Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Vải Chiffon là vải gì và đặc điểm của chất liệu vải Chiffon

Tác giả: Phạm Hà

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Vải Chiffon là một loại chất liệu không quá xa lạ. Trong lĩnh vực thời trang, đây là một loại vải nổi tiếng, thường được sử dụng để làm các bộ sang trọng và tinh tế. Vậy vải chiffon là vải gì? Vải Chiffon có những ưu, nhược điểm gì? Cùng timviec365.vn tìm hiểu về vải Chiffon ở ngay dưới đây bạn nhé!

1. Thông tin cơ bản về chất vải Chiffon

1.1. Vải Chiffon là vải gì

Chất liệu Chiffon là một loại vải thoi đơn giản với phần lưới được dưới dạng bán lưới đem cho sản phẩm sự sang trọng và vô cùng quyến rũ. Nhìn thoáng, chúng ta sẽ rất dễ nhầm tưởng vải Chiffon là vải ren nhưng nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy các lỗ hổng được may khít hơn rất nhiều.

Chiffon mang đặc tính nhẹ và rất trong suốt. Chúng được tạo nên bởi nhiều loại nguyên liệu khác nhau như sợi nhân tạo, sợi cotton, sợi tơ lụa hay sợi tự nhiên. Điều này sẽ đem đến vải Chiffon một cảm giác thoáng khí và vô cùng dễ chịu.

Hiện nay, vải Chiffon được các nhà thiết kế cải tiến và biến tấu thành nhiều kiểu khác nhau. Hầu hết, các kiểu này thường được làm từ sợi Polyester hay Nylon nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người.

Vải Chiffon là vải gì
Vải Chiffon là vải gì?

1.2. Vải Chiffon được ra đời như thế nào?

Vải Chiffon có nguồn sơ khởi từ nước Pháp, có nghĩa là chất vải mềm. Vải Chiffon đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1700 trên khắp châu Âu và thường được sử dụng trong giới quý tộc, là biểu tượng của sự giàu có, địa vị cao trong xã hội.

Từ đầu thế kỷ 19, vải Chiffon chủ yếu được làm từ lụa, do đó có giá rất đắt và hiếm có. Chính vì vậy mà chất liệu này thường phục vụ chủ yếu cho giới quý tộc.

Đến đầu những năm thập niên 30 của thế kỷ XX, vải Chiffon bắt đầu được thử nghiệm để sản xuất bằng chất liệu nylon. Điều này sẽ giúp cho chất liệu hạ giá thành và có thể tiếp cận với mọi tầng lớp người tiêu dùng.

Sau khoảng 20 năm, vải Chiffon được thay đổi và sản xuất bằng chất liệu Polyester. Nhờ đó, chất lượng của Chiffon lại tiếp tục được nâng cao nhưng vẫn được giá thành vừa đủ để bất kỳ ai cũng có thể sở hữu được chúng.

Nguồn gốc của vải Chiffon
Vải Chiffon đã xuất hiện trên thế giới hơn 300 năm

2. Cách phân loại chất liệu vải Chiffon

2.1. Phân loại Chiffon theo chất liệu vải

Chất liệu Chiffon từ tự nhiên: chất liệu lụa và satin là 2 chất liệu đầu tiên để làm nên vải Chiffon. Được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên, vải Chiffon có được độ bóng mượt, thoáng khí và cực kỳ thoải mái. Chính sự bóng bẩy của lụa đã giúp vải Chiffon trở nên quý phái nhưng có giá thành cực kỳ đắt đỏ.

Chất liệu Chiffon từ nhân tạo: Đây là một trong những chất liệu vải Chiffon phổ biến nhất hiện nay. Thông thường, vải Chiffon có nguồn gốc từ nhân tạo sẽ được làm nên từ các sợi như sợi tổng hợp, sợi polyester hay sợi nylon.

Mặc dù vải Chiffon nhân tạo có màu sắc không đẹp bằng tự nhiên nhưng bù lại, chúng rất bền và chắc. Mặt khác, vải Chiffon nhân tạo còn cực kỳ đa dạng với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau. Đặc biệt có giá thành khá rẻ, phục vụ nhu cầu của mọi tầng lớp người tiêu dùng.

2.2. Phân loại vải Chiffon theo kết cấu

Nếu phân loại theo kết cấu, vải Chiffon sẽ được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau, bao gồm:

Vải Chiffon ngọc trai: nguyên liệu của loại vải này là sợi PE, được phủ lớp bề mặt giúp tạo hiệu ứng ánh sáng đẹp và ấn tượng.

Vải Chiffon Crepe: loại Chiffon này khá giống lụa, bề mặt có độ nhám vô cùng độc đáo. Chúng được sử dụng để may chân váy nhằm tạo nên sự bồng bềnh. Ngoài ra, chất liệu này còn được dùng để may khăn quàng gọi là khăn voan.

Vải Chiffon hoa nhí: loại vải này còn được biết đến với cái tên Jacquard Chiffon. Vải Chiffon hoa nhí cực kỳ mỏng và thoáng khí kết hợp với gam màu lục rất đặc trưng, họa tiết in chìm. Điều này đã tạo được ấn tượng sâu sắc cho người sử dụng.

Vải Chiffon với lurex: đây là loại vải Chiffon đẹp nhất, được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng.

Vải Chiffon giả lụa: loại vải này khá trơn, có độ mỏng và có một mặt bóng như lụa, mặt còn lại thì khá nhám. Đây là một trong những kiểu dáng vải được sử dụng phổ biến nhất trong ngành may mặc.

Phân loại vải Chiffon theo kết cấu
Vải Chiffon có kết cấu dạng bán lưới

3. Đặc điểm của vải Chiffon

3.1. Vải Chiffon có những ưu điểm gì?

Chiffon là một loại vải được tạo nên từ rất nhiều chất liệu khác nhau nên chúng mang trong mình những ưu điểm của cả sợi tự nhiên và nhân tạo. Cụ thể, ưu điểm của vải Chiffon như sau:

An toàn cho da: vải Chiffon được sản xuất từ các sợi có nguồn gốc thực vật và tổng hợp nên không gây dị ứng cho làn da.

Sự mềm mại, mỏng nhẹ, thoáng khí và trong suốt: đây chính là những đặc tính nổi bật của vải Chiffon khiến các chị em luôn thấy sự hài lòng khi lựa chọn trang phục từ chất liệu này.

Độ bền cực tốt: độ bền của vải Chiffon vượt trội hơn hẳn so với vải ren hay lụa.

Mẫu mã đa dạng, chất liệu phong phú: nhờ sự đa dạng về chất liệu mà khách hàng có thể lựa chọn rất loại vải Chiffon khác nhau.

Xem thêm: Chất vải poly là gì? Ứng dụng hữu ích trong đời sống với vải poly

Ưu điểm của vải Chiffon
Vải Chiffon đem lại sự trang nhã

3.2. Vải Chiffon có nhược điểm gì?

Mặc dù mang trong mình rất nhiều ưu điểm thu hút người sử dụng nhưng vải Chiffon vẫn có những nhược điểm sau:

Mặc dù, vải Chiffon rất mềm mại, thanh lịch và thướt tha nhưng chất liệu này rất dễ bị chảy hay móc rách. Mặc khác, vải Chiffon khá mỏng khiến chất liệu rất dễ bị bám bẩn, khó làm sạch để vệ sinh. Đồng thời, chất liệu này cũng dễ mất màu khi phơi dưới ánh nắng trực tiếp.

Thông thường, vải Chiffon được làm từ sợi tổng hợp nên xảy ra tình trạng người ngoài nhìn vào có vẻ mát nhưng thực ra mang đến cảm giác nóng cho người mặc. Cùng với đó, độ cứng của vải Chiffon không được tốt khiến vải rất dễ giãn, đường khâu bị rách.

Vải Chiffon còn có nhược điểm nữa là gây nên sự khó khăn trong quá trình thiết kế. Bởi vì vải rất mỏng và trơn, nhất là các công đoạn may và cắt vải. Trong trường hợp được dùng để may áo cần có lớp bảo hộ bên trong để tạo nên sự hài hòa.

4. Vải Chiffon được ứng dụng trong thực tiễn thế nào?

Vải Chiffon là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến nhất trong đời sống. Chúng ta có thể đề cập đến các ứng dụng phổ biến như:

Trang phục hàng ngày: với đặc tính bồng bềnh do vải Chiffon mang lại, các nhà thiết kế có thể làm nên các bộ trang phục như đầm, váy xòe,… Ngoài ra, chúng còn được dùng làm áo sơ mi hay bộ cánh công sở.

Trang phục đám cưới: những chiếc váy, đầm cưới được tạo nên từ chất vải Chiffon giúp cho người mặc có được cảm giác của sự mềm mại nhưng cũng không kém phần sang trọng.

Phụ kiện trang phục: vải Chiffon được thiết kế và làm nên các loại phụ kiện cực kỳ bắt mắt và hợp thời trang như ruy băng, khăn choàng, khăn tay, các bộ đồ lót,…

Trang trí nội thất: rất nhiều sản phẩm làm từ chất liệu Chiffon được dùng làm đồ trang trí, có thể kể đến như trong các đám cưới, buổi với các đồ vật tiêu biểu như khăn trải bàn, rèm cửa,…

Rèm cửa cho căn phòng: vải chiffon cũng được rất nhiều nhà thiết kế lựa chọn để làm nên các bộ rèm cửa đẹp mắt và vô cùng quyến rũ cho căn phòng. Đặc biệt là những căn hộ có cửa sổ lớn hay cửa ban công thường sử dụng rèm cửa Chiffon để tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.

Ứng dụng của vải Chiffon
Vải Chiffon được dùng làm khăn trải bàn

5. Các bảo quản chất liệu vải Chiffon

Để có thể giữ được vẻ đẹp và tăng tuổi thọ của vải Chiffon, bạn nên chú ý các cách làm sau:

Giặt sản phẩm Chiffon ngay mà không cần phải ngâm trong nước.

Trong trường hợp giặt bằng máy, bạn nên sử dụng túi giặt chuyên dụng và lộn mặt trái ra ngoài để giảm thiểu sự cọ xát quá mạnh.

Không nên sử dụng các chất tẩy rửa bởi có thể khiến vải Chiffon bị mất màu, pha hỏng kết cấu sợi vải.

Trong khi phơi, bạn chỉ nên bóp nhẹ và phơi ở chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng quá gắt.

Để giúp trang phục vẫn giữ nguyên hình dáng, bạn nên giữ mặt vải luôn phẳng và không để vướng vào các vật sắc nhọn.

Cách bảo quản vải Chiffon
Vải Chiffon không cần phải ngâm xà phòng

Tóm lại, vải Chiffon là một loại vải đẹp mắt, luôn mang đến cho chị em phong cách thời trang rất thời thượng. timviec365 tin rằng những lời chia sẻ của bài viết đã giúp bạn hiểu được vải Chiffon là vải gì để từ đó biết cách ứng dụng các bộ trang phục vào đời sống hàng ngày.

Vải đen gọi là gì? Vải đen được sử dụng thế nào trong đời sống?

Vải đen luôn tạo ấn tượng với người đối diện bởi sự lôi cuốn và bí ẩn. Cùng phân tích chất liệu vải đen ở trong bài viết sau bạn nhé!

Vải đen gọi là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;