhiệm vụ trong mô tả công việc nhân viên thủ quỹ

Có nghĩa là, không phải cứ là người đứng đầu doanh nghiệp thì sẽ phải cầm tài chính mà việc đó được giao cho thủ quỹ. Khi công ty cần tài chính chi trả cho tất cả các hoạt động về nhân viên, nhu cầu văn phòng phẩm hay các khoản chi phí phát sinh khác thì sẽ làm biên bản đề xuất rõ ràng để gửi lên ban lãnh đạo và bộ phận thủ quỹ sẽ xuất tiền mặt để chi trả cho mọi hoạt động đó khi ban lãnh đạo phê duyệt. Toàn bộ những hoạt động này đều phải có chứng từ thu chi rõ ràng, phiếu xác nhận thanh toán và người thủ quỹ sẽ lưu trữ lại.

2.3. Phối hợp với bộ phận kế toán giải quyết các vấn đề về tài chính

Cụ thể với nhiệm vụ này người thủ quỹ sẽ phối hợp cùng với kế toán tổng hợp để tính toán ra số dư tồn quỹ. Mục đích này chủ yếu hướng tới việc phục vụ hoàn thành các mục tiêu kinh doanh, đảm bảo về vấn đề lương thưởng, chế độ bảo hiểm, các chế độ phúc lợi cho nhân viên. Cùng đảm đương những nhiệm vụ liên quan đến vấn đề tài chính doanh nghiệp nhưng thủ quỹ và kế toán là hai vị trí, hai bộ phận phòng ban hoàn toàn khác nhau. Phượng nghĩ sẽ có không ít bạn trẻ đánh đồng hai khái niệm này làm một vì chưa hiểu rõ bản chất của từng nhiệm vụ. Nhưng nếu đã đọc đến đây thì có lẽ, bạn cũng sẽ ý thức phân biệt rách ròi và tìm hiểu rõ hơn hai vị trí này, nhất là khi Phượng lại đang cung cấp đến bạn những thông tin mô tả công việc thủ quỹ cơ bản nhất, sẽ dễ dàng để cho bạn phân biệt được thủ quỹ với kế toán. Khi hai bộ phận này kết hợp với nhau thì rất nhiều vấn đề về tài chính sẽ được giải quyết một cách triệt để, đặc biệt là tìm ra những định hướng hoàn hảo hơn cho việc kinh doanh của công ty.

Nhân viên thủ quỹ làm những công việc gì?
Nhân viên thủ quỹ làm những công việc gì?

Mỗi một thủ quỹ đều sẽ phải hoàn thành thật tốt 3 nhiệm vụ cơ bản này. Ngoài ra, tùy vào từng doanh nghiệp và yêu cầu cụ thể mà bạn sẽ có nhiệm vụ khác. Thông thường những thông tin tuyển dụng được đăng tải trên timviec365.vn đều được xây dựng một hệ thống mô tả công việc thủ quỹ đầy đủ tiện cho bạn trong quá trình theo dõi, nhưng cũng có những đơn vị yêu cầu ứng viên sẽ trao đổi thêm về mô tả trong quá trình phỏng vấn hoặc thử việc. Nhưng chắc chắn trong số đó luôn xuất hiện 3 nhiệm vụ cơ bản trên, biết trước và hiểu rõ mục đích của từng nhiệm vụ sẽ giúp bạn chủ động định hướng việc làm và chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn xin việc.

Ngoài những thông tin về nhiệm vụ việc làm, trong tin tuyển dụng còn đưa ra rất rõ ràng những yêu cầu cần thiết mà công ty mong muốn ở ứng viên. Vậy với vị trí việc làm thủ quỹ thì doanh nghiệp muốn ứng viên của mình đáp ứng điều gì?

Việc làm kế toán vật tư

3. Yêu cầu công việc thủ quỹ

Về vấn đề chuyên môn, một ứng cử viên cho vị trí thủ quỹ sẽ không bị đòi hỏi quá cao. Bạn chỉ cần tốt nghiệp từ hệ cao đẳng, thậm chí có những nơi tuyển dụng lơi lỏng hơn thì chấp nhận cả những sinh viên trung cấp chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc các chuyên ngành có liên quan đến vị trí này. Những kiến thức bạn được đào tạo sẽ giúp bạn dễ dàng làm việc với những con số và tiền bạc.

Yêu cầu cơ bản đối với nhân viên thủ quỹ
Yêu cầu cơ bản đối với nhân viên thủ quỹ

Không nhất thiết phải có kinh nghiệm ở vị trí này, ngay cả khi bạn đã từng làm kế toán, kiểm toán hay nhân viên tài chính ở doanh nghiệp khác thì bạn cũng có thể ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng thủ quỹ. Nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những người có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn những sinh viên vừa mới tốt nghiệp. Nhưng đừng lo, đó chỉ là một ghi chú trên tin tuyển dụng, còn nhiệm vụ của bạn là sẽ phải thể hiện bản thân mình thật tốt, thật chuyên nghiệp khi ứng tuyển và phỏng vấn để dù có là sinh viên mới ra trường thì nhà tuyển dụng vẫn sẽ ấn tượng và phải tuyển dụng bạn.

Một yêu cầu cực kỳ quan trọng mà bất kể nhà tuyển dụng nào cũng sẽ ưu tiên trên hàng đầu khi tuyển dụng nhân sự thủ quỹ đó chính là yêu cầu về tính cách với sự tỉ mỉ, cẩn thận. Thứ nhất, với vai trò tương đương như cán chuôi của thanh gươm sắc bén, thủ quỹ cần phải cẩn thận để thanh gươm luôn chắc chắn. Thứ hai, bởi vì nhiệm vụ của họ liên quan hoàn toàn đến tiền bạc, tài chính và các chứng từ quan trọng cho nên sự tỉ mỉ sẽ giúp người thủ quỹ luôn thận trọng để đảm bảo không xảy ra sai sót. Nếu bạn chắc chắn là một người tỉ mỉ thì đó cũng là một điểm cộng, lợi thế cho bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.  

Những yêu cầu của việc làm thủ quỹ trong bản mô tả công việc
Những yêu cầu của việc làm thủ quỹ trong bản mô tả công việc

Ngoài ra, những yêu cầu về tin học văn phòng hay khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản cũng là yếu tố mà ứng viên ứng tuyển vị trí thủ quỹ cần thể hiện. Và chúng chắc chắn sẽ được vạch ra trong bản mô tả công việc.

Việc làm kế toán tổng hợp

4. Mức lương dành cho thủ quỹ viên

Các chuyên gia tuyển dụng, hỗ trợ việc làm tại timviec365.vn tính toán ra rằng, một nhân viên thủ quỹ có cơ hội nhận mức lương trung bình khoảng 7 triệu mỗi tháng. Mức lương của vị trí việc làm này sẽ dao động trong khoảng từ 6 triệu cho đến 8 triệu đồng. Đây được đánh giá là mức lương «an toàn» để đảm bảo cho họ có được một cuộc sống đầy đủ. Thủ quỹ cũng được nhận định là một vị trí hấp dẫn mà nhiều người theo đuổi, thêm vào đó nhu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng vị trí này cũng cao cho nên sẽ hứa hẹn đến người tìm việc rất nhiều cơ hội việc làm.

Không dễ để tìm kiếm được một vị trí phù hợp nhất mặc dù ngoài thị trường có không biết bao nhiêu vị trí mời gọi. Có thể do bạn chưa biết cách hoặc có thể bạn bị giới hạn về khả năng tiếp cận nhà tuyển dụng. Nhưng tất cả những điều đó sẽ được giải quyết một cách hoàn hảo nếu như bạn tìm kiếm các mô tả công việc thủ quỹ ngay trên timviec365.vn. Lúc này, điều tuyệt vời nhất mà bạn có thể cảm nhận rõ ràng đó chính là những thông tin mô tả công việc thủ quỹ rõ ràng, chi tiết giúp dễ dàng lựa chọn. Kèm theo đó là những gợi ý phù hợp được gửi tới từ hệ thống dựa trên những dữ liệu tìm kiếm của bạn. Những tính năng hoàn hảo, thông minh tại timviec365.vn sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm thấy nhà tuyển dụng tiềm năng và ứng tuyển thành công vị trí thủ quỹ này. Và nếu muốn biết sự hoàn hảo, thông minh đó như thế nào thì bạn hãy trực tiếp trải nghiệm tại đây nhé.

Tuyển dụng

Cơ hội việc làm thủ quỹ hấp dẫn tại timviec365.vn
Cơ hội việc làm thủ quỹ hấp dẫn tại timviec365.vn

Những thông tin trên đây tuy không dài nhưng Phượng nghĩ nó đã đủ cung cấp cho bạn một bản mô tả công việc thủ quỹ đầy đủ, hoàn chỉnh. Qua đó, bạn sẽ hiểu hơn về vị trí này cũng như có được những định hướng cần thiết để ứng tuyển thành công. Timviec365.vn sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng bạn cho đến khi chắc chắn bạn đã sở hữu được một công việc thủ quỹ phù hợp. Đối với những người làm về tuyển dụng, hãy tham khảo mẫu mô tả công việc thủ quỹ dưới đây để dễ dàng xây dựng một tin tuyển dụng hoàn hảo cho bài viết này. 

MẪU MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỦ QUỸ.doc

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;