Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tourette là bệnh gì? Hội chứng có nguy hiểm đến tính mạng không?

Tác giả: Nguyễn Tú Anh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 07 năm 2022

Theo dõi timviec365 tại google new

Tourette là một hội chứng kéo dài liên quan tới những rối loạn của hệ thần kinh. Nếu có thể can thiệp điều trị kịp thời, bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm nhẹ các triệu chứng của hội chứng kỳ lạ này. Vậy Tourette là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết hội chứng quái ác này là gì? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

1. Tourette là bệnh gì?

Nói một cách chính xác nhất, Tourette không phải là một bệnh, Tourette là một hội chứng - những triệu chứng và dấu hiệu bệnh tương quan trong một tình trạng bệnh nhất định và không bó buộc với một căn bệnh nào đó. Nghĩa là: hội chứng Tourette xảy ra không bắt nguyền từ những bất thường trong hoạt động sống của các bộ phận trong cơ thể, đó là một loạt những triệu chứng không rõ nguyên nhân xảy ra đồng thời bắt nguồn từ những rối loạn trong hệ thần kinh.

Hội chứng Tourette thường khởi phát ở trẻ em và thanh thiếu niên
Hội chứng Tourette thường khởi phát ở trẻ em và thanh thiếu niên

Hội chứng Tourette không phải là một bệnh thoái hóa dần, thứ có thể làm hao mòn sự sinh trưởng và phát triển của con người. Người mắc Tourette hoàn toàn không chịu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và có khả năng sống thọ như một người với tình trạng sức khỏe bình thường. Hội chứng này thường khởi phát ở trẻ em và thanh thiếu niên (trong độ tuổi từ 2 tới 21) và có thể kéo dài tới suốt đời, tuy nhiên, khi lớn lên, hội chứng sẽ có những dấu hiệu thuyên giảm hoặc biến mất, tùy trường hợp.

1.1. Tật máy cơ là gì?

Tật máy cơ (tic) là đặc điểm chính của Tourette và thường khiến nhiều người lầm tưởng tật máy cơ chính là hội chứng Tourette. Tật này gây ra những cơn co giật bắp thịt nhiều lần với tần suất và cường độ biến động khác nhau. Có hai loại tật máy cơ là tật vận động và tật phát âm. Trong khi tật vận động gây ra những cơn co giật bất thường thì tật phát âm khiến người bệnh phát ra những âm thanh hoặc từ ngữ không thể kiểm soát.

Tật máy cơ khiến người mắc bệnh khó kiểm soát
Tật máy cơ khiến người mắc bệnh khó kiểm soát

Bạn có thể hình dung hoạt động của tật máy cơ như những cơn nấc, bạn khó có thể kiểm soát và chúng diễn ra liên tục. Nhưng thay vì chỉ xảy ra do hoạt động “không kiềm chế” của cơ hoành và cơ liên sườn, tật máy cơ khiến người bệnh hoạt động không thể kiểm soát ở một hoặc nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể.

1.2. Phân loại tật máy cơ

Những người bệnh có mức độ bệnh khác nhau sẽ dẫn tới những triệu chứng đơn giản hoặc phức tạp tương ứng. 

Ở mức độ nhẹ, tật máy cơ vận động sẽ gây ra những cử động bất thường trên khuôn mặt và vùng vai như nhăn mặt, nhún vai, lắc đầu. Trong khi đó, tật máy cơ phát âm khiến người bệnh phát ra những âm thanh khó chịu như hắng giọng, rên rỉ, kêu, la hét.

Tật máy cơ ở thể nhẹ thường chỉ ảnh hưởng tới vùng mặt và vai
Tật máy cơ ở thể nhẹ thường chỉ ảnh hưởng tới vùng mặt và vai

Tật máy cơ vận động mức độ nặng, người bệnh sẽ không thể kiểm soát hành động của các bộ phận trên cơ thể. Cử động tay chân của họ thường xuyên bị rối loạn, những cơn co giật khiến họ không thể cầm một cốc nước hay bê một nồi canh mà không làm đổ ra sàn. Ngoài ra, họ còn thường xuyên phải di chuyển “không cố ý”, va vào mọi người và các đồ vật xung quanh, thậm chí tự làm thương bản thân mình mà không dừng lại được.

Trong khi đó, tật máy cơ âm thanh khi chuyển biến nặng sẽ khiến cho người bệnh không thể kiểm soát ngôn từ hoặc gặp những rối loạn trong giao tiếp. Nhiều người gặp khó khăn trong nỗ lực kể một câu chuyện đơn giản, họ liên tục lặp lại lời của bản thân nhiều lần hoặc lặp lại lời của người khác. Ngoài ra, nhiều người còn liên tục phát ra những câu nói không có ý nghĩa, kỳ dị, hoặc tuôn ra một tràng chửi thề cùng những từ ngữ khiếm nhã.

1.3. Các triệu chứng của Tourette

Người mắc Tourette sẽ không xuất hiện tất cả các triệu chứng. Tuy nhiên, mức độ cũng như tình trạng sẽ diễn biến khó lường và thay đổi từng ngày, khi thì nặng, lúc lại nhẹ, khó kiểm soát và điều trị.

1.3.1. Triệu chứng đầu tiên

Những triệu chứng đầu tiên thường khởi phát ở trẻ em. Ở mức độ nhẹ, Tourette rất khó nhận biết khi chỉ xuất hiện dưới dạng những cơn co giật nhẹ như lắc đầu, nháy mắt… hoặc phát ra những tiếng động khó chịu như chép miệng, khụt khịt. Trẻ em mắc Tourette cũng khó có thể tập trung và thường mất kiểm soát hành vi. Những dấu hiệu trên thường bị phụ huynh nhầm lẫn với tình trạng trẻ nghịch hay hiếu động, dẫn đến việc hội chứng trở nặng, cản trở quá trình điều trị.

1.3.2. Triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng về tật máy cơ, người mắc Tourette cũng có thể mắc một số vấn đề khác liên quan tới sức khỏe tinh thần như:

- Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Người mắc chứng bệnh này thường bị ám ảnh quá mức với việc trở nên hoàn hảo hay gọn gàng, ngăn nắp. Họ có thôi thúc phải làm đi làm lại một vài hành động nào đó hoặc thực hiện một công việc cho tới khi hoàn hảo.

OCD cũng là một hậu quả của Tourette
OCD cũng là một hậu quả của Tourette

- Chứng rối loạn mất tập trung (tăng động giảm chú ý): Người mắc bệnh khó có thể ngồi yên một chỗ hay tập trung hoàn toàn vào công việc. Trẻ em mắc bệnh thường rất nghịch ngợm, khó dạy bảo, liên tục chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác và phải thường xuyên được giám sát bởi người lớn.

- Ngoài ra còn có một số vấn đề về tâm lý như trầm cảm, mặc cảm, ngại giao tiếp do sự xa lánh và trêu đùa của những người xung quanh. Một số vấn đề trong học tập cũng đáng lo ngại như chứng khó đọc, khó nhận thức, chữ viết nguệch ngoạc.

1.3.3. Người mắc Tourette có thể kìm nén triệu chứng không?

Người mắc Tourette có thể kìm nén triệu chứng trong một vài trường hợp nhất định như khi ở nơi công cộng. Tuy nhiên, họ luôn tồn tại một thôi thúc trong cơ thể phải thực hiện các cơn co giật và khi sự đè nén của người bệnh đã đạt tới giới hạn, sự trì hoãn chỉ khiến cơn bộc phát triệu chứng trở nặng và liên tục hơn. Tật máy cơ sẽ trở nặng khi người bệnh có tâm lý căng thẳng hoặc hồi hộp và sẽ giảm bớt khi họ được thư giãn.

Kìm nén triệu chứng chỉ làm cơn bộc phát trở nặng
Kìm nén triệu chứng chỉ làm cơn bộc phát trở nặng

2. Chẩn đoán và chữa trị bệnh Tourette

2.1. Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác của Tourette. Họ chỉ có thể tìm thấy sự liên quan trong những biến dưỡng bất thường ở một vài hoạt chất trong não, hệ thần kinh.

Nguyên nhân chủ yếu để xác định bệnh Tourette là yếu tố di truyền. Gen này được truyền từ cha mẹ sang con cái với tỉ lệ 50%. Nhiều người có chứa gen nhưng xuất hiện dưới trạng thái ngủ, không gây ra triệu chứng. Tourette mang tính di truyền theo gen trội, những thành viên trong gia đình sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau với mức độ khác nhau.

Tourette di truyền theo gen trội
Tourette di truyền theo gen trội

2.2. Chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị Tourette

Hiện nay, chưa có một phương pháp chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị đặc thù cho căn bệnh tai quái này. Các bác sĩ chỉ có thể quan sát các triệu chứng bệnh và thực hiện các xét nghiệm có liên quan (điện não đồ: EEG, chụp cắt lớp CAT hoặc xét nghiệm máu)  để loại trừ khả năng của những căn bệnh khác có triệu chứng gần giống Tourette. 

Dù chưa có phương pháp điều trị cụ thể nhưng người bệnh có thể dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng của Tourette. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích bởi chuyên gia vì loại thuốc này gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, người mắc Tourette cũng có thể thực hiện các liệu pháp điều trị tâm lý để giảm bớt triệu chứng bệnh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh câu hỏi Tourette là bệnh gì mà Timviec365.vn muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh Tourette cũng như cách phát hiện và phòng ngừa bệnh.

ADN và DNA là gì? Những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về ADN

Nếu bạn quan tâm tới những thông tin trong lĩnh vực sinh học, hãy tìm hiểu thêm những thông tin trong bài viết về ADN và DNA. 

ADN và DNA là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý